Những đề xuất nâng cao chất lượng của công tác truyền thông quốc tế

Một phần của tài liệu TRUYỀN THÔNG QUỐC tế TRONG bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN bảo VIỆT NAM LIÊN hệ CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN về BIỂN ĐÔNG của TRUNG QUỐCGOI GIAO TIU LUN mon hc d (Trang 37 - 41)

IV. Các giải pháp đẩy mạnh truyền thông quốc tế để đấu tranh dư luận, thuyết

3. Những đề xuất nâng cao chất lượng của công tác truyền thông quốc tế

Từ những kết quả đã đạt được, đồng thời triển khai thực hiện một số giải pháp quan trọng, đồng bộ trong thời gian tới sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Sau đây là những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của công tác truyền thông quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia:

Thứ nhất, thiết lập bộ phận chuyên trách xử lý khủng hoảng truyền thông, đặc

biệt là truyền thông quốc tế. Thành lập các Tổ tác chiến chuyên theo dõi, xử lý khủng hoảng truyền thông để hạn chế thấp nhất nguy cơ và rủi ro của khủng hoảng. Tổ tác chiến nên có các thành viên nòng cốt gồm Người điều hành cấp cao nhất (Bộ trưởng), Người phụ trách cao nhất về truyền thông, Lãnh đạo phụ trách công tác truyền thông và báo chí của Bộ, Lãnh đạo cơ quan báo chí của Bộ, Vụ trưởng phụ trách lĩnh vực pháp chế, Lãnh đạo đơn vị chức năng quản lý chuyên môn liên quan trực tiếp đến vấn đề đang xảy ra khủng hoảng, và tùy từng trường

hợp sẽ bổ sung một số Lãnh đạo các đơn vị có liên quan đến khủng hoảng. Từ đó, cơng tác truyền thơng quốc tế có thể được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chặt chẽ và đáng tin cậy hơn.

Thứ hai, xây dựng hệ thống tài liệu tuyên truyền biển, đảo thống nhất về nội

dung, đa dạng về hình thức, phù hợp với yêu cầu của nhiều loại đối tượng khác nhau; nghiên cứu, tổng hợp các nội dung về cơ sở pháp lý, căn cứ lịch sử và thực tiễn trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xây dựng các phương án tuyên truyền phù hợp với các tình huống phức tạp có thể xảy ra trên Biển Đông và trong mối quan hệ với các nước láng giềng. Biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu tuyên truyền cần kịp thời, có giá trị, tạo hiệu ứng tốt; xây dựng các tài liệu tuyên truyền nội bộ để phổ biến tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, định hướng dư luận. Nghiên cứu, xây dựng phương hướng truyền thông quốc tế, nhắm tới các đối tượng trong và ngồi nước, từ đó có thể tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế.

Thứ ba, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đối ngoại về biển, đảo nhằm giữ gìn,

vun đắp mối quan hệ hữu nghị, hịa bình, hợp tác, cùng phát triển với các quốc gia trong khu vực, trên thế giới; thông qua truyền thông quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, quan tâm, ủng hộ, đoàn kết của cộng đồng quốc tế đối với cách thức giải quyết các vấn đề phức tạp trên Biển Đông cũng như quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch xoay quanh vấn đề chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, trao đổi, đối thoại với các cá nhân, tổ chức có nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ hoặc sai lệch quan điểm, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo, chủ quyền quốc gia dân tộc.

KẾT LUẬN

Truyền thơng quốc tế nói riêng và truyền thơng nói chung đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại ngày nay, nhất là trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia dân tộc. Để phát huy vai trị, hiệu quả của truyền thơng quốc tế trong công tác tuyên truyền biển, đảo, cần cung cấp thơng tin nhanh chóng, chính xác và tạo điều kiện tốt cho các cơ quan báo chí Việt Nam và nước ngồi. Bên cạnh đó, kiên quyết xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân đưa tin sai lệch về chủ trương, chính sách, lập trường của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề Biển Đông. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong việc sử dụng Internet, mạng xã hội nhằm thông tin, tuyên truyền sâu rộng, chính xác về biển, đảo Việt Nam. Trước những cơ hội tiềm năng và thách thức mới mà truyền thông quốc tế đem lại, công chúng cần hiểu biết được vai trị của mình trên mạng xã hội – nơi dịng chảy thơng tin là vô tận và không ngừng nghỉ.

Qua nghiên cứu, sinh viên đã phân tích những ảnh hưởng quan trọng của việc sử dụng truyền thông quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam thông qua các thành tựu và hạn chế mà truyền thông quốc tế đem lại. Liên hệ sâu sắc tới hoạt động tuyên truyền về Biển Đông tại Trung Quốc để từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, hiểu sâu sắc tình hình biển đảo của đất nước.

Nhận thức được tầm ảnh hưởng của truyền thông quốc tế đối với công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, sinh viên đưa ra những đề xuất về việc quản lí, sử dụng truyền thơng quốc tế nhằm đấu tranh dư luận, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân tại Việt Nam hoặc Việt kiều, sinh viên, những người đang sinh sống làm việc tại nước ngoài, đồng thời cũng chủ ý thuyết phục công chúng quốc tế trong việc công nhận chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

1. PGS.TS Lê Thanh Bình (2012), Giáo trình Đại cương Truyền thơng quốc tế, Nhà xuất bảnThông tin và Truyền thông, Hà Nội.

2. Bùi Hồi Sơn (2008), „„Phương tiện truyền thơng mới và những thay đổi văn

hoá xã hội ở Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội.

3. Nhật Đăng, „„Chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông đang bị thách

thức nghiêm trọng‟‟, https://tuoitre.vn, truy cập ngày 04/05/2020.

4. TS Trần Việt Thái, „„Bảo vệ chủ quyền biển đảo trong bối cảnh mới‟‟, Tạp

chí tổ chức nhà nước, https://tcnn.vn, truy cập ngày 07/05/2020.

5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương

Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 146

6. Ngọc Trương, Năm 2019: Cả nước đã giảm 18 cơ quan báo chí,

https://www.hcmcpv.org.vn, truy cập ngày 02/05/2020.

7. Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh, Thành tựu đối ngoại 2019: Bản

lĩnh và tinh thần Việt Nam, http://baochinhphu.vn, truy cập ngày

02/05/2020.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 192-193.

9. Học viện Ngoại giao (2016), Truyền thông quốc tế: Lý thuyết và thực tiễn,

XNB Thông tấn, Hanoi, tr. 119

10. Hồng Lan, Chính sách tuyên truyền về Biển Đông của Trung Quốc,

http://nghiencuubiendong.vn, truy cập ngày 01/05/2020.

11. Ngọc Mai, Trung Quốc lợi dụng Covid-19 để tuyên truyền „„đường lưỡi bò‟‟, https://thanhnien.vn, truy cập ngày 03/05/2020.

Tài liệu nước ngoài

1. Aina S. (2003). Global Communication And The Media Agenda. Abeokuta: Julian Publishers.

2. Etyan Gilboa (2005). “The CNN Effect: The Search for a Communication

Theory of International Relations”, Political Communication, Vol. 22, pp.

27–44.

3. Marc F. Plattner (2012). „„Media and Democracy: The Long View‟‟, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 4 (October), pp. 62-73.

4. Zayani, M. (2011), Media, cultural diversity and globalization: challenges

and opportunities, Journal of Cultural Diversity, v. 7, p. 48.

5. Hachten, William A., and James Francis Scotton (2017), The World News

Prism: Global Information in a Satellite Age. Malden, MA: Blackwell Pub.

6. McPhail, Thomas L (2010). Global Communication: Theories, Stakeholders,

and Trends. Chichester, West Sussex, U.K.: Wiley-Blackwell, p22.

7. McPhail, Thomas L (2010). Global Communication: Theories, Stakeholders,

and Trends. Chichester, West Sussex, U.K.: Wiley-Blackwell, p23.

8. Christopher Walker & Robert W. Orttung (2014). “Breaking the News: The Role of State-run Media”, Journal of Democracy, Vol. 25, No. 1, pp. 71-85.

Một phần của tài liệu TRUYỀN THÔNG QUỐC tế TRONG bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN bảo VIỆT NAM LIÊN hệ CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN về BIỂN ĐÔNG của TRUNG QUỐCGOI GIAO TIU LUN mon hc d (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)