Mơ hình tổ chức của phịng tín dụng cịn nhiều bất cập, chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CÓ BẢO HIỂM TỶ GIÁ TẠI EXIMBANK CN BÌNH DƯƠNG docx (Trang 55 - 56)

lượng thẩm định, giám sát, kiểm sốt ch ưa hiệu quả

Hiện nay, Eximbank Bình Dương cĩ 1 phịng tín dụng với 8 nhân viên tín dụng, trong đĩ hầu hết là nhân viên mới, số lượng nhân viên trên khơng đủ đảm

trách trên địa bàn kinh tế cĩ nhiều tiềm năng nh ư Bình Dương

Cán bộ tín dụng chưa được phân chia nhiệm vụ rõ ràng để cĩ thể chuyên phụ

trách 1 bộ phận khách hàng (cá nhân hay doanh nghiệp, theo khu vực, ngành nghề…). Nếu được chuyên về 1 bộ phận thì họ sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn, cĩ

điều kiện tìm hiểu về đối tượng mà mình phục vụ từ đĩ cĩ thể nâng cao trình độ

nghiệp vụ.

Trình độ nhân viên khơng đồng đều, chưa được đào tạo bài bản và hệ thống

mà chủ yếu là do kinh nghiệm của người trước truyền lại cho ng ười sau. Cán bộ tín dụng cĩ trách nhiệm cao, nh ưng tiền lương vẫn bằng các nhân viên phịng khác. Do tâm lý làm nhiều trách nhiệm nhiều, làm ít trách nhiệm ít, dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng thụ động trong cơng tác cho vay.

Chất lượng thẩm định cịn thấp: khi thẩm định cho vay căn cứ vào báo cáo

tài chính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời

gian nhất định là chưa đủ, chưa chính xác, chỉ nắm được thơng tin về một số chỉ tiêu khơng cĩ sự biến động nhiều như: doanh thu, tài sảncố định,… cịn các chỉ tiêu

khác như: luân chuyển vốn, tiền mặt, cơng nợ, phải thu, phải trả, hàng tồn kho, nợ ngắn hạn… khơng thể cập nhật kịp thời, chính xác trong từng thời điểm. Để khắc phục những hạn chế đĩ, yêu cầu doanh nghiệp lập báo cáo nhanh tình hình tài

chính, nhưng khơng th ể hiện hết tình hình tài chính và q trình hoạt động của

doanh nghiệp. Thẩm định hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng phần lớn dựa vào các thơng tin và các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp dẫn đến đánh giá sai lệch và tài trợ khơng chính xác.

Cơng tác kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay chưa chặt chẽ: việc theo dõi, giám sát tiền vay, đối chiếu số liệu, hồ s ơ, căn cứ chứng từ giải ngân ch ưa chặt chẽ, giám sát tình hình sử dụng vốn vay chưa được tiến hành thường xuyên,

đầy đủ. Cơ chế kiểm sốt mới chỉ chú trọng đến cơng tác kiểm tra, kiểm sốt xử lý,

bảo vệ vốn chứ chưa chú ý đến kiểm sốt tổng quát, cán bộ tín dụng kiêm luơn cơng tác kiểm tra, giám sát, chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kiểm tra, kiểm sốt nội bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CÓ BẢO HIỂM TỶ GIÁ TẠI EXIMBANK CN BÌNH DƯƠNG docx (Trang 55 - 56)