Thực hiện chính sách xã hội

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nho quan - ninh bình thời kỳ 1986 - 2000 (Trang 49 - 53)

6. Bố cục của khóa luận

3.4.Thực hiện chính sách xã hội

Nền kinh tế ngày càng phát triển và ổn định tạo điều kiện cho đất nước cũng như huyện Nho Quan thực hiện được những chính sách xã hội tốt hơn, nhất là đối với các gia đình thuộc đối tượng chính sách. Hằng năm đều giành 50 tấn gạo để cứu trợ. Nhiều xã xây nhà tìn nghĩa tặng các gia đình chính sách.

Chỉ đạo chặt chẽ các ngành thực hiện tốt các cuộc vận động "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa'', "xóa đói giảm nghèo". Các chính sách đối với gia đình liệt sỹ, với thương binh, bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng, người có công với đất nước được tổ chức thực hiện kịp thời. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa thực hiện tốt, có chất lượng. Các hoạt động nhân đạo được nhân dân hưởng ứng, trở thành phong trào quần chúng. Trong 5 năm 1991 - 1995, toàn huyện lập 508 sổ tiết kiệm tình nghĩa tặng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình Liệt sỹ, thương binh. Sửa chữa, xây dựng 13 nhà tình nghĩa. Trợ cấp 370 triệu đồng, hàng trăm tấn gạo cho các gia đình khó khăn.

Phong trào giúp nhau xóa đói giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả và chủ yếu là đẩy mạnh sản xuất, giúp nhau làm ăn.

Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa 108.600.000 đồng, tặng 1205 sổ tiết kiệm trị giá 171.500.000 đồng cho các gia đình chính sách, sửa chữa, xây dựng 14 nhà tình nghĩa và hỗ trợ làm nhà cho 84 gia đình thương binh, gia đình chính sách với tổng trị giá 240.500.000 đồng, sửa lại nghĩa trang liệt sỹ trị giá 1540 triệu đồng. Trợ cấp xã hội cho 1516 đối tượng với số tiền là 1844.032.000 đồng. Trong 5 năm (1996 - 2000) giải quyết cho 7882 hộ nghèo vay trên 11 tỷ đồng để phát triển sản xuất, xóa được 2161 hộ nghèo, hạ tỷ lệ đói nghèo từ 20 % (1996) xuống còn 10 % (2000). [3; 378] Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được ổn định và cải thiện rõ rệt. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện tạo bước chuyển rõ nét về kinh tế nông nghiệp.

Đất nước hòa bình, ổn định đến ngày hôm nay vẫn luôn luôn ghi nhớ và đền ơn những người đã có những hi sinh, cống hiến cho sự nghiệp của nước ta.

KẾT LUẬN

Nho Quan sau hơn 10 năm đổi mới (1986 - 2000) dưới sự lãnh đạo của

Đảng nhân dân Nho Quan đã tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ mà công cuộc đổi mới đề ra. Nhờ vậy mà đã đạt được nhiều thành tựu đưa Nho Quan thành một huyện phát triển hơn trước rất nhiều. Chứng tỏ những lối lãnh đạo của Đảng và trực tiếp là Đảng bộ huyện qua các Nghị quyết lần thứ XVIII, XIX, XX, XXI,XXII là đúng đắn.

1. Về kinh tế của huyện đạt được nhiều kết quả quan trọng, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vững chắc, sản lượng và năng suất không ngừng được nâng cao. Năm 1986 năng suất lúa mới chỉ đạt 18,8 tạ/ha thì tới năm 2000 năng suất đã lên tới 40,24 tạ/ha. Sở dĩ năng suất ngày càng tăng là do được áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng nhiều biện pháp canh tác thích hợp. Lâm nghiệp cũng được quan tâm tu bổ và phát triển rừng và các loại động vật quý, Nho Quan với vườn quốc gia Cúc Phương vẫn được quan tâm đúng mức tại đây có rất nhiều loài động vật quý hiếm vẫn được bảo tồn và phát triển. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh, phát huy được tiềm lực của huyện.

2. Với sự phát triển của nền kinh tế tác động đến mọi mặt của xã hội các mối quan hệ trong xã hội ngày càng được đẩy mạnh và gắn kết keo sơn như mối quan hệ làng xóm hay giữa các xã với nhau và đặc biệt là luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng trong tất cả các vấn đề. Thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống ngày cải được cải thiện, ổn định. Bộ mặt nông thôn từng bước được thay đổi. Hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa xã hội có những bước tiến bộ rõ rệt, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, lao động và việc làm đã từng bước được giải quyết. Các tiềm năng thế mạnh của huyện đang được khai thác sử dụng có hiệu quả. Hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được bảo đảm…

Như vậy, sau hơn 10 năm đổi mới với những thành tựu đã đạt được đã tạo đà cho huyện phát triển toàn diện cho những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên so với tiềm năng và thế mạnh vốn có của huyên thì sự phát triển này chưa tương

xứng. Nền kinh tế tuy có phát triển nhưng chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, chưa đạt chỉ tiêu, nền kinh tế con mang "tính thuần nông", khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện còn hạn chế. Năng suất, hiệu quả trong một số ngành kinh tế còn thấp, chưa tìm được giải pháp có tính đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tuy có bước tiến mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là trong chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp còn chậm hiệu quả kinh tế thấp, giá thành cao khó tiêu thụ. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, phân tán, chưa có mũi nhọn, kỹ thuật lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến nông sản, lâm sản có chất lượng cao để tiêu thụ trên thị trường.

Số lao động thiếu việc làm còn nhiều và có xu hướng tăng. Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm chưa được giải quyết đúng mức. Chất lượng khám chữa bệnh và y đức người thầy thuốc chuyển biến chậm. Tỷ lệ đói nghèo giảm nhưng chưa vững chắc. Các tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan chưa được đẩy lùi. Ở một số nơi năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của một số tổ chức còn chưa cao, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên chưa được quan tâm đầy đủ.

Với thực tiễn như vậy, Đảng bộ huyện Nho Quan tiếp tục quán triệt và nghiêm chỉnh thực hiện các Nghị quyết của Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), phát huy truyền thống nội lực và sức sáng tạo. Đảng bộ huyện, nhân dân tăng cường đoàn kết, tích cực phấn đấu, tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực hoạt động vì mục tiêu dân giàu nước mạn, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từng bước xây dựng Nho Quan giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng an ninh, nhân dân có đời sống ngày càng ấm no, văn minh hạnh phúc, vững bước tiến vào thế kỷ XXI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V", NXB sự thật, Hà Nội, 1982.

2. Đảng cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI", NXB Sự thật, Hà Nội, 1987.

3. Đảng cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII", NXB Sự thật, Hà Nội, 1991.

4. Đảng cộng sản Việt Nam, "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII", NXB Sự thật, Hà Nội, 1996.

5. PGS. Lê Mậu Hãn, "Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, 2004.

6. PGS. Lê Mậu Hãn (chủ biên), "Đại cương lịch sử tập 3", NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

7. Đỗ Mười, "Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội", NXB Chính trị quốc gia, 1996.

8. Đỗ Mười, "Chính sách khẳng định phát triển đường lối mới", NXB Chính trị quốc gia, 1989.

9. Đỗ Mười, "Tiếp tục đổi mới ổn định vững chắc tình hình tạo thế mạnh phát

triển hơn", NXB Chính trị quốc gia, 1991.

10. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nho Quan, "Lịch sử Đảng bộ huyện Nho Quan sơ thảo (1955 - 1975)".

11. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nho Quan, "Lịch sử Đảng bộ huyện Nho Quan (1930 - 2000)".

12. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình

(1930 - 2000)".

13. Phòng thống kê huyện Nho Quan, "Số liệu thống kê kinh tế - xã hội (8 - 1986)" 14. Phòng thống kê huyện Nho Quan, "Số liệu cơ bản (1990 - 1994)". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Phòng thống kê huyện Nho Quan, "Số liệu thống kê kinh tế - xã hội (1995 - 2000)".

16. Phòng thống kê huyện Nho Quan, "Số liệu thống kê kinh tế - xã hội 2006". 17. Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay, NXB ĐHQG, Hà Nội, 1998. 18. "Vấn đề nghèo ở Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, 1996.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nho quan - ninh bình thời kỳ 1986 - 2000 (Trang 49 - 53)