6. Bố cục của khóa luận
3.2. Giáo dục Văn hóa
* Giáo dục
Giáo dục là một trong những lĩnh vực mà Đảng bộ huyện hết sức coi trọng. Bởi có nền giáo dục tôt thì trình độ dân trí và các lĩnh vực khác của nhân dân mới được nâng lên . Chính v́ vậy , trước, trong và sau khi đổi mới giáo dục luôn được đặt lên vị trí hàng đầu.
Thực hiện nghị quyết 01 của huyện ủy, ngành GD - ĐT được củng cố và phát triển. Hoàn thành việc chia tách các trường phổ thông cơ sở, thành trường
tiểu học và trung học cơ sở. Năm học 1989 - 1990, có 20 xã đạt tiêu chuẩn phổ cập cấp I (tiểu học). Các năm học từ 1987 đến 1990 luôn luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về số lượng, chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ. Năm học 1990 - 1991 hiện tượng học sinh bỏ học giảm hẳn. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trường THPT dân tộc nội trú của tỉnh được xây dựng ở huyện Nho Quan để giáo dục, đào tạo con em người dân tộc thiểu số của huyện, của tỉnh. Các trường học cơ bản ngói hóa. Số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh mỗi năm một tăng.
Sự nghiệp giáo dục phát triển cả quy mô số lượng và chất lượng chủ trương xã hội hóa giáo dục bước đầu đạt kết quả nhất định. Năm 1995, 100% xã ngói hóa trường học, 20 xã đạt phổ cập cấp I. Đội ngũ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi ngày càng tăng. Lần đầu tiên ở Nho Quan có học sinh cấp I đạt giải nhất cấp quốc gia. Toàn huyện đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Một số xã xây dựng được trường cao tầng kiên cố, trong đó xã Gia Tường và Thị trấn Nho Quan được tài trợ vốn ODA, xây dựng được trường tiểu học cao tầng đúng tiêu chuẩn.
Trong quá tŕnh chỉ đạo thực hiện Nghị quyết , huyện ủy tập trung có trọng điểm, có chỉ đạo. Đến năm 2000, toàn huyện đầu tư xây dựng trường kiên cố cao tầng ở 100 % số xã. Việc mở rộng mô hình nhà trẻ dân lập, trường lớp bán coonng, bổ túc văn hóa, dạy nghề theo hướng đa dạng hóa mô hình giáo dục, bước đầu thu được kết quả tốt, phù hợp với điều kiện địa phương. Tỷ lệ các cháu trong độ tuổi đến trường tăng so với kế hoạch. Đội ngũ giáo viên từng bước chuẩn hóa theo quy định. Phong trào học tốt, dạy tốt nền nếp trường lớp có chuyển biến rõ nét. Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Số học sinh được lên lớp, tốt nghiệp cấp tiểu học, THCS các năm đạt từ 97 - 99 %, THPT đạt 90 - 95 % hàng năm có từ 20 - 50 học sinh đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong 3 năm (1996 - 1998) có 9 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. [8; 374]
Thực hiện chủ trương xã hôi hóa giáo dục, cơ sở trường lớp từng bước được nâng cấp theo hướng kiên cố hóa. Huyện có 2 trường tiểu học được công nhận đạt
chuẩn quốc gia là Đồng Phong, Thị trấn, 14 xã phổ cập THCS đạt 52 %.
Giáo dục phổ thông gồm có: Tiểu học, THCS, THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên không ngừng được nâng cao chất lượng, số lượng.
Bảng 7: Giáo dục phổ thông huyện Nho Quan 2 năm 1985 và 2000. Năm Trường Lớp Phòng học Giáo viên Học sinh 1985 - 1986 32 603 418 914 21326 2000 - 2001 57 1057 679 1364 35069
Nguồn: (9; 12) Qua bảng số liệu trên ta thấy được giáo dục phổ thông của Nho Quan có sự phát triển nhanh. Năm học 1985 - 1986 có 32 trường (trong đó có 19 trường tiểu học, 12 trường THCS, 1 trường THPT), năm 2000 - 2001 đã tăng lên 57 trường (trong đó có 27 trường tiểu học, 27 trường THCS, 3 trường THPT). Số lượng giáo viên tăng lên nhanh chóng 914 giáo viên (1985 - 1986) lên 1364 giáo viên (2000 -2001). Không những thế số lượng phòng học cũng tăng lên đáng kể để phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Chất lượng giáo dục của huyện sẽ ngày càng được nâng lên bởi sự quan tâm của Đảng bộ huyện, đội ngũ giáo viên tăng về số lượng, chất lượng. Hơn nữa còn có nhiều đợt tập huấn kiến thức chuẩn hóa, phương pháp dạy thích hợp hơn. Các phong trào nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh được tổ chức nhiều hơn: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các kỳ thi tuyển học sinh giỏi cấp trường, huyện, tỉnh,…
* Văn hóa
Bên cạnh đời sống vật chất thì đời sống tinh thần của người dân trong huyện cũng được Đảng bộ huyện hết sức chú trọng. Hàng năm thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, đặc biệt tất cả các xã trong huyện đều được cập nhật tin tức qua chiếc loa công cộng do đài phát thanh của huyện phát.
Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Huyện chọn 5 đơn vị là Quảng Lạc, Phú Lộc, Sơn Thành, Thị trấn, Gia Thủy làm điểm chỉ đạo văn nghệ quần chúng. Duy trì mỗi năm ít nhất 4 đợt phối hợp giữa các phòng văn hóa thông tin thể thao với các
ban ngành hữu quan tổ chức hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao nhân các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm các ngày truyền thống của các ngành.
Hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục thể thao, có chuyển biến tích cực. Đầu tư nhiều thiết bị, xây dựng một số nhà văn hóa, sân bãi. Tổ chức tập huấn chuyên môn đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong trường học. Công tác văn nghệ, thể dục thể thao có bước tiến bộ rõ rệt. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình có văn hóa tiến bộ; phương tiện nghe nhìn được nhân dân mua sắm nhiều, đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ cơ sở được chú ý, tăng cường hướng về khai thác các đề tài văn hóa nghệ thuật truyền thống. Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, góp phần bài trừ các hủ tục lạc hậu, hạn chế được sự xâm nhập văn hóa độc hại, lai căng.
Hoạt động khoa học công nghệ, môi trường có một số mặt nổi nét, nhất là việc áp dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, vào giáo dục, y tế, và bảo vệ môi trường.
Vốn văn hóa truyền thống cổ truyền dân tộc, đặc biệt là văn hóa Mường được bảo tồn, khơi dậy phát huy, sưu tầm các làn điệu dân ca dân tộc Mường, duy trì 5 đội cồng chiêng (Kỳ Phú 3 đội, Thạch Bình 1 đội, Quảng Lạc 1 đội). Tiến hành khảo sát 3 xã vùng cao để xây dựng khu trung tâm văn hóa, sưu tập mô hình nhà sàn của dân tộc Mường. Tổ chức liên hoan văn nghệ dân tộc Mường toàn huyện năm 1999 được đồng bào các dân tộc hưởng ứng tham gia nhiệt tình, thu được kết quả tốt.
Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan, trường học văn hóa có chuyển biến rõ nét. Xã Văn Phong và Thị trấn làm điểm xây dựng quy ước, hương ước thôn xóm. Trọng tâm là xây dựng nếp sống văn minh theo tinh thần Chỉ thị 27 của Bộ chính trị (khóa VIII) và chỉ thị 14 của Thủ tướng chính phủ. Huyện xây dựng các mô hình điểm về việc cưới, việc tang và lễ hội ở 2 xã Văn Phương và Gia Sơn. Toàn huyện có trên 2000 gia đình được công nhận là gia đình văn hóa 41 làng, cơ quan đạt tiêu
chuẩn làng, cơ quan văn hóa. Điển hình là ở 2 xã vùng cao có làng văn hóa tiêu biểu như xóm 3 xã Phú Long, bản Xanh xã Kỳ Phú. Có 164 khu dân cư được công nhận là khu dân cư tiêu biểu.
Bên cạnh các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, thể dục thể thao đạt được kết quả đẩy lui được nhiều tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, các tệ nạn xã hội cờ bạc, nghiện hút,…vẫn còn tồn tại. Đó là những khó khăn của vùng.