2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là trung tâm đào tạo, NCKH, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển GDĐH tiên tiến.
Năm 2006, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đại học Đông Dương – tiền thân của ĐHQGHN, ĐHQGHN là đơn vị đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, ghi nhận những công lao to lớn và đóng góp quan trọng của ĐHQGHN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
SỨ MỆNH: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng
nhân tài; Sáng tạo, NCKH và phát triển cơng nghệ đỉnh cao; Đóng vai trị nịng cột và đầu tàu đổi mới trong hệ thống GDĐH Việt Nam.
TẦM NHÌN: Trở thành trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực
trong nhóm các đại học tiên tiến của thế giới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế trí thức của đất nước.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Chất lượng cao, sáng tạo, tiên phong, tích hợp, trách
nhiệm, phát triển bền vững,
KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG: “Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức” (Excellence
through Knowledge)
Địa vị pháp lý của ĐHQGHN đã được quy định tại điều 8 về Đại học Quốc gia trong Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khóa XIII thơng qua tại kỳ họp thứ 3 ngày 18/6/2012. Ngày 16/7/2012, Văn phịng Chủ tịch nước đã tổ chức cơng bố Sắc lệnh của Chủ tịch nước về việc ban hành Luật Giáo dục Đại học, Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong
việc luật hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về GDĐH nói chung và về ĐHQGHN nói riêng, hướng tới xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại. Cụ thể
Điều 8. Đại học Quốc gia
1. Đại học Quốc gia là trung tâm đào tạo, NCKH, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
2. Đại học Quốc gia có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, NCKH, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học Quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các Bộ, ngành khác và Ủy ban Nhân dân các cấp nơi Đại học Quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.
Đại học Quốc gia được làm việc trực tiếp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến Đại học Quốc gia. Khi cần thiết, Giám đốc Đại học Quốc báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của Đại học Quốc gia.
3. Chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia và Giám đốc, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm.
4. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học Quốc gia” [15, tr.4].
Bên cạnh quyền tự chủ chung đối với các cơ sở GDĐH khác, luật cũng quy định Đại học Quốc gia (ĐHQG) quyền tự chủ cao trong đào tạo, NCKH và hợp tác quốc tế. Ngoài quy định chung về quyền tự chủ cao tại Khoản 2, điều 8; điểm d, khoản 1, điều 29, luật cũng có một số quy định cụ thể.
Điều 33 “Mở ngành, chuyên ngành đào tạo” Khoản 2, quy định “Đại học Quốc gia, các cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sỹ, tiễn sĩ trong danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo đã được phê duyệt thuộc lĩnh vực đào tạo của nhà trường khi có đủ năng lực đáp ứng các điều kiện theo quy định”[15, tr.18].
Khoản 4, Điều 45 “Liên kết đào tạo với nước ngoài” quy định “Giám đốc đại học phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ tổ chức tại đại học” [15, tr.24].
Hiện nay, đội ngũ cán bộ khoa học của ĐHQGHN đông đảo và mạnh nhất trong hệ thống các trường đại học của cả nước. Tính đến ngày 30/6/2012, trong tổng số 3.288 cán bộ, bao gồm 44 Giáo sư, 242 Phó Giáo sư, 770 Tiến sĩ Khoa học và Tiến sĩ, 1.118 Thạc sĩ, trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn trong và ngồi nước về các ngành, chuyên ngành thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật, giáo dục… Tổng số cán bộ cơ hữu: 2.432; Tổng số cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68 và có đóng BHXH: 856. Trong đó:
- Cán bộ giảng dạy: 1.711
- Cán bộ nghiên cứu: 285
- Cán bộ quản lý, hành chính phục vụ: 573 - Giáo sư: 44; Phó Giáo sư: 242
- Tiến sĩ, Tiến sĩ Khoa học: 770 - Thạc sỹ: 1.188
Tính đến ngày 31/12/2011, số học viên đang được đào tạo Tiến sĩ: 1.048; Số học viên đang được đào tạo Thạc sĩ: 7.452; Số sinh viên đang được đào tạo: 37.626; Số học sinh đang theo học: 2.490.
ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính:
a) ĐHQGHN là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hàng năm, có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình quốc huy. Giám đốc và các Phó giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
b) Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa, trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
c) Các khoa, phòng nghiên cứu thuộc trường đại học, viện nghiên cứu.
ĐHQGHN với vị thế đầu ngành trong hệ thống GDĐH Việt Nam, được xác định là một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, có tính chất liên thơng cao, có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, với
các tổ chức và trường đại học lớn trên thế giới. Cơ cấu tổ chức đủ ba hệ thống: Đào tạo, NCKH và dịch vụ. Sự hình thành và phát triển của ĐHQGHN phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của hệ thống giáo dục quốc gia trong mục tiêu xây dựng những cơ sở đào tạo đại học được tập trung đầu tư chiều sâu về chun mơn và hiện đại hóa cơ sở vật chất đạt trình độ quốc tế.
[AG7][AG8]
Ảnh 2.1. Tịa nhà trụ sở của Đại học Đơng Dương tại 19 phố Lê Thánh Tơng (quận
Hồn Kiếm, Hà Nội) được thành lập từ năm 1906 nay là Đại học Quốc gia Hà Nội
(Nguồn: http://www vnu.edu.vn)
NHỮNG MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG CỦA ĐHQGHN
Năm 1906
Đại học Đông Dương, tiền thân của ĐHQGHN ngày nay được thành lập theo Quyết định số 1514a, ngày 16/5/1906 của Toàn quyền Đông Dương, đặt trụ sở tại số 19 phố Lê Thánh Tơng, quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội (thời Pháp thuộc là phố Boulevard-Bobillot)
Năm 1945
Trên cơ sở Đại học Đông Dương, Trường Đại học Quốc gia Việt Nam được thành lập, khai giảng khoá đầu tiên vào 15/11/1945 dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trụ sở của Trường vẫn đặt tại 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội.
Năm 1951
Nhà nước ta thành lập Trường Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc). Đây là một trong những trường tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau này.
Năm 1956
Theo quyết định số 2183/TC ngày 4/6/1956 của Chính phủ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập.
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là trường đại học khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội & nhân văn) đầu tiên ở miền Bắc sau hồ bình lập lại. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trực tiếp kế thừa truyền thống và cơ sở vật chất, kỹ thuật của Đại học Đông Dương (1906), Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (1945) và Trường Khoa học Cơ bản (1951).
Trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có khoa Ngoại ngữ, sau này phát triển thành Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.
Ảnh 2.2. Tòa nhà Đại học Quốc gia Hà Nội tại 19 phố Lê Thánh Tơng
(quận Hồn Kiếm, Hà Nội) ngày nay (Nguồn: http://www vnu.edu.vn)
Năm 1967
Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được thành lập trên cơ sở khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Năm 1993
Với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục và KHCN là quốc sách hàng đầu. Theo phương châm đó, ngày 14 tháng 1 năm 1993, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(Khóa VII) đã ra Nghị quyết, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ “xây dựng một số trường đại
học trọng điểm quốc gia” để làm đầu tầu và nòng cột cho GDĐH nước nhà.
ĐHQGHN được thành lập với vai trò và sứ mệnh đó.
ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ). ĐHQGHN chính thức hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994.
Giai đoạn 1993 – 2000, thực hiện Nghị định 97/CP, ĐHQGHN đã được sắp xếp, tổ chức lại và thành lập 5 trường đại học, 01 viện nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Đại cương, Viện Đào tạo Công nghệ Thông tin. Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định về việc xóa bỏ Trường Đại học Đại cương; năm 2000 Trường Đại học Sư phạm tách khỏi cơ cấu tổ chức ĐHQGHN trở thành trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vào thời điểm này, ĐHQGHN mới có các ngành và lĩnh vực: tốn và khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và điện tử viễn thông (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn) và ngoại ngữ.
Ảnh 2.3. Trụ sở điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại số 144 đường Xuân Thủy,
quận Cầu Giấy, Hà Nội. (Nguồn: http://www vnu.edu.vn)
Năm 2000
Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hai ĐHQG phát triển, Thường vụ Bộ Chính trị đã có Kết luận số 315-TB/TW ngày 29/8/2000, nêu rõ: “Chủ trương xây
dựng hai ĐHQG thành những trung tâm đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế là hồn tồn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xu hướng phát triển GDĐH của khu vực và thế giới,... ĐHQG chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác trong lĩnh vực liên quan phù hợp theo quy định của Chính phủ và Luật giáo dục, đảm bảo quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo nghiên cứu khoa học cơng nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức, bộ máy của ĐHQG; tạo cho được ĐHQG trở thành một thực thể hữu cơ phát huy cao nhất hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên, phịng thí nghiệm, cơ sở vật chất...”.
Năm 2001
Thực hiện Kết luận của Thường vụ Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 về ĐHQG; ngày 12/2/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động của ĐHQG. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của ĐHQGHN. ĐHQGHN có 23 đơn vị thành viên và trực thuộc, gồm 03 trường đại học thành viên: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ; Viện Công nghệ Thông tin; 05 khoa trực thuộc; 06 trung tâm NCKH và đào tạo trực thuộc; 07 đơn vị trực thuộc phục vụ công tác đào tạo, NCKH và triển khai ứng dụng; Cơ quan ĐHQGHN (gồm Văn phòng và 08 ban chức năng).
Năm 2006
ĐHQGHN vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng.
Năm 2012
Địa vị pháp lý của ĐHQGHN đã được quy định tại điều 8 về ĐHQG trong Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khóa XIII thơng qua tại kỳ họp thứ 3 ngày 18/6/2012.
Bảng 2.1. Tổng hợp các đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQGHN STT TÊN ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN VÀ TRỰC THUỘC
I. Cơ quan ĐHQGHN (Văn phòng và 8 ban chức năng)
1. Văn phòng
2. Ban Chính trị và Cơng tác học sinh sinh viên 3. Ban Đào tạo
4. Ban Kế hoạch - Tài chính 5. Ban Khoa học - Công nghệ 6. Ban Quan hệ Quốc tế 7. Ban Thanh tra
8. Ban Tổ chức Cán bộ 9. Ban Xây dựng
II. Các đơn vị đào tạo (18 đơn vị)
1. Trường Đại học Công nghệ 2. Trường Đại học Giáo dục
3. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
4. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 5. Trường Đại học Kinh tế
6. Trường Đại học Ngoại ngữ 7. Khoa Luật
8. Khoa Quản trị kinh doanh 9. Khoa Quốc tế
10. Khoa Sau đại học 11. Khoa Y Dược
12. Trung tâm Công nghệ đào tạo và Hệ thống việc làm 13. Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị 14. Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh
15. Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao 16. Trung tâm Phát triển hệ thống
17. Trung tâm Nhân lực quốc tế 18. Viện Tin học Pháp ngữ
STT TÊN ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN VÀ TRỰC THUỘC III. Các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ (10 đơn vị)
19. Viện Công nghệ Thông tin
20. Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học 21. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển 22. Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
23. Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo 24. Trung tâm Nghiên cứu Đô thị
25. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường 26. Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ
27. Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu 28. Trung tâm Nano và Năng lượng
2.2. Các đơn vị phục vụ, dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học (15 đơn vị)
29. Ban Quản lý và phát triển dự án 30. Nhà in
31. Nhà Xuất bản 32. Tạp chí Khoa học
33. Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Phát triển đô thị đại học 34. Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu Châu Á
35. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên 36. Trung tâm Thông tin - Thư viện
37. Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng 38. Trung tâm ứng dụng Công nghệ thông tin
39. Văn phòng hợp tác ĐHQGHN và Đại học Kyoto 40. Quỹ Phát triển ĐHQGHN
41. Trung tâm Phát triển ĐHQGHN 42. Bệnh viện ĐHQGHN
43. Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức
Đến nay, về cơ bản ĐHQGHN đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, NCKH và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao gồm:
* Khối cơ quan ĐHQGHN: Văn phòng và 8 ban chức năng. * Khối các đơn vị thành viên và trực thuộc: Tổng số 43 đơn vị
1. Các đơn vị đào tạo (18 đơn vị)
2. Các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ (10 đơn vị)
3. Các đơn vị phục vụ, dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học (15 đơn vị)
Trong đó 6 trường đại học (có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao tương