Phân tích mặt mạnh, mặt yếu trong công tác truyền thông, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 70 - 86)

2.3. Đánh giá thực trạng thương hiệu và hình ảnh ĐHQGHN

2.3.6. Phân tích mặt mạnh, mặt yếu trong công tác truyền thông, phát triển

thương hiệu và quảng bá hình ảnh tại ĐHQGHN

Thứ nhất, cơng tác truyền thơng, quảng bá hình ảnh tại ĐHQGHN đã được quan tâm, nhưng chỉ ở mức độ vừa phải chứ chưa khai thác được hết hiệu quả của truyền thông thương hiệu. Điểm đánh giá đạt mức trung bình, tương đương 2,54 điểm (± 0,746) trong mức tối đa là 4 điểm.

Thứ hai, môi trường học thuật tại ĐHQGHN được đánh giá tương đối thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu. Mức điểm trung bình đạt 2,76 điểm(± 0,698)

trong mức điểm tốt tối đa là 4. Tuy nhiên sự đánh giá này là khơng hồn tồn đồng nhất khi xem xét đối với từng đối tượng bên trong ĐHQGHN và cũng có sự khác biệt về việc nhìn nhận mơi trường học thuật giữa đơn vị học tập, đơn vị nghiên cứu và khối văn phòng.

Thứ ba, các điều kiện cơ sở vật chất, thư viện, học liệu của ĐHQGHN được đánh giá ở mức độ vừa phải cho việc giảng dạy và học tập. Mức điểm trung bình đạt 2,71 điểm(± 1,569) trong mức điểm tốt tối đa là 4.

Thứ tư, ĐHQGHN tương lai được đánh giá là một trong những cơ sở đào tạo và NCKH có uy tín tầm khu vực và quốc tế. Các đối tượng điều tra đánh giá yếu tố

Mơ hình đa ngành, đa lĩnh vực trong sự liên kết giữa các đơn vị thành viên được đánh giá là thế mạnh tương đối góp phần thúc đẩy thương hiệu chung của ĐHQGHN thông qua sự liên kết giữa các thương hiệu thành viên. Kết quả điều tra cho thấy 46% người được hỏi cho rằng sự liên thông, liên kết trong ĐHQGHN đã đem lại lợi ích rất nhiều cho các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc.

Biểu đồ 2.9. Đánh giá về lợi ích của sự liên thơng, liên kết trong ĐHQGHN

(Nguồn: Báo cáo khảo sát của Nhóm tác giả Đề án mã số QGĐA 08.02, 2009) Thứ năm, quan điểm đối với logo của ĐHQGHN và các đơn vị trực thuộc. Phần lớn người được hỏi trong ĐHQGHN cho rằng việc thiết kế logo cho ĐHQGHN và logo của các đơn vị thành viên nên theo xu hướng logo của các đơn vị thành viên, trực thuộc được thiết kế trên nền lõi của logo ĐHQGHN. Kết quả

điều tra cho thấy 143/300 người được hỏi ủng hộ xu hướng này trong khi chỉ có 52 người được hỏi ủng hộ xu hướng logo của các đơn vị thành viên, trực thuộc độc lập với logo của ĐHQGHN. Mặt khác khi phân tích theo đối tượng trả lời phiếu thì có 82,2% sinh viên; 82,9% cán bộ lãnh đạo quản lý; 66,7% giảng viên và nghiên cứu viên; 67,4% chuyên viên và nhân viên ủng hộ xu hướng 1 này.

Trên cơ sở kết quả khảo sát về thực trạng phát triển thương hiệu của ĐHQGHN có thể nhận thấy một số những hạn chế như sau:

Thứ nhất, sự hiểu không thống nhất của cộng đồng và xã hội về hình ảnh, biểu tượng của một trường đại học và khái niệm "thương hiệu đại học". Nhiều người mới chỉ nhìn nhận hình ảnh thương hiệu ĐHQGHN ở một phạm vi hẹp, chứ

chưa nhìn nhận được một cách thấu đáo về các yếu tố cấu thành, yếu tố nhận diện, yếu tố đo lường khả năng dẫn dắt thương hiệu của ĐHQGHN.

Thứ hai, sự quan tâm và đầu tư chưa thích đáng của các cơ quan quản lý Nhà nước và các phương tiện truyền thơng đối với việc tạo dựng, gìn giữ và phát triển thương hiệu ĐHQGHN.

Thứ ba, thương hiệu ĐHQGHN chưa được sự quan tâm, đầu tư đúng mức của lãnh đạo qua các thời kỳ về công tác truyền thông thương hiệu.

Thứ tư, thương hiệu ĐHQGHN chưa được xây dựng và bảo vệ trên cơ sở chiến lược rõ ràng và nhất quán, chưa có những quy định cụ thể.

Thứ năm, khẩu hiệu Slogan: Phát triển – Hiện đại – Chất lượng cao mặc dù đã tồn tại từ lâu nhưng chưa thực sự được hiểu, nhớ và đồng thuận trong nội bộ ĐHQGHN. Thực tế khi tiến hành phỏng vấn trao đổi trực tiếp, theo đánh giá của nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên, Slogan hiện tại của ĐHQGHN chưa được truyền tải một cách mạnh mẽ đến các thành viên nội bộ và cả các thành phần xã hội dẫn đến tình trạng nhiều người khơng nắm được Slogan của ĐHQGHN.

Thứ sáu, tính gắn kết hình ảnh giữa Logo ĐHQGHN và các đơn vị thành viên không cao, thể hiện qua sự khác biệt về kiểu dáng, màu sắc, phong cách v.v.

Thứ bảy, phần lớn các trường đại học thành viên và các đơn vị trực thuộc chưa có những hành động tích cực trong việc phát triển, gìn giữ và bảo vệ thương hiệu. Hoạt động phát triển thương hiệu tại các trường đại học thành viên mang tính tự phát – chưa đồng bộ với hoạt động phát triển thương hiệu ĐHQGHN [17, tr.86-98].

Ngày 19/8/2012 tại TP. Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh hội thảo chuyên đề „„Tinh

thần cộng đồng và phát triển thương hiệu ĐHQGHN‟‟ đã diễn ra với sự thảo luận sôi

nổi của một số giảng viên, nhà quản lý của ĐHQGHN, đa số các ý kiến đều cho rằng hiện nay việc xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN chưa được thống nhất trong các đơn vị và triển khai một cách triệt để. Thương hiệu và văn hóa cộng đồng chưa thực sự thấm sâu vào nhận thức của một bộ phận cán bộ, sinh viên. Cần tiến hành sâu rộng các giải pháp chính trị tư tưởng, đẩy mạnh liên thơng, liên kết hợp tác tồn diện giữa các đơn vị và cá nhân trong toàn ĐHQGHN. Phát huy tinh thần cộng đồng, thương hiệu, văn hóa chất lượng, các giá trị cốt lõi của ĐHQGHN và của các đơn vị.

Hiện nay, câu hỏi lớn đặt ra đối với các trường đại học công lập cũng như các trường ngồi cơng lập (NCL) là có cần thiết phải quảng bá hình ảnh thương hiệu đại học của mình khơng ? Để có minh chứng đối sánh, tơi xin đưa ra một số thông tin sau khi đã tìm hiểu tại một số trường đại học trong quá trình xây dựng và phát triển.

Trường Đại học Đại Nam, tên giao dịch tiếng Anh (Dainam University) được chính thức thành lập tại Thủ đơ Hà Nội và hoạt động theo Quy chế trường đại học tư thục theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 12 tháng 10 năm 2005, Trường được thành lập về nguyên tắc, theo Quy chế trường đại học dân lập dưới sự bảo trợ của Tổng hội Xây dựng Việt Nam theo Quyết định số 1562/TTg-KG của Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng sáng lập của Trường do PGS TSKH Nguyễn Ngọc Châu là Chủ tịch và các ông TS Phạm Sĩ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng và PGS TS Đỗ Văn Chừng - nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học và sau Đại học là thành viên sáng lập [26].

Hiện nay xã hội vẫn chưa tin tưởng vào chất lượng đào tạo của các trường đại học (NCL). Trong bối cảnh đó, trường Đại học Đại Nam đã có những bước đột phá thành công để gây dựng niềm tin cho xã hội. Là trường mới ra đời và còn rất non trẻ, Trường Đại học Đại Nam đã và đang làm cuộc “cách mạng” trong chất lượng đào tạo để xã hội thực sự tin tưởng. Từ những sinh viên khi vào trường phần đơng (70%) chỉ có mức điểm thấp (14 - 15 điểm) nhưng sau 4 năm đào tạo ở Trường Đại học Đại Nam, họ không chỉ trở thành những người nắm vững kiến thức chun mơn mà cịn có bản lĩnh để vươn lên thành cơng trong xã hội. Khẩu hiệu của Trường Đại Nam là “Học để thay đổi”.

Nhờ làm tốt cơng tác tun truyền và quảng bá hình ảnh một cách có hệ thống mà danh tiếng của Trường Đại học Đại Nam đã được xã hội biết đến và sớm có chỗ đứng trong xã hội. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi đại học vào Trường Đại học Đại Nam ổn định ở mức cao, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo số liệu khái quát tình hình đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm học 2012. Theo đó, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi năm 2012nay hơn 1,8 triệu bộ, so với năm 2011, tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi năm nay giảm 7,74%. Tại trường Đại học Đại Nam số lượng hồ sơ đăng ký dự thi đạt gần 1000 hồ sơ – tỷ lệ tương đương năm 2011 chủ yếu vào các ngành Tài chính ngân hàng, Kế tốn, Quản trị kinh doanh. [26]

Sứ mệnh của Trường Đại học Đại Nam là: Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thời kỳ hội nhập. Với sứ mệnh này định hướng phát triển của Trường là:

1. Xây dựng Trường Đại học Đại Nam thành một trường đại học có chương trình, giáo trình đào tạo hiện đại và hiệu quả theo chuẩn trong nước và quốc tế, với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ Việt nam hội nhập nền kinh tế thế giới. 2. Có chính sách trọng dụng các nhà khoa học, các giảng viên đầu ngành có

trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy; có kế hoạch bồi dưỡng các giảng viên trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp, tập hợp thành một đội ngũ cán bộ giảng dạy vững mạnh.

3. Đẩy mạnh công tác NCKH, coi hiệu quả của NCKH là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, là thước đo trình độ và chất lượng của một trường đại học có đẳng cấp.

4. Khơng ngừng hồn thiện và cải tiến cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và NCKH; đầu tư thoả đáng vào quần thể đại học đang xây dựng tại thành phố Hà Đông để trở thành một trong các cơ sở đại học hiện đại vào bậc nhất tại Việt nam.

5. Quan tâm phát triển mối quan hệ hợp tác đa chiều với các trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong nước và quốc tế; xây dưng mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp để đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập; tăng cưòng quan hệ hợp tác quốc tế, mở rộng các chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngồi trong Nhà trường [26].

Để đạt được kết quả như ngày nay, Trường Đại học Đại Nam đã đầu tư về cơ sở vật chất để sinh viên có một môi trường học tập hiện đại. Chỉ sau gần 5 năm thành lập (14.11.2007), quy mô đào tạo khoảng 8.000 sinh viên. Đặc biệt, nhà trường chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, coi đây là yếu tố quyết định để đảm bảo chất lượng đào tạo, phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 80% giảng viên cơ hữu, vượt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời trường đã chú trọng đầu tư xây dựng chương trình đào tạo hiện đại gắn với thực tiễn; chú trọng đào tạo

ngoại ngữ cho sinh viên. Hiện mỗi khóa học sinh viên được học khoảng 40 đơn vị học trình tiếng Anh, gấp 4 lần quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nét khác biệt của Trường Đại học Đại Nam là sinh viên năm cuối được học tại ngân hàng thực hành, ở đây sinh viên được đào tạo kỹ năng làm việc giống như ở ngân hàng thật. Điều này giúp họ được tiếp cận với thực tế và có thể bắt tay ngay vào cơng việc khi ra trường. Sinh viên của Trường Đại học Đại Nam cũng được hưởng ưu đãi

như trường công lập ln có những chính sách để thu hút những sinh viên giỏi.

Nếu sinh viên giỏi học ở Trường Đại học Đại Nam thì được miễn hồn tồn học phí. Đồng thời sau mỗi học kỳ, có những phần thưởng những sinh viên khá giỏi với mức từ 300.000 - 500.000 đồng/tháng. Ngoài ra, hàng năm sinh viên giỏi còn nhận được nhiều phần thưởng của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại hỗ trợ cho trường.

Hiện nay trường Đại học Đại Nam đang chuẩn bị thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển nhà trường (R&D). Đơn vị này làm cầu nối nhà trường với doanh nghiệp, họ có nhiệm vụ nắm bắt yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp về chất lượng nguồn lao động tuyển dụng để nhà trường điều chỉnh, bổ sung vào chương trình đào tạo hàng năm, đồng thời giới thiệu việc làm cho sinh viên. Mục tiêu của Trường Đại học Đại Nam là bất kỳ sinh viên nào ra trường cũng có thể tìm được việc làm. Hiện rất nhiều những sinh viên học năm cuối của trường đã tìm được việc làm, không cần sự trợ giúp của nhà trường.

Ngồi mơi trường đào tạo hấp dẫn, cởi mở và sáng tạo, các sinh viên vào học tại Trường Đại học Đại Nam được hưởng nhiều tiện ích:

1. Có các giáo viên quốc tế tham gia cùng giảng dạy một số môn và chuyên đề. 2. Những sinh viên đạt chuẩn khi ra trường được tuyển dụng làm việc ngay tại

một số ngân hàng, tổ chức tín dụng.

3. Có chính sách ưu đãi đối với các sinh viên giỏi như học bổng ưu đãi, gửi đi học tiếp ở nước ngoài.

4. Các sinh viên sẽ được Trường giới thiệu để các ngân hàng xem xét cho vay học phí với lãi suất ưu đãi.

phát triển của trường: Gắn liền đào tạo với thực tế. Từ đó, sinh viên ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc mà doanh nghiệp không mất thời gian và chi phí đào tạo lại.

Nhờ có làm tốt cơng tác truyền thông quảng bá thương hiệu nên Trường Đại học Đại Nam đã mở rộng được mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực đào tạo của Nhà trường: Quản trị Kinh doanh, Xây dựng, Kế tốn, Cơng nghệ thơng tin, Ngoại ngữ…. Đó sẽ là các cơ hội để các sSinh viên, đặc biệt là sSinh viênTrường Đại học Đại Nam sắp tốt nghiệp, bổ sung kiến thức, kỹ năng đàm phán, tiếp xúc với các doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm nên Trường Đại học Đại Nam ngày càng lấy được niềm tin của xã hội. Nhờ có những chiến lược phát triển thương hiệu rất bài bản, khoa học và mạnh dạn, Trường Đại học Đại Nam là một trong những trường đại học NCL đi đầu trong việc làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu đại học, đây là một bài học quý giá đối với các trường đại học trong nước.

Trường đại học thứ hai mà tôi muốn giới thiệu là Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam là cơ sở của Trường Đại học RMIT hay Viện Cơng nghệ Hồng gia Melbourne (Tiếng Anh: The Royal Melbourne Institute of Technology

University) là một trường đại học có trụ sở chính tại trung tâm thương mại của

thành phố Melbourne, Úc. Trường cũng có cơ sở đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, khu Nam Sài Gòn với hơn 2000 sinh viên theo học. Năm 2006, Tổ chức Times Higher Education Supplement đã xếp Trường Đại học RMIT vào trong nhóm 200 trường đại học hàng đầu của thế giới, với vị trí 146 (xuống 91 hạng từ vị trí 55 trong năm cuộc xếp hạng các trường đại học vào năm 2004).

Là một trong những đại học lớn nhất hiện nay tại Úc, tổng số sinh viên của Trường Đại học RMIT hiện nay tại bảy cơ sở ở bang Victoria, Úc và Việt Nam lên đến 60.000. Các sinh viên theo học các chương trình khác nhau bao gồm cả trực tuyến, đào tạo từ xa, tại các cơ sở liên kết khắp nơi trên thế giới đã tạo cho Trường Đại học RMIT một uy tín tồn cầu trong lĩnh vực đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, đào tạo nghề cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu. Các sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học RMIT tạo nên một cộng đồng cựu sinh viên to lớn xuyên khắp 100

quốc gia trên thế giới.

Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam là đại học 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam và hiện cũng đang là đại học nước ngoài duy nhất hoạt động hoàn toàn độc lập tại Việt Nam. Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam là một phần của Trường Đại học RMIT tại Úc.

Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam đào tạo bằng cấp được công nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 70 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)