Nhóm biện pháp thứ bẩy: Xây dựng cơ chế phối hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường trung học phổ thông gia lộc II, tỉnh hải dương (Trang 85 - 89)

Muốn quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả cần có sƣ̣ kết hợp bài bản giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trƣờng và giáo dục xã hội. Nhà trƣờng phải là hạt nhân, chủ động gắn kết sự phối hợp giáo dục với gia đình và xã hội. Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong kế hoạch GDĐĐ là một việc làm hết sức cần thiết, ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả GDĐĐ cho các em. Khi có đƣợc cơ chế phối hợp hiệu quả sẽ mang lại những thuận lợi sau:

+ Hình thành đƣợc môi trƣờng thuận lợi để giáo dục học sinh, đảm bảo đƣợc tính đồng bộ, thống nhất và liên tục trong giáo dục, đồng thời các em đƣợc nhận sự giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh,

+ Nâng cao khả năng "miễn dịch" cho các em trƣớc những tác động tiêu cực ngoài xã hội. Huy động đƣợc nhiều nguồn lực trong và ngoài nhà trƣờng phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức HS.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tam giác giáo dục Gia đình - Nhà trường- Xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.7.1. Nhà trường phối hợp với Gia đình

GIA ĐÌNH XÃ HỘI NHÀ TRƢỜNG NHÂN CÁCH

+ Vào đầu năm học nhà trƣờng tổ chức họp cha mẹ học sinh theo đơn vị lớp, bầu ra trƣởng ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp.

+ Tổ chức họp Trƣởng Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp. trong cuộc họp đó tiến hành bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trƣờng, bầu Trƣởng Ban đại diện cha mẹ học sinh và các phó ban, ủy viên thƣờng trực.

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trƣờng theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và tình hình thực tế của nhà trƣờng, địa phƣơng.

+ Nhà trƣờng phổ biến kế hoạch giáo dục đạo đức cho cha mẹ học sinh, thống nhất xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trƣờng, với giáo viên chủ nhiệm, với ĐTN và các lực lƣợng xã hội khác trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

+ Ban đại diện cha mẹ học sinh phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong việc phối hợp GDĐĐ học sinh với GVCN, với nhà trƣờng, chính quyền địa phƣơng trong việc giáo dục học sinh.

+ Tổ chức họp cha mẹ học sinh vào đầu năm học, cuối học kỳ I, cuối năm học đề bàn bạc, xây dựng các biện pháp, phƣơng hƣớng thực hiện mục tiêu GDĐĐ. Trƣởng ban đại diện các lớp thƣờng xuyên liên lạc, trao đổi, phối hợp với GVCN các lớp để làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh.

+ Tổ chức tốt việc tiếp nhận thông tin giữa GVCN và cha mẹ học sinh qua trao đổi trực tiếp tại trƣờng, tại gia đình học sinh, qua điện thoại, qua sổ liên lạc, thông báo.....Trƣởng ban đại diện và cha mẹ học sinh tham gia vào hội đồng khen thƣởng, kỷ luật học sinh để tăng cƣờng hiệu quả GD.

+ Tƣ vấn, tuyên truyền để cha mẹ học sinh xác định rõ gia đình có trách nhiệm hàng đầu đối với việc nuôi dƣỡng và bảo vệ các em từ lúc tuổi thơ cho đến lúc trƣởng thành. Giáo dục những giá trị, chuẩn mực xã hội cho các em đƣợc bắt đầu từ gia đình. Để phát triển tồn diện và hài hồ nhân cách của mình, các em cần phải đƣợc lớn lên trong một mơi trƣờng gia đình, trong

một khơng khí hạnh phúc, yêu thƣơng và thông cảm. Luôn ghi nhớ lời dậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy

nhưng thiếu giáo dục gia đình và xã hội thì kết quả cũng khơng hồn hảo”. Nhƣ vậy giáo dục nhà trƣờng và giáo dục gia đình phải ln gắn bó mật thiết với nhau, không thể thay thế cho nhau, nhƣng nhà trƣờng phải giữ vai trị chủ động, thơng qua đội ngũ GVCN để gặp gỡ, trao đổi, tƣ vấn cho cha mẹ học sinh về phƣơng pháp, cách thức GD cũng nhƣ định hƣớng cho con em mình về tƣơng lai, về quan hệ xã hội,… nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ mà cả nhà trƣờng và gia đình cùng hƣớng tới.

3.2.7.2. Nhà trường phối hợp với Xã hội

Thời gian các em sinh hoạt tại gia đình và tham gia các hoạt động ở

ngoài xã hội chiếm 2/3 thời gian trong ngày. Để quản lý, giáo dục học sinh một cách chặt chẽ, đồng bộ trong khoảng thời gian này, nhà trƣờng cũng cần có sự phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trƣờng cần tạo mối quan hệ chặt chẽ, thƣờng xuyên với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan ban ngành đoàn thể và tổ chức xã hội liên quan để quản lý và giáo dục học sinh, đặc biệt là chính quyền thơn, xóm nơi học sinh cƣ trú

Trƣớc khi nghỉ hè, Hiệu trƣởng cần quan tâm, chỉ đạo sâu sát Đoàn TN nhà trƣờng bàn giao học sinh về sinh hoạt hè cho chính quyền địa phƣơng nơi các em cƣ trú. Hiệu trƣởng cần thông báo chi tiết kế hoạch rèn luyện trong hè hay những dịp nghỉ lễ, tết dài ngày cho chính quyền các xã, thị trấn để cùng phối hợp quản lý học sinh. Đồng thời nhà trƣờng cần kết hợp chặt chẽ, hiệu quả với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng cho học sinh nhƣ: Tổ chức các buổi lao động cơng ích, dọn vệ sinh môi trƣờng, giúp đỡ gia đình chính sách, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ…

Cần có kế hoạch phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính chính trị xã hội, tuyên truyền vận động tất cả các lực lƣợng, mọi tầng lớp xây nhân dân

chung sức, đồng lòng xây dựng nếp sống văn minh, thực hiện tốt pháp luật, tích cực hƣởng ứng các phong trào “Ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, xây dựng “Gia đình văn hố”, “Khu dân cƣ văn hố”,…tạo mơi trƣờng sống lành mạnh góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa, đẩy lùi tiến tới xoá bỏ các tệ nạn xã hội, các tác động tiêu cực làm ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS.

3..2.7.3. Gia đình phối hợp với Xã hội

Khơng chỉ phối hợp với nhà trƣờng trong giáo dục, mà gia đình cũng cần có sự phối hợp với chính quyền, đồn thể nơi cƣ trú để quản lý và giáo dục con em mình một cách tồn diện.

Gia đình cần hƣởng ứng nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lời để con em mình tham gia các hoạt động mang tính cộng đồng tại địa phƣơng, qua đó ni dƣỡng và phát triển tính trách nhiệm với cộng đồng, tình làng nghĩa xóm.. trong các em.

Ông bà, cha mẹ học sinh cần sống gƣơng mẫu, hịa thuận, tích cực tham gia các hoạt động hữu ích tại địa phƣơng, ln là tấm gƣơng đạo đức để con cháu học tập và noi theo.

Chính quyền khu dân cƣ cần có những hoạt động hữu ích và thiết thực để giáo dục đạo đức cho các em nhƣ tham gia dạy dỗ, khuyên nhủ trẻ em hƣ, động viên khuyến khích các em chăm ngoan học giỏi qua các tổ chức khuyến học, các đoàn thể., tạo ra các sân chơi lành mạnh bổ ích tại cộng đồng....tạo sự đồn kết, nhiệt tình trách nhiệm trong mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường trung học phổ thông gia lộc II, tỉnh hải dương (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)