Cách chống ăn mòn kim loại 72-

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao khả năng chịu mòn và tính ổn định của vít tải nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho dây chuyền trộn muối iốt ở nước ta (Trang 73 - 75)

c. Sơ đồ tải trọng ngang phân bố lên trục vít do Pn gây ra

2.3.1.2. Cách chống ăn mòn kim loại 72-

Hình 2.20. Quá trình ăn mòn gang thép

Hình 2.21. Kim loại bị ăn mòn điện hoá

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật - 73 - Ngành Công nghệ chế tạo máy

Trong kỹ thuật, ăn mòn nói chung là hiện tượng có hại, cần phải có nhiều biện pháp khắc phục từ sự hiểu biết về nguyên nhân và bản chất gây gỉ như đã nói trên. Sự tổn thất kim loại do ăn mòn hàng ngày, hàng giờ trong kỹ thuật và đời sống là vô cùng to lớn. Người ta đã ước tính rằng: Cứ 1A dòng điện 1 chiều bị rò hàng năm gây tổn thất 90 kg Fe , 11 kg Cu, 37 kg Pb… Lượng kim loại tổn thất do ăn mòn chiếm 10% đến 30% lượng kim loại sản xuất hiện nay..

a. Phƣơng pháp bảo vệ bề mặt

Phương pháp bảo vệ bề mặt là phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác. Những chất phủ ngoài thường dùng là: Các loại sơn chống gỉ, vecni, dầu mỡ, men, hợp chất polime... Một số kim loại như Crom, niken, đồng, kẽm, thiếc....(phương pháp tráng hoặc mạ điện). Một số hợp chất hóa học bền vững như oxit kim loại, photphat kim loại (phương pháp tạo màng). Nếu lớp bảo vệ bị hư, kim loại sẽ bị ăn mòn.

Ví dụ: Sắt tây là sắt tráng thiếc dùng làm hộp đựng thực phẩm vì thiếc là kim

loại khó bị oxi hóa ở nhiệt độ thường, màng oxit thiếc mỏng và mịn cũng có tác dụng bảo vệ thiếc và thiếc oxit không độc lại

có màu trắng bạc khá đẹp. Thiếc là kim loại mềm, dễ bị sây sát. Nếu vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học, kết quả là sắt bị ăn mòn nhanh (hình 2.22).

b. Phƣơng pháp điện hóa

Phương pháp bảo vệ điện hóa là dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn làm vật hi sinh để bảo vệ vật liệu kim loại. Vật hi sinh và kim loại cần bảo vệ hình thành một pin điện, trong đó vật hi sinh đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn.

Ví dụ: Thép mạ kẽm, thì thép đóng vai trò là cực dương, các lá Zn là cực âm

và bị ăn mòn theo cơ chế:

- Ở anot (cực âm): Zn → Zn2+ + 2e

- Ở catot (cực dương): 2H2O + O2 + 4e → 4OH-

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật - 74 - Ngành Công nghệ chế tạo máy

Kết quả là vỏ tàu được bảo vệ, Zn là vật hi sinh, nó bị ăn mòn.

Ngoài ra ta còn có dùng hợp kim chống gỉ (hợp kim inôc). Chế tạo những hợp kim không gỉ như Fe - Cr - Ni trong môi trường không khí, môi trường hóa chất. Tuy nhiên nếu sử dụng những loại hợp kim này thì giá thành sẽ rất cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao khả năng chịu mòn và tính ổn định của vít tải nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho dây chuyền trộn muối iốt ở nước ta (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)