Số liệu về học sinh các năm học từ 2007-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn nghề nghiệp ở trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 41)

Năm học Số lớp Số học sinh

Khối 12 Khối 11 Khối 10 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 2007-2008 42 2.423 12 853 14 800 16 770 2008-2009 48 2.250 16 784 16 731 16 735 2009-2010 55 2.215 16 720 19 737 20 758

(Nguồn: Trường THPT Việt Bắc)

Là trường THPT công lập duy nhất trên địa bàn TP Lạng Sơn, nên quy mô nhà trường tương đối lớn so với các trường THPT trong tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên CSVC còn hạn chế (số phòng học 32, phòng học bộ mơn: 03; phịng thực hành Tin: 02) nên nhà trường gặp khó khăn trong việc tổ chức

các hoạt động NGLL. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường.

2.1.3.2. Chất lượng

Bảng 2.3: Chất lƣợng giáo dục các năm học từ 2007-2010

Năm học Số học sinh

Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 2007-2008 Tỉ lệ % 2.423 14 582 1.648 179 1.605 701 99 18 0.6 24.0 68.0 7.4 66.2 28.9 40.1 0.8 2008-2009 Tỉ lệ % 2.250 22 737 1.340 151 1.625 520 89 16 0.98 32.76 59.56 6.7 72.2 23.1 4.0 0.7 2009-2010 Tỉ lệ % 2.215 42 778 1.309 86 1.659 504 43 9 1.9 35.1 59.1 3.9 74.9 22.8 19.4 0.4

(Nguồn: Trường THPT Việt Bắc)

Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập của học sinh

Kết quả HSG tồn diện cịn rất ít (chưa đạt 3%), vẫn cịn khá nhiều học sinh học lực yếu (7.4%). Để tiến tới đạt trường chuẩn quốc gia nhà trường

0 10 20 30 40 50 60 70 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Học lực Giỏi Học lực Khá Học lực TB Học lực Yếu

cần cải thiện 2 chỉ số trên: tăng số học sinh khá, giỏi đặc biệt là học sinh giỏi toàn diện lên trên 3% và giảm số học sinh yếu xuống dưới 2%.

Biẻu đồ 2.2: Kết quả rèn luyện của học sinh

Biểu đồ 2 : Kết quả rèn luyện của học sinh

Qua kết quả thống kê và nghiên cứu thực tế tại nhà trường cho thấy: đa số học sinh nhà trường đã có nhận thức tốt (Hạnh kiểm Khá Tốt chiếm trên 95%). Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa có ý thức tự giác cao, do đó cịn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế (HK yếu 0,4 %). Nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trị và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay [39].

Song song với việc duy trì chất lượng đại trà, chất lượng đào tạo của nhà trường còn thể hiện qua kết quả thi HSG các cấp, qua số lượng học sinh thi đỗ các trường ĐH-CĐ. Là một tỉnh miền núi cịn nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ phát triển giáo dục cịn thấp nhưng trường THPT Việt Bắc đã quan tâm, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện để học sinh tích cực học tập và giáo viên làm

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Hạnh kiểm Tốt Hạnh kiểm Khá Hạnh kiểm TB Hạnh kiểm Yếu

tốt công tác bồi dưỡng HSG và ôn luyện thi ĐH-CĐ nên số lượng đạt học sinh giỏi các cấp và học sinh thi đỗ ĐH-CĐ đều tăng thể hiện sự nỗ lực học tập của học sinh, sự tận tuỵ và trách nhiệm của các thày cô giảng dạy. Tuy nhiên chất lượng giải khơng cao, số giải nhất-nhì rất thấp (cao nhất trong năm học 2008 – 2009 là 14.2%) và tập chung chủ yếu là giải khuyến khích (trên 50%).

Bảng 2.4: Số HSG giỏi và đỗ ĐH - CĐ Năm học HS toàn Năm học HS toàn trường Số HS lớp 12 Đỗ ĐH- CĐ HSG QG HSG cấp tỉnh Nhất Nhì Ba KK 2007- 2008 2.423 853 302 1 0 03 11 14 2008- 2009 2.250 784 324 0 0 08 26 22 2009- 2010 2.215 720 334 2 0 07 31 35

(Nguồn: Trường THPT Việt Bắc)

2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên năm học 2009 - 2010

2.2.1. Số lƣợng, trình độ đào tạo

Bảng 2.5 : Cơ cấu và trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên

STT Môn Số lƣợng Nữ Dân tộc Đảng viên Trình độ chun mơn Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn 1 Văn 19 16 7 7 0 19 2 Sử 8 7 4 4 0 8 3 Đi ̣a 9 7 3 3 0 8 1 4 Anh văn 14 12 9 5 0 13 1 5 GDCD 4 4 2 2 0 4 6 Toán 21 17 10 9 0 20 1 7 Lý 13 11 2 5 0 13 8 Hoá 10 9 3 4 0 10

9 Sinh 8 7 6 4 0 7 1 10 TD 8 5 3 2 0 8 11 Tin 6 5 6 0 3 3 12 Kỹ CN 1 1 0 0 0 1 13 Kỹ NN 1 1 0 0 0 1 Tổng 122 102 55 44 03 105 04 Tỉ lệ % 83.6 45.1 36.1 2.45 86.1 3.3

(Nguồn: Trường THPT Việt Bắc)

Số lượng giáo viên đạt tỉ lệ 2.22 GV/lớp, chưa đủ so với quy định tại TT 35/2006/ TTLT-BGD&ĐT-BNV, ngày 23/8/2006 là 2.25 GV/lớp, vì vậy khó khăn cho việc bố trí GV đi học nâng cao trình độ.

Qua thống kê về giới tính của giáo viên trong 03 năm học trở lại đây, số lượng giáo viên nữ nhiều hơn nam, năm học 2009 -2010, nữ : 83.6%, sự chênh lệch về giới tính khiến cơng việc quản lý gặp khó khăn trong duy trì thời gian, thời khóa biểu, do phụ nữ thường nghỉ chế độ như thai sản, ốm hoặc theo thiên chức người vợ, người mẹ trong gia đình nên việc tự đào tạo, bồi dưỡng chưa cao. Điều này địi hỏi cơng tác quản lý đội ngũ giáo viên của nhà trường cần quan tâm chú ý đến các điều kiện, khả năng của giới tính để tìm ra những biện pháp quản lý, bố trí nhiệm vụ phù hợp và thuận lợi cho đội ngũ giáo viên.

Về trình độ đào tạo cịn 3 giáo viên Tin (2.45%) chưa đạt chuẩn đào tạo và số lượng giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn cịn q ít (3.3%) do đi đào tạo về thường chuyển cơng tác đến các vị trí thuận lợi hơn. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao năng lực đội ngũ và yêu cầu đạt trường chuẩn Quốc gia, trong thời gian tới nhà trường cần tạo điều kiện, khuyến khích và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm xây dựng

đội ngũ ổn định về nhân sự, phát triển về chất lượng chuyên môn, năng lực nghề nghiệp.

2.2.2. Độ tuối

Bảng 2.6 : Thống kê độ tuổi của đội ngũ giáo viên

STT Độ tuổi Số lượng % Ghi chú 1 Dưới 30 34 27.8

2 Từ 30 đến 45 tuổi 59 48.4 3 Trên 45 tuổi 29 23.8

Tổng 122

(Nguồn: Trường THPT Việt Bắc)

Nhìn vào cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ giáo viên của trường THPT Việt Bắc trong năm học 2009 – 2010 ta có nhận xét sau: về mặt mạnh của đội ngũ giáo viên: Giáo viên dưới 30 tuổi có 34 người, chiếm tỷ lệ 27.8%, đây là lực lượng giáo viên có sức khỏe tốt, được đào tạo cơ bản, có kiến thức về chun mơn tốt, có khả năng nhận thức tiếp thu cái mới nhanh, năng nổ, nhiệt tình với cơng việc. Giáo viên từ 30 đến 45 tuổi có 59 người, chiếm tỷ lệ 48.4%. Giáo viên ở độ tuổi này có độ chính chắn nhất định về nhận thức xã hội và về nghề nghiệp, tự tin, có bản lĩnh nghề nghiệp, đã tích lũy được những vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Giáo viên trên 45 tuổi có 29 người, chiếm tỷ lệ 23.8%. Số giáo viên ở độ tuổi này họ được rèn luyện, phấn đấu với thời gian tương đối dài, có kinh nghiệm trong cơng tác, có uy tín trong đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh.

Về mặt hạn chế của đội ngũ GV: Trước thực tế nhìn vào tuổi đời của GV ta có thể nhận thấy rằng, giáo viên có tuổi đời trẻ, thâm niên giảng dạy còn mới, vốn sống thực tiễn chưa nhiều thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh, yếu về kỹ năng quản lý lớp học và cách ứng xử với các đồng nghiệp, phụ huynh. Còn số

GV có tuổi đời ngồi 45 tuổi do thâm niên cơng tác nên một số GV hay dựa vào kinh nghiệm, thiếu sự năng động trong việc tiếp nhận, chọn lọc những tri thức mới, năng lực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

2.2.3. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ giáo viên

2.2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức

Kết quả đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên trong các năm học từ 2007 đến 2010 như trong bảng 2.7.

Bảng 2.7: Tổng hợp đánh giá xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên trƣờng THPT Việt Bắc

Năm học Tổng số GV

Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Tốt Khá TB Kém 2007 - 2008 94 62 27 5 0 Tỷ lệ % 66.0 28.7 5.3 0.0 2008 - 2009 104 78 25 1 0 Tỷ lệ % 75.0 24.04 0.96 0.0 2009 - 2010 122 96 24 2 0 Tỷ lệ % 78.7 19.7 1.6 0.0

(Nguồn: Trường THPT Việt Bắc)

Biểu đồ 2.3: Xếp loại phẩm chất chính trị, dạo đức của giáo viên

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 Tốt Khá TB

Đội ngũ giáo viên của trường THPT Việt Bắc được đánh giá có lập trường tư tưởng vững vàng, phần lớn an tâm công tác, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nề nếp kỷ cương trong nhà trường, có đạo đức tác phong, lối sống chuẩn mực. Đội ngũ giáo viên thể hiện khá rõ nét lòng yêu nghề, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, tận tuỵ với học sinh, bao dung và cư xử công bằng với học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh trong sinh hoạt và học tập, tạo được niềm tin yêu của học sinh và quí cha mẹ học sinh [39].

Tuy nhiên qua số liệu thống kê vẫn cịn số ít GV bị đánh giá là TB do chưa chấp hành đúng quy chế chuyên môn, tắc trách, bê trễ trong cơng việc.

2.2.3.2. Về trình độ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ

Việc đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu được đánh giá qua kết quả các giờ thao giảng, qua kết quả thi GV dạy giỏi hoặc giờ thanh tra với các tiêu chí đánh giá giờ dạy tại hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc THPT. Kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên được chia theo 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình (đạt yêu cầu) và Kém (chưa đạt yêu cầu). Mỗi giáo viên được tổ chuyên môn, trường hoặc thanh tra dự giờ ít nhất hai tiết trong một học kỳ, trong trường hợp vẫn chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ ba để đánh giá xếp loại.

Bảng 2.8 : Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn

Năm học Tổng số GV

Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ Tốt Khá TB Kém 2007 - 2008 94 36 47 11 0 Tỷ lệ % 38.3 50.0 11.7 0.0 2008 - 2009 104 39 52 13 0 Tỷ lệ % 37.5 50.0 12.5 0.0 2009 - 2010 122 45 60 17 0 Tỷ lệ % 36.9 49.2 13.9 0.0

Biểu đồ 2.4: Kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn

* Ưu điểm:

- Nhiều giáo viên có năng lực chun mơn vững vàng, tích cực tự học và sang tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân. Đây là đội ngũ cốt cán cho nhà trường trong việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG nhằm phát huy tính tức cực học sinh để nâng cao chất lượng GD của nhà trường trong các năm học vừa qua.

- Một số GV trẻ tuy kinh nghiệm thực tiễn chưa cao nhưng có trình độ vững vàng, tích cực học hỏi đồng nghiệp và mạnh dạn ứng dụng các PPDH mới nên được đánh giá cao trong nhà trường.

* Nhược điểm:

- Trong nhà trường cịn một số ít giáo viên lớn tuổi, năng lực chuyên môn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc ƯD CNTT vào dạy học, chưa tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tác phong lao động của số GV này ảnh hưởng ít nhiều đến sự quản lý điều hành chung của nhà trường.

- Phần lớn GV trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong q trình giảng dạy và giáo dục học sinh cịn hạn chế về các kỹ năng: kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục,… 0 20 40 60 80 100 120 140 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 Tổng số GV Xếp loại Tốt Xếp loại Khá Xếp loại TB

* Nguyên nhân

- Công tác điều hành quản lý của nhà trường còn bị ảnh hưởng nếp nghĩ cũ, cách làm cũ. CBQL đa phần có năng lực về chun mơn nhưng ít kinh nghiệm và chưa được đào tạo bồi dưỡng về công tác quản lý phát triển đội ngũ.

- Số giáo viên tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng chuyên môn giảm do một số giáo viên Giỏi được Sở điều động công tác khác: lên Sở phụ trách bộ môn, sang trường Chuyên và điều động phần lớn số giáo viên mới là các SV mới ra trường.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các biện pháp thiết thực và khả thi.

- Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá GV nhiều khi cịn chưa chặt chẽ cịn mang tính hình thức. Kết quả đánh giá cịn nặng về thành tích hoặc mang tính cào bằng nên chưa tạo được động lực vươn lên thật sự của nhiều giáo viên.

- Một bộ phận GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực, chủ động trong học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Trong giai đoạn hiện nay do phân cấp quản lý nên nhà trường nhiều khi chưa có cơ chế đãi ngộ tương xứng và tạo điều kiện tốt nhất về chính sách, về tổ chức, về CSVC để GV yên tâm cơng tác, tồn tâm trong cơng việc của nhà trường.

2.3. Thực trạng về công tác quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trƣởng

2.3.1. Công tác kiểm tra, thanh tra giảng dạy và giáo dục

Kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học và giáo dục của giáo viên là một dạng hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng nhằm kiểm soát, phát hiện, so sánh kết quả hoạt động dạy học và giáo dục với mục tiêu đề ra. Đây là một hoạt động rất quan trọng, chính vì vậy Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Việt Bắc căn cứ vào Thông tư số: 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng

10 năm 2006 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông, Hướng dẫn số 10227/THPT 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học phổ thông, phương hướng hoạt động thanh tra của Sở GD&ĐT Lạng Sơn, kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy và giáo dục của trường để tiến hành công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy và giáo dục của giáo viên trường.

Trong năm học, Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra hoặc chỉ đạo phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn các tổ thực hiện việc kiểm tra, phê duyệt giáo án, kế hoạch bộ môn và lịch báo giảng của giáo viên. Cùng với Ban giám hiệu tham gia dự giờ thao giảng, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện giáo viên để đánh giá tay nghề giảng dạy và giáo dục của giáo viên.

Tuy nhiên công tác kiểm tra, đánh giá nhiều khi chưa thực sự chặt chẽ, còn nể nang, nương nhẹ nên khi xếp loại GV vẫn chưa thực chất, kết quả Thanh tra của Sở bao giờ cũng thấp hơn kết quả đánh giá của trường. Cá biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn nghề nghiệp ở trường trung học phổ thông việt bắc tỉnh lạng sơn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)