Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 82)

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sin hở trƣờng THPT Nguyễn Du

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu

Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm triển khai hoạt động này theo một quy trình khoa học và logic, tránh sự tùy tiện, bị động, tránh triển khai theo thời vụ.

Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm định hƣớng các hoạt động giáo dục, cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, hình thức, cơ chế phối hợp các lực lƣợng xuyên suốt năm học, đảm bảo hoạt động này đƣợc thực hiện có hiệu quả, đồng thời giúp Ban giám hiệu kiểm soát đƣợc cả quá

trình giáo dục, chủ động chủ động sắp xếp bố trí nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động cụ thể.

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức giúp Ban giám hiệu đánh giá đƣợc hiệu quả giáo dục trong từng giai đoạn cụ thể. Chủ động triển khai hoạt động giáo dục đạo đức xen kẽ trong các hoạt động tổng thể của năm học. Đồng thời tận dụng thời gian tối ƣu để đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng.

3.2.2.2. Nội dung

Nội dung cơ bản của kế hoạch hoá là xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, trên cơ sở đó đề ra chƣơng trình, nội dung giáo dục, các biện pháp, hình thức giáo dục, các lực lƣợng sẽ tham gia, dự trù cơ sở vật chất, tài chính, thời gian, địa điểm cho từng hoạt động giáo dục đạo đức nhất định.

Xây dựng kế hoạch đảm bảo tính toàn diê ̣n và chú ý đến vai trò , chƣ́c năng, nhiê ̣m vu ̣ của tƣ̀ng bô ̣ phâ ̣n, cá nhân. Phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các tập thể và cá nhân nhƣng vẫn phải đảm bảo sự phối hợp giữa cá lực lƣợng.

Trên cơ sở kế hoạch chung, các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch riêng theo chức năng nhiệm vụ của mình. Triển khai cụ thể thành kế hoạch cho từng tháng, tuần, học kỳ lồng ghép các nội dung giáo dục: sức khỏe, giới tính, pháp luật, lao động hƣớng nghiệp, quốc phòng an ninh...

3.2.2.3.Cách thức thực hiện

Xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả năm học

Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo dục đạo đức cung cấp tri thức đạo đức, giáo dục thái độ tình cảm, hình thành hành vi thói quen đạo đức.

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chỉ thị của Bộ, của ngành về công tác giáo dục đạo đức học sinh, căn cứ vào kết quả khảo sát, đánh giá tình hình của trƣờng, của địa phƣơng, sự biến động của đời sống xã hội trong thời gian tới. Ban giám hiệu xây dựng dự thảo bản kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

học sinh trong năm học xác định rõ những thuận lợi, lƣờng trƣớc những khó khăn, dự đốn những tác động có ảnh hƣởng xấu đến hoạt động GDĐĐ, đề ra mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, nguồn nhân lực, tài lực, vật lực cho các hoạt động giáo dục.

Bản dự thảo kế hoạch đƣợc đƣa ra lấy ý kiến góp ý, bàn bạc, thảo luận cơng khai dân chủ trong tập thể giáo viên nhân viên và phụ huynh học sinh, sau khi có sự đồng thuận, thống nhất cao, mới chính thức đƣợc triển khai.

Xây dựng kế hoạch tổng thể gắn với cuộc vận động, cuô ̣c vâ ̣n đơ ̣ng hai khơng “Nói khơng với bệnh thành tích và những tiêu cực trong thi cử” , “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo”, các phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” và các dịp kỉ niệm các ngày lễ nhƣ: ngày Quốc khánh, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày sinh nhật Bác ...

Căn cứ kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong cả năm của nhà trƣờng, Đồn thanh niên, tổ chun mơn, GVCN, quản sinh ... chủ động triển khai thành kế hoạch cụ thể của tháng, tuần theo các nội dung mình phụ trách, đảm bảo sự nhất quán với kế hoạch tổng thể.

Xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh cụ thể gắn với chủ điểm hàng tháng

Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh hàng tháng, hàng tuần đƣợc xây dựng gắn với các chủ đề.

Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện phấn đấu vì ngày mai lập thân lập nghiệp Tháng 10: Thanh niên với tình bạn tình yêu gia đình

Tháng 11: Thanh niên với truyền thống tôn sƣ trọng đạo

Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tháng 2: Thanh niên với lý tƣởng cách mạng

Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

Tháng 4: Thanh niên với hịa bình hữu nghị và hợp tác quốc tế Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ

Kế hoạch xây dựng phải xác định rõ nội dung hình thức tổ chức từng chủ điểm của tháng, đồng thời chỉ rõ lực lƣợng tham gia, lực lƣợng tổ chức, thời gian, địa điểm và kinh phí cho hoạt động.

Kế hoạch xây dựng phải khai thác triệt để thế mạnh của các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức học sinh. Phân công phân nhiệm phải hợp lý, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phát huy trí tuệ và khả năng của mỗi cá nhân ở mức cao nhất.

3.2.3 Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa các lực lượng GDĐĐ học sinh.

3.2.3.1. Mục tiêu

Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trƣờng một cách khoa học, hợp lý sẽ tạo đƣợc sự đồng thuận, thống nhất cao về nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục đạo đức. Phát huy đƣợc sƣ́c ma ̣nh tổng hợp của của các lực lƣợng giáo dục cùng cô ̣ng đồng trách nhiệm chăm l o GDĐĐ cho ho ̣c sinh . Khai thác nhƣ̃ng tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vâ ̣t chất cũng nhƣ tinh thần ) phục vụ nhiệm vụ giáo dục thế hê ̣ trẻ . Phát huy mặt tích cực của sự tác động qua lại giữ a các lƣ̣c lƣợng giáo dục tạo nên môi trƣờ ng giáo du ̣c lành ma ̣nh nhằm đa ̣t đƣợc các mục tiêu giáo dục đã đề ra.

3.2.3.2. Nội dung

Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội trong cơng tác giáo dục đạo đức học sinh.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

* Phối hợp các lực lượng trong nhà trường

Nhà trƣờng thành lập ban chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh gồm: -Hiệu trƣởng : trƣởng ban

-Phó hiệu trƣởng: Phó ban thƣờng trực - Bí thƣ Đồn - Ủy viên

- Các tổ trƣởng tổ trƣởng chuyên môn - Ủy viên Phân công trách nhiệm cụ thể:

Hiệu trƣởng: Chịu trách nhiệm chung, xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh nằm trong kế hoạch chiến lƣợc tổng thể của năm học. Tổ chức chỉ đạo các thành viên thực hiện kế hoạch.

Phó hiệu trƣởng phối hợp với các Tổ trƣởng chuyên môn đặc biệt tổ khoa học xã hội xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động dạy học lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong các môn học, chý ý đến các mơn xã hội, mơn GDCD. Phối hợp với Bí thƣ đồn trƣờng, tổ chức các hoạt động ngoài giờ, tổ chức các buổi giao lƣu, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giờ chào cờ đầu tuần, đánh giá thi đua ở các lớp, giáo dục ý thức chấp hành nội quy nhà trƣờng, giữ gìn, bảo vệ tài sản chung…

Bí thƣ Đồn thanh niên có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên hƣớng tới giáo dục từng chuẩn mực hành vi đạo đức, nét đẹp văn hóa của ngƣời Việt Nam. Bằng các hoạt động thiết thực nhƣ: hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh, các chƣơng trình tìm hiểu truyền thống địa phƣơng, dân tộc, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo... cho đến việc theo dõi thực hiện nền nếp nội quy học sinh

Tổ trƣởng tổ khoa học xã hội có nhiệm vụ thống nhất với các giáo viên, đặc biệt là giáo viên giáo dục GDCD xây dựng nội dung giáo dục đạo đức học sinh tích hợp với việc dạy học bộ môn, thống nhất về mục tiêu giáo dục, cách thức đánh giá giờ dạy có tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh qua các giờ dạy.

Đại diện giáo viên chủ nhiệm 3 khối lớp có nhiệm vụ tổ chức họp bàn, thống nhất với các giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt giáo dục học sinh cá biệt, quan tâm học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổ chức nâng cao hiểu biết cho phụ huynh về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Thống nhất với các phụ huynh học sinh, Đoàn

thanh niê, quản sinh về các nội dung, hình thức phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh.

* Phối hợp với gia đình học sinh

Nhà trƣờng phối hợp với gia đình thơng qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, GVCN và Ban đại diện CMHS của từng lớp. Đầu năm nhà trƣờng tổ chức hội nghị đại biểu cha mẹ học sinh các lớp, tiến hành bầu ban đại điện cha mẹ học sinh nhà trƣờng là những ngƣời có hiểu biết về giáo dục, có điều kiện hoạt động và đại diện của các khu vực dân cƣ. Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trƣờng có nhiệm vụ nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng của phụ huynh học sinh sau đó phản ánh, trao đổi với nhà trƣờng.

Nhà trƣờng tổ chức họp phụ huynh học sinh dƣới sự chủ trì của GVCN. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm GVCN đại điện cho nhà trƣờng thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức, tổ chức giáo dục đạo đức học sinh. Thông báo thời gian biểu, lịch học chính khóa, ngoại khóa, địa điểm thời gian bắt đầu và kết thúc buổi học để phụ huynh dễ dàng quản lý việc học của con em mình. Xin chữ ký và số điện thoại của phụ huynh học sinh để kịp thời liên hệ với gia đình khi cần thiết, tăng hiệu quả phối hợp quản lý và giáo dục học sinh. Cuộc họp cuối kỳ I và cuối năm thông báo kết quả học tập của học sinh, khen thƣởng những học sinh có kết quả học tập cao, nhắc nhở những học sinh có kết quả học tập và rèn luyện đạo đức còn yếu. Đây là dịp để giáo viên chủ nhiệm và gia đình có dịp trao đổi, điều chỉnh các biện pháp, hình thức phối hợp để có hiệu quả cao hơn.

Nhà trƣờng chủ động bằng các hoạt động cụ thể: cung cấp tài liệu, tổ chức tọa đàm, hội nghị, trao đổi...chủ động trao đổi nhằm cung cấp các kiến thức nuôi dạy, giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ, nhất là các ông bố, bà mẹ trẻ.

Nhà trƣờng chỉ đạo GVCN và quản sinh mời phụ huynh những học sinh có biểu hiện vi phạm đa ̣o đƣ́ c hoă ̣c tái pha ̣m nhiều lần tới trƣờng gă ̣p gỡ, trao đổi thông báo về tì nh hình ho ̣c tâ ̣p , rèn luyện đồng thời nắm bắt đƣ ợc nhƣ̃ng thơng tin phản hồi từ phía gia đình các em, cùng đi đến thống nhất để

tìm ra nguyên nhân , lƣ̣a chọn biện pháp giáo dục , cam kết sƣ̣ phới hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trƣờng. Biê ̣n pháp này phải đƣợc vâ ̣n du ̣ng linh hoa ̣t, khéo léo và có thái đô ̣ đúng mƣ̣c khi tiếp xúc với phu ̣ huynh.

GVCN và đại diện học sinh trong lớp tới thăm gia đình học sinh, qua viê ̣c đến thăm gia đình ho ̣c sinh sẽ tăng thêm mối quan hê ̣ gắn bó thân thiết , bổ sung trao đổi thông tin giƣ̃ a gia đình và nhà trƣờng . Đây là biê ̣n pháp mà các GVCN đã áp dụng, đă ̣c biê ̣t là đối với gia đình ho ̣c sinh có hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t khó khăn, gia đình ho ̣c sinh cá biê ̣t.

Về phía gia đình cũng phải cam kết trách nhiệm của mình:

Tạo mơi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ cho con em họ, tham gia với nhà trƣờng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Gia đình tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng nhằm quản lý tốt thời gian học và sinh hoạt của học sinh để tránh các em có thời gian tham gia các hoạt động có hại khơng kiểm sốt đƣợc.

Gia đình nghiêm khắc nhắc nhở, giáo dục con em mình ý thức trách nhiệm ngƣời học sinh chấp hành tốt các quy định của nhà trƣờng, pháp luật của nhà nƣớc.

Gia đình khơng bao che hành vi vi phạm của con em mình và thơng báo kịp thời với nhà trƣờng hoặc cơ quan chức năng phối hợp giải quyết.

Đại diện cha mẹ học sinh đƣợc tham gia hội đồng khen thƣởng, kỷ luật của nhà trƣờng, tham gia tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa theo khả năng và điều kiện cho phép.

* Phối hợp với các lực lượng ngồi xã hội

Cơng tác giáo dục đạo đức học sinh không thể thiếu sự phối hợp của cộng đồng xã hội, đặc biệt là chính quyền địa phƣơng. Nhà trƣờng nên chủ động gặp gỡ bàn bạc, kết hợp với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức, lực lƣợng trên địa bàn Quận đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn

xã hội, có những quy định về khu vui chơi giải trí, dẹp bỏ các tụ điểm ăn chơi, các quán internet gần trƣờng học.

Nhà trƣờng phối hợp công an phƣờng tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra nội vụ trong nhà trƣờng, cho học sinh kí cam kết khơng mua bán và tàng trữ chất gây cháy nổ, băng đĩa cấm ... vào các dịp nghỉ lễ. Kết hợp công an làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự giờ tan học. Nhà trƣờng phối hợp với Ban chỉ huy quân sự Quận tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và tổ chức tuần học quân sự cho học sinh.

Nhà trƣờng thông báo về địa phƣơng những trƣờng hợp học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, kết hợp với gia đình và địa phƣơng tìm cách giáo dục, đồng thời liên hệ thƣờng xuyên với công an địa phƣơng kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh.

Phối hợp với Đoàn thanh niên địa phƣơng tổ chức sinh hoạt hè tại địa phƣơng cho học sinh, tổ chức cho học sinh tìm hiểu truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa địa phƣơng nhằm giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, cuối đợt sinh hoạt hè thu phiếu nhận xét đánh giá của địa phƣơng về học sinh, làm căn cứ xếp loại đạo đức và căn cứ có biện pháp phối hợp giáo dục.

Nhà trƣờng phối hợp với trung tâm y tế Quận tổ chức khám sức khỏe cho học sinh và tổ chức tuyên truyền giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh.

Qua các tổ chức xã hội, nhà trƣờng thu thập nguồn thông tin đáng tin cậy từ nơi học sinh cƣ trú để đánh giá đúng tình hình học sinh và tìm ra những biện pháp giúp các em hoàn thiện nhân cách.

3.2.4. Tăng cường các điều kiện tài chính, CSVC phục vụ hoạt động GDĐĐ.

3.2.4.1. Mục tiêu

Tăng cƣờng và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức là điều kiện quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ của nhà trƣờng. Nhằm tạo điều điều kiện tốt tốt nhất về vật chất và tinh thần cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức.

Tăng cƣờng cơ sở vật chất giúp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ thông tin nhƣ là một công cụ hỗ trợ quản lý và tổ chức các nội dung giáo dục đạo đức học sinh.

3.2.4.2. Nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nguyễn du, thành phố hải phòng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)