kiểm tra, đánh giá HS và GV thuộc về trách nhiệm của BGH (giao cho hiệu phó phụ trách chuyên môn). Tuy nhiên, cách làm này chưa đạt hiệu quả vì TTCM cũng là GV, họ trực tiếp giảng dạy nên nắm rõ trình độ nhận thức của HS, việc ra đề sẽ sát thực tế hơn. Thực tế, GV đánh giá việc lập ngân hàng đề thi cho tổ chuyên môn của TTCM chỉ ở mức khá, thậm chí 10/120 GV = 8,3% đánh giá ở mức trung bình và 10/120GV = 8,3% đánh giá ở mức yếu.
Việc quản lí khâu chuẩn bị giảng dạy của GV hiện nay chủ yếu thông qua kiểm tra hồ sơ, giáo án. Có trường quy định phải có giáo án của tuần thực dạy trước 1 tuần, có trường quy định có trước 03 ngày. Cịn trên thực tế, mặc dù GV nào cũng nhận thức rõ được quy định của trường, nhưng không phải tất cả GV đều thực hiện tốt. Chỉ khi nào có thanh, kiểm tra, GV mới chuẩn bị đầy đủ.
2.4.2. Thực trạng quản lí khâu thực thi hoạt động dạy của GV
Bảng 2.14. Thực trạng quản lí khâu thực thi hoạt động dạy của GV T T
T
Các nội dung Mức độ đánh giá (%)
Tốt Khá TB Yếu Rất yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV B QUẢN LÍ KHÂU THỰC THI
1 Quản lí việc thực hiện quy chế chun mơn (ví dụ như: quản
lí việc soạn bài, tiến trình lên lớp, chấm chữa bài….)
100 83,3 16,7
2
3
4
Quản lí nề nếp giảng dạy của GV
Theo dõi ngày, giờ công 100 100
Theo dõi giờ giấc ra vào lớp 100 83,3 16,7
Dự giờ, thăm lớp, khảo sát
chất lượng HS 66,7 75 33,3 25,0
Quản lí việc thực hiện nội dung chương trình, tiến trình thực hiện giảng dạy của GV
(dự giờ, khảo sát HS… )
83,3 83,3 16,7 16,7 Giám sát GV thực hiện giảng
dạy các môn học 100 58,4 33,3 8,3
Chỉ đạo GV thực hiện kế
T T
Các nội dung Mức độ đánh giá (%)
Tốt Khá TB Yếu Rất yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 5 6 sử dụng ĐDDH để tăng cường hiệu quả chất lượng dạy học
Tham mưu với BGH tạo động lực phấn đấu cho GV và HS (biểu dương, khen thưởng, nêu gương..)
100 83,3 16,7
Đổi mới hình thức và nội dung
sinh hoạt tổ chuyên môn 50 25 33,3 58,3 16,7 4,2 12,5 Xây dựng môi trường thân
thiện, văn hóa trong tổ chuyên môn
73,3 25 16,7 66,6 10 6,7 1,7
Qua số liệu trên cho thấy:
Việc theo dõi ngày giờ công, giờ giấc ra vào lớp hiện nay được các trường đánh vào tiêu chí thi đua về nề nếp giảng dạy của GV. Việc GV đảm bảo ngày giờ công là quan trọng đối với bậc học TH: vừa dạy kiến thức vừa rèn nền nếp, GD đạo đức cho HS. 100% GV được hỏi đều cho rằng, BGH thực hiện nghiêm túc và cơng bằng tiêu chí thi đua này.
Đối với các nhà quản lí, việc dự giờ, thăm lớp đã trở thành công việc định kì. Thơng thường, các trường TH trong Quận tiến hành việc dự giờ theo 2 hình thức : đột xuất và báo trước. Qua dự giờ GV, nhà quản lí có thể kiểm tra được thực tế việc chuẩn bị, tiến trình bài dạy, phong cách giảng dạy và nội dung kiến thức truyền đạt.
Việc thống nhất cách soạn giảng, chấm chữa bài....thường được TTCM đưa ra trong những buổi sinh hoạt chuyên môn ngay từ đầu năm học. Qua phỏng vấn và dự giờ GV, người viết nhận thấy có trường thực hiện tốt những quy định này (TH Nghĩa Đô, Dịch Vọng A, Nguyễn Khả Trạc, Trung Hòa...)
BGH và TTCM cịn kiểm tra việc thực hiện quy chế chun mơn thông qua việc khảo sát HS, kiểm tra sách vở để nhận xét cách chấm, chữa bài của GV. Đa số GV được hỏi đều trả lời công tác quản lí khâu thực thi của các trường khá chặt chẽ, nghiêm ngặt. Vì vậy, qua các đợt thanh, kiểm tra, hầu hết khơng có GV vi phạm quy chế chun mơn. Tuy vậy, việc giám sát thực hiện
giảng dạy các mơn học lại có sự đánh giá khơng đồng nhất giữa cán bộ quản lí và GV. 100% cán bộ quản lí được hỏi đều cho rằng họ thực hiện nhiệm vụ giám sát tốt. Cịn GV lại đánh giá cơng tác quản lí chưa sát sao. Chỉ có 58,4% GV đánh giá mức tốt. Còn 33,3% GV đánh giá mức khá và 8,3% đánh giá mức trung bình. Điều này có thể lý giải là số lượng GV các mơn chuyên biệt tại một số trường TH hiện nay bị thiếu, dẫn đến tình trạng giáo viên chủ nhiệm phải dạy thay, dạy hộ. Một số mơn học mới được đưa vào chương trình giảng dạy dẫn đến tình trạng GV cịn lúng túng trong q trình triển khai.
Quá trình dạy học là sự tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Nếu chỉ quản lí hoạt động dạy thì chưa đủ. Hiện nay, các trường TH trên địa bàn quận Cầu Giấy đã chú trọng nhiều vào hoạt động học tập của HS. Qua khảo sát, người viết nhận thấy BGH các nhà trường giám sát chặt chẽ việc thực hiện dạy học đầy đủ các phân môn, hướng tới sự phát triển toàn diện cho HS. BGH đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện nhiều chuyên đề phong phú, trải đều các môn học chứ khơng tập trung vào Tốn, Tiếng Việt như trước. Qua phỏng vấn, người viết nhận thấy, tỉ lệ triển khai các chuyên đề Đạo đức, An tồn giao thơng, Tự nhiên và xã hội, Thủ công, GD nếp sống thanh lịch, văn minh ....là ngang bằng với các chuyên đề mơn Tốn và Tiếng Việt.
Để việc học tập đi vào thực chất nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho HS, TTCM đã kết hợp với giáo chủ nhiệm từng khối lớp dạy đúng, dạy đủ các phân môn, chú trọng rèn kĩ năng sống cho HS. Trong nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nhiều tổ chuyên môn đã cùng bàn thảo, đưa ra các loại ĐDDH cần sử dụng trong các tiết học. Tuy nhiên, vẫn còn 4,2% GV đánh giá mức độ thực hiện của TTCM chỉ đạt trung bình. Điều này được lí giải là số lượng thiết bị ĐDDH ở một số trường chưa đủ và đồng bộ, dẫn đến một số tiết học, GV chưa sử dụng và sử dụng ĐDDH chưa hiệu quả. Vấn đề tạo động cơ học tập và động lực phấn đấu cho HS được GV quan tâm. Ở nhiều trường TH trên địa bàn Quận, nội dung này đã trở thành tiêu chí thi đua giữa các lớp. Thực tế, các TTCM đã là người cố vấn tin cậy nhất cho BGH các nhà trường trong việc tham mưu công tác thi đua khen thưởng (tỉ lệ 83,3% GV được hỏi đánh giá mức tốt).