Vận dụng các biện pháp thiết kế một số giáo án theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hướng dẫn học sinh học chương i, IV sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống (Trang 72 - 86)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Vận dụng các biện pháp thiết kế một số giáo án theo

Các hình thức phát triển phơi: phơi phát triển ngồi (đẻ trứng), phơi phát triển trong (đẻ con).

2.3. Vận dụng các biện pháp thiết kế một số giáo án theo quan điểm cấp cơ thể cơ thể

BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY 1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS phải: - Về kiến thức:

+ Nêu được cấu tạo và vai trò của mạch gỗ, mạch rây trong chuyển hóa vật chất và năng lượng ở TV.

+ Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo của hệ mạch với vai trò vận chuyển vật chất.

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp. + Phát triển năng lực tự học làm việc theo nhóm...

- Về thái độ:

2. Phƣơng tiện dạy học

- Hình 2.1 đến 2.6 trong SGK.

Chỉ tiêu phân biệt Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Cấu tạo

Thành phần của dịch mạch Động lực đẩy dịng mạch Vai trị của mạch

Nhóm 1: Nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu yêu cầu trong bảng về dòng mạch gỗ:

- Những chất nào được vận chuyển nhờ dòng mạch gỗ lên lá và các bộ phận khác của cây?

- Mạch gỗ có cấu tạo như thế nào mà vận chuyển được các chất liên tục từ gốc lên ngọn? Tế bào mạch gỗ là tế bào chết và bị linhin hóa có vai trị gì trong vận chuyển các chất?

- Tại sao các chất lại có thể vận chuyển được ngược chiều trọng lực từ rễ lên đỉnh cây? Thí nghiệm nào chứng minh điều đó?

Nhóm 2: Nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi sau, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu yêu cầu trong bảng về dòng mạch rây:

- Những chất nào được vận chuyển nhờ dòng mạch rây từ bộ phận quang hợp xuống cơ quan dự trữ?

- Mạch rây có cấu tạo như thế nào mà vận chuyển được các chất liên tục đến nơi dự trữ hoặc nơi tiêu thụ?

- Tại sao các chất lại có thể vận chuyển được từ cơ quan nguồn đến cơ quan chứa, hay vận chuyển ngược chiều trọng lực từ cơ quan chứa đến cơ quan nguồn khi cây cần?

3. Phƣơng pháp dạy học

- Phương pháp hỏi đáp, quan sát tranh giáo khoa, làm việc với sách giáo khoa.

4. Hƣớng dẫn tổ chức dạy học

4.1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Nêu vai trị của q trình hấp thụ nước và muối khoáng với TV? Rễ cây có đặc điểm gì thích nghi với việc hấp thụ nước và muối khoáng?

4.2. Bài mới

GV chia lớp thành hai nhóm, cho HS hồn thành phiếu học tập. Nhóm 1 hồn thành u cầu tìm hiểu dịng mạch gỗ, nhóm 2 hồn thành u cầu tìm hiểu dịng mạch rây.

HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm tìm ý trả lời theo các câu hỏi GV đã đặt ra trong phiếu.

Sau khi các nhóm thảo luận GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung, GV đưa ra đáp án phiếu như sau:

Chỉ tiêu so sánh Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Cấu tạo mạch Mạch gỗ gồm quản bào và mạch ống: nhờ cách sắp xếp thành mạch (ở mạch ống, đầu tế bào này gắn với đầu tế bào kia tạo thành ống dài; ở quản bào, lỗ bên của tế bào này xếp sát với lỗ bên của tế bào kia tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang) nên

Mạch rây gồm các tế bào sống xếp sát nhau tạo thành ống rây và các tế bào kèm xếp sát ống rây.

các chất được vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.

Thành phần của dịch mạch

Nước, muối khoáng, một số chất hữu cơ (axit amin, amit, vitamin, các hoocmôn được tổng hợp ở rễ).

Saccarôzơ, axit amin, vitamin, hoocmôn TV và một số iơn khống được sử dụng lại. Động lực đẩy dòng mạch Các chất vận chuyển được ngược chiều trọng lực là nhờ 3 lực:

+ Áp suất rễ. + Lực hút ở lá.

+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.

Các chất vận chuyển được giữa các tế bào của ống rây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn và các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn. Vai trò của mạch Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ đến các bộ phận khác của cây. Vận chuyển dòng vật chất từ cơ quan nguồn (nơi hình thành saccarơzơ) đến cơ quan chứa (nơi sử dụng hay nơi dự trữ saccarôzơ). Sau khi đưa kết quả phiếu học tập, GV có thể nhấn mạnh cho HS: Mạch ống và mạch rây tuy vận chuyển dạng vật chất khác nhau nhưng cùng thực hiện một chức năng là vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác cung cấp nguyên liệu cho quá trình biến đổi.

4.3. Củng cố

Dịng mạch gỗ và mạch rây có vai trị gì trong chuyển hóa vật chất và năng lượng ở TV?

4.4. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Hoàn thành các câu hỏi và bài tập trang 14. - Đọc trước bài 3. Thốt hơi nước

Bài 15. TIÊU HĨA Ở ĐỘNG VẬT 1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS phải:

- Nêu được khái niệm tiêu hóa và chỉ ra được tiêu hóa là một giai đoạn quan trọng và là cơ sở giúp cơ thể hấp thụ được thức ăn ở ĐV.

- Nêu được chiều hướng tiến hóa của cơ quan tiêu hóa ở các nhóm ĐV khác nhau.

- Nêu được vai trị của tiêu hóa trong CHVC&NL ở ĐV, chỉ ra điểm giống và điểm riêng biệt trong giai đoạn hấp thụ ở TV và ĐV.

2. Phƣơng tiện dạy học

- Các hình vẽ trong SGK.

3. Phƣơng pháp dạy học

- Vấn đáp, thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK.

4. Tổ chức dạy học

4.1. Kiểm tra bài cũ 4.2. Bài mới

Định hướng chung của bài là dạy về khái niệm, sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa ở các nhóm ĐV khác nhau trên nấc thang tiến hóa. Sau mỗi phần sẽ so sánh tìm điểm tương đồng với TV.

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tiêu hóa

Trước khi đưa ra khái niệm tiêu hóa, GV yêu cầu HS nêu các giai đoạn của q trình chuyển hóa vật chất ở TV. Sau đó nêu, ở ĐV q trình chuyển hóa cũng diễn ra qua các giai đoạn như vậy.

Sau đó, GV nêu vấn đề: Ở ĐV thu nhận thức ăn chủ yếu ở dạng khó hấp thụ (hợp chất hữu cơ, mẩu thức ăn lớn). Vậy, làm thế nào để ĐV có thể hấp thụ được dạng thức ăn này?

GV cho HS nghiên cứu phần mở đầu trang 61, tìm ý trả lời. HS phải lĩnh hội được thức ăn cơ thể ĐV thu nhận phải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hóa thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Sau đó, yêu cầu HS đánh dấu x vào ô cho câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa (trang 61 – SGK).

Sau khi hình thành khái niệm tiêu hóa, GV có thể nêu câu hỏi để mở rộng cho HS:

- Tiêu hóa có ý nghĩa gì với ĐV?

- Ở TV có cần giai đoạn tiêu hóa thức ăn khơng? Vì sao?

Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức tiêu hóa ở các nhóm ĐV khác nhau

GV có thể nêu các câu hỏi sau để hướng dẫn HS học: * ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa

- Nêu dạng thức ăn và cách tiêu hóa thức ăn ở ĐV đơn bào? - Nêu trình tự các giai đoạn tiêu hóa thức ăn ở trùng giày. * Q trình tiêu hóa ở ĐV có túi tiêu hóa

- Các loài ruột khoang và giun dẹp làm thế nào để tiêu hóa được thức ăn? - Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?

So với tiêu hóa nội bào ở ĐV đơn bào, tiêu hóa ở ĐV có túi tiêu hóa có ưu điểm gì hơn?

* Tiêu hóa ở ĐV có ống tiêu hóa

- Nêu đặc điểm của ống tiêu hóa thích nghi với nhiệm vụ biến đổi thức ăn phức tạp thành chất đơn giản?

- Sự phân hóa các bộ phận trong ống tiêu hóa có tác dụng gì?

- Ở các ĐV như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác với bộ phận ống tiêu hóa ở người? Bộ phận ấy có chức năng gì? (Ở các ĐV trên cịn có diều, diều là nơi chứa thức ăn, tại đây thức ăn được thấm dịch và được chuyển dần xuống dạ dày).

- Chất dinh dưỡng đã được biến đổi hấp thụ vào cơ t hể qua cơ quan nào? (Chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu qua lông ruột trên bề mặt ruột non).

- Nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức tiêu hóa ở các nhóm ĐV khác nhau?

4.3. Củng cố

Nêu điểm giống và điểm khác về giai đoạn hấp thụ thức ăn giữa ĐV và TV?

Đáp án:

- Giống nhau: Cả TV và ĐV đều phải hấp thụ thức ăn từ môi trường ngoài làm cơ sở tổng hợp nên chất hữu cơ của cơ thể. Thức ăn được hấp thụ qua vào cơ thể là dạng đơn giản, dễ tiêu hóa.

- Khác nhau: Do nguồn thức ăn khác nhau nên giai đoạn hấp thụ ở ĐV và TV là khác nhau:

+ TV hầu hết tự tổng hợp được chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn giản nên khơng phải tiêu hóa thức ăn trước khi hấp thụ vào cơ thể (trừ một số cây bắt mồi).

+ ĐV sử dụng chất hữu cơ phức tạp nên trước khi hấp thụ vào cơ thể phải được tiêu hóa thành dạng đơn giản.

4.4. Hướng dẫn học bài ở nhà

a. Hoàn thành bảng sau:

Giai đoạn thu nhận TV ĐV

Dạng vật chất Cơ quan thực hiện Cơ chế

b. Từ bảng trên hãy rút ra điểm chung về giai đoạn thu nhận vật chất giữa TV và ĐV?

BÀI 18 TUẦN HOÀN MÁU 1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS phải: - Về kiến thức:

+ Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

+ Nêu được sự tiến hóa của hệ tuần hồn ở các nhóm ĐV trên nấc thang tiến hóa.

+ Nêu được điểm giống và khác nhau về hệ vận chuyển giữa TV và ĐV. - Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.

+ Phát triển kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm... - Về thái độ:

+ Có ý thức vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn.

2. Phƣơng pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm

3. Phƣơng tiện dạy học

- Phiếu học tập số 1: Phân biệt hệ tuần hồn kín và hệ tuần hồn hở Chỉ tiêu phân biệt Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hồn kín

Đại diện Đặc điểm

- Phiếu học tập số 2: So sánh cơ quan vận chuyển vật chất ở TV và ĐV

Giống nhau: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Khác nhau: Chỉ tiêu so sánh TV ĐV Cấu tạo hệ mạch Chức năng Cơ chế vận chuyển 4. Tổ chức dạy học

4.1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Tại sao nói, ở TV và ĐV đều cần có hơ hấp? Nêu các hình thức hơ hấp ở ĐV?

4.2. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

GV hướng dẫn HS học bằng cách hỏi: - Hệ tuần hoàn gồm những bộ phận nào?

- Hệ tuần hồn có vai trị gì trong chuyển hóa vật chất và năng lượng? - Chức năng vận chuyển các chất ở hệ tuần hồn của ĐV có giống chức năng vận chuyển của mạch gỗ, mạch rây ở TV khơng?

- Em có kết luận gì về vai trị của hệ vận chuyển ở cơ thể đa bào? (Về bản chất thì ở TV và ĐV đa bào bậc cao, trong chuyển hóa vật chất và năng lượng hệ mạch có vai trị vận chuyển các chất được hấp thụ, các chất là sản phẩm của tế bào hay các chất thải đến cơ quan tiếp nhận. Hệ mạch giúp thống nhất các bộ phận trong cơ thể và là một khâu dẫn truyền các chất vào và ra khỏi tế bào).

Sau đó GV chốt: Như vậy, cả ĐV và TV đều có hệ thống mạch để vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng hệ tuần hồn ở ĐV

GV u cầu HS tìm thơng tin trong SGK để trả lời câu hỏi:

- Tại sao các động vật đơn bào và các động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp lại khơng có hệ tuần hồn cịn các động vật đa bào có kích thước lớn lại phải có hệ tuần hồn?

- Hệ tuần hoàn ở động vật được chia thành mấy dạng? Đó là những dạng nào?

Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu quan sát hình 18.1 và 18.2 và tìm thơng tin trong SGK để hồn thành phiếu học tập số 1.

Sau khi HS hoàn thành phiếu học tập, GV đặt câu hỏi mở rộng: - Cho biết ưu điểm của hệ tuần hồn kín so với hệ tuần hoàn hở? - Cho biết vai trị của tim trong tuần hồn máu?

Học sinh trả lời, GV bổ sung:

- Ưu điểm của hệ tuần hồn kín so với hệ tuần hoàn hở: Trong hệ tuần hồn kín máu chảy trong động mạch với áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

- Vai trò của tim trong tuần hoàn máu: Tim hoạt động như một cái bơm hút máu về và đẩy máu đi. Tim là động lực chính đẩy máu chảy trong mạch máu.

Sau khi tìm hiểu hệ tuần hồn kín và hệ tuần hồn hở, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dạng hệ tuần hồn kín:

- Ở động vật có xương sống, hệ tuần hồn kín được chia thành mấy dạng? Đó là những dạng nào?

- Hãy quan sát hình 18.3 và thực hiện các lệnh trong trang 79.

- Hệ tuần hoàn phát triển như thế nào tương ứng với các lồi ĐV trên thang tiến hóa?

Sau khi học xong về các dạng hệ tuần hoàn ở ĐV, GV cho HS hoàn thành phiếu học tập số 2.

4.3. Củng cố

Tìm điểm giống và khác về quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể ở ĐV và TV?

4.4. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Trả lời các câu hỏi trang 80. - Đọc trước bài 19. Tuần hoàn máu

BÀI 22. ÔN TẬP CHƢƠNG I 1. Mục tiêu

Qua nội dung tiết ôn tập HS phải: - Về kiến thức

+ Xác định được đặc điểm chung, đặc điểm riêng về các giai đoạn của q trình chuyển hóa vật chất ở ĐV và TV.

+ Chỉ ra được chiều hướng tiến hóa của sinh giới, sự đa dạng về hình thức biểu hiện sinh vật.

- Về kỹ năng

+ Phát triển kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp. + Phát triển kĩ năng hệ thống hóa kiến thức. - Thái độ

Có quan niệm đúng về sự thống nhất giữa TV và ĐV ở cấp cơ thể đa bào.

2. Phƣơng tiện dạy học

- Phiếu học tập: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở TV, ĐV, cấp cơ thể. Đối tượng Các giai đoạn TV ĐV Cấp cơ thể Thu nhận Dạng vật chất Cơ quan thực hiện Cơ chế Vận chuyển Dạng vật chất Cơ quan thực hiện Động lực Biến đổi Bài xuất Dạng vật chất Cơ quan thực hiện Cơ chế 3. Phƣơng pháp dạy học - Thảo luận nhóm. - Hỏi đáp.

4. Tổ chức dạy học

4.1. Kiểm tra bài cũ 4.2. Bài mới

GV chia lớp thành 3 nhóm hồn thành phiếu học tập:

+ Nhóm 1: Khái quát lại giai đoạn thu nhận về dạng vật chất, cơ quan và cơ chế thu nhận ở TV, ĐV sau đó tìm điểm chung thể hiện ở cấp cơ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hướng dẫn học sinh học chương i, IV sinh học 11 trung học phổ thông theo quan điểm cấp cơ thể đa bào của thế giới sống (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)