Chính sách đánh giá hiệu quả công việc

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị nguồn nhân lực hoạch định và lập chính sách nhân sự của công ty (Trang 31 - 37)

2. KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC

2.4. Các chính sách nhân sự

2.4.3. Chính sách đánh giá hiệu quả công việc

- Về phương pháp: Có rất nhiều phương pháp đánh giá và khơng có phương pháp nào là tốt nhất cho tất cả tổ chức. Ngay trong nội bộ doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các phương pháp khác nhau đối với các bộ phận khác nhau.

- Về mục đích:

● Cung cấp các thơng tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác.

● Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong q trình làm việc. ● Kích thích, động viên nhân viên thơng qua những điều khoản về đánh giá,

ghi nhận và hỗ trợ.

● Cung cấp các thông tin làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức, ...

● Phát triển sự hiểu biết về công ty thông qua đàm thoại về các cơ hội và hoạch định nghề nghiệp.

● Tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC PHỔ BIẾN:

Chỉ số đo lường hiệu suất:

KPI là những chỉ số, giá trị có thể đo lường được thể hiện mức độ hiệu quả trong hoạt động của một công ty. Các doanh nghiệp sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá tiến độ và khả năng hoàn thành kế hoạch làm việc và các mục tiêu chiến lược của mình.

Doanh nghiệp có thể xây dựng KPI cho từng nhân viên ở các bộ phận, phòng ban khác nhau để đảm bảo nhân viên có thể cố gắng để đạt được hiệu quả công việc cao

Ưu điểm:

➢ Đo được kết quả chính xác dưới dạng số, số liệu hoặc thống kê. ➢ Có thể theo dõi được tiến trình trong tương lai.

Nhược điểm:

➢ Giảm mức độ sáng tạo của nhân viên. ➢ KPI không phù hợp cho mục tiêu dài hạn.

Ví dụ, đánh giá KPI cá nhân:

Ví dụ, khi xây dựng chỉ tiêu KPI cho bộ phận Sale: ➢ Doanh thu bán hàng trung bình

➢ Chi phí của Nhóm bán hàng ➢ Số lượng hàng bán

➢ Doanh thu bán hàng từng loại sản phẩm ➢ Cơ hội bán hàng

➢ Tổng doanh thu bán hàng ➢ Báo giá

➢ Giá trị đơn hàng

➢ Chỉ tiêu doanh số bán hàng, ...

Phương pháp thẻ điểm cân bằng (Balanced Score Card):

Phương pháp thẻ điểm cân bằng là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn chiến lược. Nâng cao hiệu quả truyền thơng nội bộ và bên ngồi, theo dõi hiệu quả hoạt động so với mục tiêu đề ra.

Phương pháp này thiết lập hệ thống đo lường thành quả hoạt động trong doanh nghiệp trên các khía cạnh: tài chính, khách hàng, hoạt động kinh doanh nội bộ, đào tạo và phát triển.

Ưu điểm:

➢ Mang lại cấu trúc cho chiến lược của công ty ➢ Khiến cho việc truyền thông chiến lược dễ dàng ➢ Liên kết các phòng ban và bộ phận

➢ Giúp nhân viên nhận thấy được các mục tiêu cá nhân của họ liên kết với chiến lược tổ chức như thế nào

Nhược điểm:

➢ BSC có thể là một khuôn khổ áp đảo.

➢ Khơng thể được sao chép chính xác từ các ví dụ. ➢ Địi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ từ lãnh đạo để thành công.

Phương pháp đánh giá xếp hạng danh mục (Weighted Checklist Methods):

Đây là một phương pháp đánh giá hiệu quả công việc khá phổ biến, trong đó mức độ thực hiện công việc được đánh giá bằng một danh sách được chuẩn bị trước, liệt kê các hành vi thể hiện sự hiệu quả hoặc không trong công việc.

Ưu điểm: Dễ đánh giá Nhược điểm:

➢ Khó tổng hợp, phân tích hay đánh giá mức độ hồn thành cơng việc hay hành vi của từng nhân viên.

Đánh giá theo thang đồ thị (Graphic Rating Scales):

Đây là hình thức người quản lý chỉ cần kiểm tra mức độ hiệu quả của nhân viên theo các cấp độ như: rất kém, kém, bình thường, tốt, rất tốt. Đây là phương pháp đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá thực hiện công việc.

Ưu điểm:

➢ Tập trung vào một số KPI trọng yếu trong công việc ➢ Dễ hiểu, dễ thực hiện

➢ Được sử dụng rộng rãi Nhược điểm:

➢ Nhiều hành vi và công việc không đạt yêu cầu nhưng không thể đánh giá ➢ Phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người đánh giá

Quản lý, đánh giá theo mục tiêu (MBO):

Đây là một phương pháp trong đó nhà quản lý, người giám sát đặt mục tiêu cho nhân viên, định kỳ đánh giá hiệu suất và khen thưởng theo kết quả. Phương pháp này chú ý tập trung vào những gì phải hồn thành thay vì cách thức và phương pháp thực hiện.

Bên cạnh những phương pháp đơn lẻ, nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn cách sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá với nhau để có được kết quả chính xác nhất. Bên cạnh việc đánh giá cơng việc, doanh nghiệp cịn kết hợp với đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo để nhận định về sự nỗ lực của nhân viên.

Ưu điểm: Thích hợp cho tất cả các vị trí đặc biệt là vị trí quản lý, cấp chuyên viên và các công việc liên quan đến dự án.

Nhược điểm:

➢ Nếu mục tiêu đưa ra khơng phù hợp thì sẽ tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp.

➢ Cần phải có q trình chuẩn bị và hướng dẫn phương pháp thiết lập mục tiêu và đánh giá.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị nguồn nhân lực hoạch định và lập chính sách nhân sự của công ty (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)