CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU
2.3. Đặc điểm thị trường trong nước
2.3.4. Môi trường kinh tế
Đến nay trên 80% cao su thiên nhiên của Việt Nam được tiêu thụ tại các thị trường quốc tế. Điều này cho thấy sự phát triển và lớn mạnh của ngành cao su Việt Nam cho đến nay chủ yếu là do động lực của thị trường xuất khẩu nguyên liệu thô. Giá xuất khẩu quyết định đến sự thu hẹp hoặc mở rộng diện tích cao su, tới quy mơ của khối chế biến mủ cao su và tác động đến sinh kế hàng trăm nghìn lao động tham gia nhiều khâu khác nhau của chuỗi cung và các hộ gia đình tham gia khâu sản xuất.
Theo quan điểm của Báo cáo đưa ra, đến nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành cao su vẫn là sản phẩm thô, với lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu chiếm trên 80% trong tổng sản lượng xuất khẩu.
Tuy nhiên, khi thị trường đã phát triển, cơ chế chính sách của các quốc gia liên quan đến đầu tư cởi mở hơn, lao động giá rẻ khơng cịn tồn tại, hoặc khơng cịn là lợi thế của quốc gia, xuất khẩu sản phẩm thô không những không tạo được giá trị gia tăng, không khuyến
khích được các doanh nghiệp cải tiến cơng nghệ và đầu tư lao động tay nghề cao. Điều này sẽ làm mất lợi thế cạnh tranh của ngành trên thị trường thế giới.
Nói cách khác, đã đến lúc ngành cao su của Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước đang tham gia khâu sản xuất và chế biến thô hiện nay, cần thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, chú trọng tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm xuất khẩu, nhằm nâng cao năng suất, tăng hiệu quả sử dụng vốn, lao động và công nghệ.