CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU
3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.2.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu
Lộ trình thúc đẩy xuất khẩu cao su bao gồm nhiều công đoạn như trồng trọt, thu mua, chế biến, xuất khẩu… Để sản xuất tốt thì phải có những cây giống tốt và một quy trình sản xuất đúng khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, địi hỏi các doanh nghiệp phải tích cực đẩy mạnh nghiên cứu để tìm ra các giống cây trồng tốt, đất đai phù hợp với cây cao su.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác thu gom khi đến mùa thu hoạch để không xảy ra hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp. Hơn thế, để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh khâu chế biến ra sản phẩm cuối cùng để nâng cao giá trị gia tăng, việc chế biến bao gồm cả gỗ cao su và mủ cao su.
3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm
Thực tế cho thấy, phần lớn các cơ chế chế biến cao su Việt Nam chỉ sản xuất được cao su theo khối lượng tiêu chuẩn Việt Nam và mủ ly tâm để sản xuất latex, với cơ cấu : SVR3L; 5L 55-60%; SVR 10-20; SVRCV 10-15%; Mủ ly tâm latex 10-15%; RSS 4-
5%. Cơ cấu các sản phẩm cao su như vậy chỉ phù hợp với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu cao su tự nhiên một cách bền vững thì doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ mới để tăng tỷ trọng sản xuất các loại cao su kỹ thuật. Các doanh nghiệp sản xuất cần xây dựng mới và nâng cấp thiết bị cho các nhà máy chế biến mủ để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và linh hoạt trong cơ cấu sản phẩm chế biến, tạo điều kiện mở rộng và phát triển các sản phẩm cao su có sức cạnh tranh trong xuất khẩu.
Một vấn đề bức thiết còn tồn tại trong xuất khẩu cao su Việt Nam là xuất khẩu sản phẩm thơ cịn chiếm hơn 80% sản lượng cao su. Điều này không những làm giảm giá trị xuất khẩu của cao su nói chung mà cịn khơng có điều kiện và khả năng phát triển các sản phẩm mới xuất khẩu trong khi lực lượng lao động nông nghiệp nước ta dồi dào. Để khắc phục hạn chế đó, các doanh nghiệp sản xuất cao su nguyên liệu phải đa dạng hóa sản
phẩm, và phải tạo ra sự liên kết trong việc đầu tư vào việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su.
3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, đặc biệt là nghiên cứu thị trường.
Để mặt hàng cao su có thể thâm nhập được vào nhiều thị trường một cách hiệu quả hơn thì doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. Chính hoạt động này mới có thể đảm bảo cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp vào những thị trường đã thâm nhập được có thể tồn tại lâu dài.
Nghiên cứu thị trường là một trong những khâu cực kì quan trọng. Để nghiên cứu thị trường một cách chính xác thì công việc quan trọng nhất là thu thập thông tin. Để thu nhập thơng tin xác đáng và có chất lượng cao, doanh nghiệp ngồi việc thu thập thông tin sơ cấp cịn có thể tiếp cận với nguồn thơng tin thứ cấp.
Mỗi loại thị trường đều có các đặc điểm và yêu cầu khác nhau đối với cao su nguyên liệu và cao su thành phẩm, chính vì vậy để mở rộng xuất khẩu cao su đến các thị trường khác nhau thì cũng cần phải có các giải pháp khác nhau.
– Đối với thị trường Trung Quốc – một trong những thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt Nam, trong những năm tới đây, Việt Nam sẽ giảm tỷ lệ xuất khẩu cao su nguyên liệu sang Trung Quốc vì để tránh tập trung và lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cần phải có một q trình chuẩn bị nhiều mặt cả về cơng tác xúc tiến thị trường và đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản phẩm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su của Việt Nam cần phải tập trung vào những khách hàng trực tiếp là các nhà sản xuất săm lốp ô tô của Trung Quốc để chuyển mạnh buôn bán cao su với Trung Quốc từ con đường tiểu ngạch sang chính ngạch. Xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới, các doanh nghiệp tận dụng được một số thuận lợi như giảm thuế nhập khẩu, tiết kiệm một số chi phí về bao bì, khơng địi hỏi cao về chất lượng và an tồn vệ sinh dịch tễ…vv
– Ngành cao su Việt Nam cần mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm bằng việc mở thêm các văn phòng đại diện hoặc khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp
trong ngành lập cơ sở phân phối tại các tỉnh, thành phố lớn để phát triển bán hàng, đa dạng hóa hình thức kinh doanh.
– Các doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tham gia tích cực, có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của Bộ Cơng Thương. Các doanh nghiệp cao su xuất khẩu giữ vai trò nịng cốt trong việc thúc đẩy tiêu chuẩn hóa sản phẩm cao su nguyên liệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu cho cao su xuất khẩu của Việt Nam.
– Ngoài việc củng cố thị phẩn ở những thị trường truyền thống như Singapore, Nhật bản, Đài Loan, … vì các thị trường này trong tương lai vẫn là những thị trường lớn, bạn hàng quan trọng và nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam, thì ngành cao su Việt Nam cũng cần tích cực tìm kiếm các thị trường mới như các nước Mỹ Latinh, các nước Châu Phi…, để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi sản phẩm đã trở nên bão hòa ở thị trường truyền thống.
3.2.4. Đổi mới và lựa chọn công nghệ cho phù hợp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su phải chủ động đổi mới cơng nghệ chế biến để có thể sản xuất được các loại cao su kỹ thuật xuất khẩu sang các thị trường với khối lượng lớn. Nhu cầu nhập khẩu vào thị trường các nước rất đa dạng và phong phú không chỉ nguyên liệu cao su, săm lốp ơ tơ mà cịn rất nhiều sản phẩm từ cao su như ống cao su, ủng cao su, găng tay từ cao su…Vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu cũng như cơng tác mở rộng thị trường địi hỏi các doanh nghiệp cần phải đầu tư đổi mới các trang thiết bị để chế biến các sản phẩm cao su phù hợp với yêu cầu của thị trường
3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả.
Con người ln là nhân tố quan trọng nhất trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Sự thất bại hay thành công trong kinh doanh chủ yếu là do nhân tố con người quyết định. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới thì mơi trường kinh doanh ngày càng rộng lớn, điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ trong ngành cao su phải có kiến thức, kinh nghiệm và nhạy bén trước sự thay đổi nhanh chóng của mơi trường kinh
doanh. Vì vậy, các doanh nghiếp sản xuất và chế biến cao su phải bồi dưỡng, đào tạo công nhân, kỹ sư thành những cơng nhân lành nghề, những kỹ sư có năng lực, trình độ, đủ khả năng vận hành các dây chuyền sản xuất sản phẩm cao su hiện đại. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ năng lực cho những nhà quản trị những người trực tiếp làm công tác đàm phán và ký kết cũng như thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nếu nguồn nhân lực mạnh mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ vận hành một cách đồng bộ, doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu cũng như kế hoạch đề ra của năm thực hiện.
KẾT LUẬN
Ngành cao su Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của ngành tiếp tục được mở ra thông qua các cam kết từ các hiệp định thương mại tự do mà Chính phủ Việt Nam đã và đang đàm phán để ký kết. Tuy nhiên, hội nhập cũng làm tăng sức ép cạnh tranh quốc tế và tạo ra các khó khăn tiếp cận thị trường gây nên bởi các rào cản thương mại và các rủi ro. Một trong những yêu cầu cơ bản của các thị trường tiêu thụ các mặt hàng cao su trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ hay các nước Châu Âu – là những cá nhân và tổ chức tham gia thị trường bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có liên quan đến tính bền vững của sản phẩm. Tính bền vững này được thể hiện qua các khía cạnh như tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật, về phí, thuế, các quy định về mơi trường, sử dụng lao động…trong tồn bộ chuỗi cung sản phẩm. Các quy định này khơng chỉ giới hạn trong chính sách của quốc gia nơi thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh về sản phẩm, mà còn là quy định thể hiện trong các điều ước quốc tế mà Chính phủ đã cam kết tham gia thực hiện.
Để ngành cao su nói riêng, và các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung phát triển hơn nữa và có chỗ đứng trên thị trường thế giới, chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến việc xuất khẩu. Từ đó, có những định hướng rõ ràng
hơn trong chiến lược xuất khẩu, cải tiến sản phẩm, xây dựng thương hiệu và quảng bá. Đây chính là bước quan trọng để đạt được thành công.
Bằng những kiến thức đã học trong môn Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, cùng với vốn kiến thức nhỏ bé của mình, em đã cố gắng hoàn thành thật tốt bài tiểu luận này. Do thời gian chuẩn bị khơng nhiều nên khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Em xin cảm ơn thầy đã đọc và mong được thầy cho ý kiến nhận xét. Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU
1. Ngành cao su Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững:
https://goviet.org.vn/upload/aceweb/content/Bao%20cao%20tong%20quan%20n ganh%20cao%20su.%20FN.2018.pdf
2. Triển vọng cao su 2022: https://mbs.com.vn/trung - tam - nghien - cuu/tin - tuc - thi
truong/tin - vi - mo/trien - vong - gia - cao - su - nam - 2022/
3. Hiệp hội cao su Việt Nam – Hiền Bùi và Hoa Trần (2018). Phát triển cây cao su tại Việt Nam đến năm 2017. Thông tin chuyên đề cao su Tập 08/2018. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
4. Hiệp hội Cao su Việt Nam (2018a). Dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IV (2015- 2017) và phương hướng nhiệm kỳ V (2018-2021)
5. Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) (2018b). Số liệu thống kê cao su Việt Nam 2007 – 2017. Nhà Xuất bản Nông nghiệp.
6. International Rubber Study Group IRSG (2018). Global Rubber Market Trend Analysis: Prospects and Challenges. Global Rubber Conference 2018,
Sihanoukville, Cambodia, 5 – 7 April 2018.