Dạy học giải toán theo hướng khám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề ứng dụng của đạo hàm ở trường trung học phổ thông 003 (Trang 60 - 61)

1.3 .Một số tình huống điển hình trong dạy học mơn Tốn

2.7. Thiết kế một số tình huống dạy học giải toán

2.7.1. Dạy học giải toán theo hướng khám phá

Dạy học bài tập theo hướng khám phá bao gồm các hoạt động sau :

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài tốn

Để tìm hiểu nội dung bài toán, GV trước hết phải yêu cầu HS hiểu rõ bài toán bằng việc trả lời một số các câu hỏi như:

- Đâu là ẩn? Đâu là dữ kiện? Đâu là điều kiện? Điều kiện có đủ để xác định ẩn hay khơng?

- Vẽ hình như thế nào? Sử dụng kí hiệu nào cho phù hợp?

- Phân biệt các thành phần khác nhau của điều kiện. Có thể biểu diễn các thành phần đó bằng cơng thức hay khơng?

Hoạt động 2: Xây dựng chương trình giải

Giáo viên giúp học sinh khám phá ra các bước tiến hành khi thực hiện lời giải có thể bằng các câu hỏi gợi ý như sau:

- Bạn đã gặp bài toán này lần nào chưa? Hay đã gặp bài toán này ở dạng khác ?.

- Bạn có biết một bài tốn nào có liên quan khơng? Bài tốn liên quan đến định lí nào?

- Nếu bạn chưa biết giải bài tốn thì hãy đưa nó về bài tốn đơn giản hơn , nhờ vào thêm giả thiết nào?

- Bạn đã sử dụng hết mội dữ kiện của bài toán chưa? Đã để ý đến mọi khái niệm chủ yếu trong bài toán chưa?

Hoạt động 3: Thực hiện chương trình giải

Học sinh trình bày bài tốn theo các bước đã xây dựng. Giáo viên có thể dùng các câu hỏi sau để gợi ý cho HS thực hiện chương trình giải một cách chính xác.

- Khi thực hiện chương trình giải hãy kiểm tra lại từng bước bạn đã thấy rõ ràng là mỗi bước đều đúng chưa? Bạn có thể chứng minh nó đúng khơng? Bạn có thể kiểm tra tính đúng sai của kết quả không?

Hoạt động 4: Nghiên cứu lời giải

Sau khi thực hiện chương trình giải xong thì vẫn chưa thể đảm bảo lời giải cho bài tốn là chính xác. Học sinh vẫn mắc nhiều sai lầm trong lời giải. GV hướng dẫn HS kiểm tra lại lời giải của mình bằng các câu hỏi sau:

- Bạn có thể kiểm tra lại kết quả của bài khơng? Bạn có thể kiểm tra lại tồn bộ q trình thực hiện lời giải khơng? Có thể tìm được kết quả theo một cách khác không ?

Nhiều bài tốn mà nó là tiền đề để xây dựng các bài tốn khác. Để HS phát triển được khả năng tư duy của mình thì khơng nên dừng lại một bài tốn khi đã có lời giải của bài mà nên phát triển thành một bài tốn khác hay tìm cách giải hay khác cho bài tốn đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề ứng dụng của đạo hàm ở trường trung học phổ thông 003 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)