Việc tự do hóa thương mại dịch vụ giáo dục đem lại rất nhiều lợi ích. Bằng cách mở thị trường trong nước cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài, các quốc gia tạo ra sự cạnh tranh với các nhà dịch vụ giáo dục trong nước, dẫn đến hiệu quả cao
hơn, giá thấp hơn, dịch vụ được cải thiện, nhiều lựa chọn của người tiêu dùng hơn, giảm bất bình đẳng và tăng cơ hội việc làm.
Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu dịch vụ giáo dục lớn nhất thế giới, tiếp theo là Pháp, Đức, Anh và Liên bang Nga. Tổ chức UNESCO ước tính rằng vào năm 1996, Hoa Kỳ đã xuất khẩu 7 tỷ USD trong các dịch vụ giáo dục đại học.
Con đường chính của thương mại dịch vụ giáo dục là thông qua trao đổi sinh viên. Trong nỗ lực giảm thiểu sự di cư này của sinh viên sang các nước phát triển hơn, một số chính phủ đang hợp tác với các tổ chức giáo dục nước ngoài để thành lập các cơ sở chi nhánh tại địa phương. Một chiến lược giáo dục thương mại khác đang trở nên phổ biến là "twinning arrangement ". Điều này có nghĩa là một tổ chức giáo dục ở một quốc gia liên kết với một tổ chức giáo dục ở nước ngồi để cung cấp các khóa học và sinh viên sau khi hoàn thành sẽ được cấp bằng theo tổ chức nước ngồi đó. Trong các trường hợp khác, các chương trình giáo dục được "nhượng quyền" từ tổ chức nước ngồi nên có rất ít sự tham gia ở cấp địa phương. Cách tiếp cận này đặc biệt phổ biến cho các chương trình giáo dục từ xa.