NHẮC LẠI TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về dự báo và ỨNG DỤNG dự báo NHU cầu CHO DOANH NGHIỆP (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN

3.1 NHẮC LẠI TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT

cả, đều được dựa trên dự báo nhu cầu sản xuất trong tương lai. Vì lý do này, các nhà sản xuất luôn xem dự báo nhu cầu sản xuất là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện quy trình sản xuất một cách chính xác, đúng thời điểm và hiệu quả. Trong một cuộc khảo sát gần đây mà nhóm có xem qua thì 49% các quản lý sản xuất được phỏng vấn cảm thấy cần phải cải thiện hệ thống dự báo nhu cầu sản xuất để đạt được mục tiêu doanh thu đã đặt ra. Như vậy việc dự báo nhu cầu sản xuất là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay.

3.1 NHẮC LẠI TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT XUẤT

Để giữ vị thế trên thương trường, nhà sản xuất phải nhanh chóng thích ứng với thị trường biến động cũng như liên tục đem đến những sản phẩm chất lượng và dịch vụ đột phá đến khách hàng. Vì vậy, họ cần đến dự báo nhu cầu sản xuất.

Dự báo nhu cầu sản xuất là một phần của hệ thống Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp để dự toán số lượng nguyên vật liệu sản xuất, và tiên liệu thói quen mua sắm của khách hàng để tối ưu hóa lượng hàng tồn kho mà vẫn đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Dự báo được dựa trên dòng thời gian, là một trong những phương pháp dự báo phổ biến nhất, lấy dữ liệu lịch sử để đưa ra dự báo tương lai. Tuy nhiên, phương pháp này lại bỏ qua các yếu tố ngoại sinh trong quá trình sản xuất dựa trên số lượng nhu cầu trong những kì trước.

Nó cho phép kỹ sư sản xuất kết hợp các tình huống giả định trong kế hoạch sản xuất của mình và đưa ra các hoạt động thích hợp để đảm bảo mục tiêu sản xuất. Các hoạt động đó được bắt đầu từ số liệu dự tốn, vì vậy dự đốn nhu cầu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công việc lập kế hoạch sản xuất và quản lý rất nhiều quy trình và hệ thống trong doanh nghiệp như bán hàng, sản xuất, tài chính, cung ứng và phân phối.

Dự đoán nhu cầu sản xuất là cơng cụ chính cho các nhà sản xuất xác định chính xác tỷ lệ cung ứng hàng hóa tối ưu nhất là bao nhiêu, từ đó xây dựng ra kế hoạch mua vật liệu tương ứng để giữ mức sản xuất ở mức vừa đủ, cắt giảm chi phí. Hơn nữa, dự báo nhu cầu cũng góp phần tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận nội và ngoại trong suốt quá trình sản xuất, chẳng hạn như bộ phận Bán hàng và Sản xuất. Ví dụ, hoạt động quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng đều liên quan đến việc

lên kế hoạch sản xuất và lưu trữ hàng hóa để đối phó với nhu cầu biến động của thị trường. Bộ phận sản xuất luôn cần thông tin dự báo từ bộ phận Bán hàng và Marketing để sản xuất vừa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó, cân bằng lại nguồn cung cầu của sản phẩm đó.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về dự báo và ỨNG DỤNG dự báo NHU cầu CHO DOANH NGHIỆP (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)