GIA TĂNG ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về dự báo và ỨNG DỤNG dự báo NHU cầu CHO DOANH NGHIỆP (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN

3.2 GIA TĂNG ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT

Sau đây là những thông tin đầu vào đặc trưng thường dùng để dự báo nhu cầu sản xuất:

 Xu hướng mua hàng trong quá khứ: Dữ liệu từ 2-5 năm trước thường sẽ được sử dụng để phân tích hoạt động bán hàng.

 Dự báo từ nhà cung cấp: hiểu rõ được xu hướng từ các nhà cung cấp để thích ứng với mọi hồn cảnh một cách linh hoạt.

 Thay đổi theo mùa: lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn vào một vài thời điểm nhất định trong năm, vì vậy nhà sản xuất cần những thông tin này để đưa ra kế hoạch sản xuất thích hợp. Hơn nữa, những yếu tố khác như vòng đời vật liệu thô cũng nên được bao gồm khi phân tích.

 Hạn chế hoặc quy tắc của doanh nghiệp: tái kiểm tra và tái xác định những hạn chế của chu trình sản xuất, chẳng hạn như giới hạn dung lượng kho bãi để cân nhắc xem số lượng sản xuất bao nhiêu là thích hợp nhất.

Độ chính xác của dự báo sẽ tùy thuộc hầu hết vào độ chính xác của những thành phần trên. Mặc dù nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau tùy theo góc độ chủ quan hay khách quan, nhưng giữa số liệu dự báo và số liệu thực luôn tồn tại khoảng cách. Khoảng cách càng cao, thì độ chính xác của dự báo càng thấp.

Vậy thì làm thế nào để gia tăng độ chính xác của dự báo nhu cầu sản xuất?

Chìa khóa cho câu hỏi trên chính là việc cải thiện sự cộng tác trong quá trình dự báo. Sự cộng tác là rất cần thiết khi nhà sản xuất tính tốn số lượng nhu cầu sản xuất có liên quan đến nhiều yếu tố như:

 Nhu cầu trong quá khứ, bao gồm xu hướng, các sản phẩm tương tự, và yếu tố thời vụ

 Xu hướng kinh tế vi mô và vĩ mô.

 Khuyến mãi và quảng cáo.

 Giới thiệu sản phẩm mới và các hoạt động của đối thủ.

 Kiến thức và sự đánh giá riêng biệt từ những người tham gia vào chuỗi cung ứng và phân phối.

Bằng cách cải thiện cộng tác giữa các bộ phận với nhau, nhân viên sẽ được cung cấp những dữ liệu trên một cách nhanh chóng, và thơng qua các buổi thảo luận và sửa đổi, nhà sản xuất có thể dự đốn nhu cầu sản xuất cho từng dòng sản phẩm.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp VN đều sử dụng Excel để xử lý dữ liệu phục vụ cho việc dự báo nhu cầu sản xuất, nhưng công cụ này không được đặc biệt thiết kế để thu thập và xử lý số lượng lớn dữ liệu, chia sẻ dữ liệu giữa nhiều nhân viên hay theo dõi việc nhập liệu của từng cá nhân. Điều này buộc người dùng phải tự thỏa thuận hoặc đưa ra giả định trong quá trình làm việc và có thể gây ra rắc rối lớn. Vì vậy, cải thiện sự cộng tác trong doanh nghiệp bằng cách triển khai một hệ thống ERP1 có khả năng kết nối các bộ phận trong và ngồi sẽ là chìa khóa để gia tăng độ chính xác trong dự báo nhu cầu sản xuất. Sự cộng tác giữa nội bộ sẽ cung cấp bất kì thơng tin lịch sử cũng như thị trường; và cộng tác giữa doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài (nhà cung cấp, khách hàng) sẽ cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường bên ngoài chẳng hạn như đơn đặt hàng, dự báo đặt hàng theo định kỳ hoặc sự thỏa thuận để đưa ra dự báo chính xác hơn. Cụ thể được minh họa trong bảng sau đây:

Cộng tác bên trong doanh nghi ệp Cộng tác bên ngoài doanh nghi ệp

- Tự động thu thập dữ liệu từ bất kỳ hệ thống nào (CRM, Quản lý tài chính....)

- Nhập dữ liệu từ Excel và nguồn khác vào hệ thống

- Cho phép người dùng cấp cao truy cập trực tiếp vào dữ liệu

- Cho phép người dùng truy cập vào một hệ thống cơ sở dữ liệu duy nhất trong quá trình sản xuất

- Cung cấp quyền tùy chỉnh truy cập cho người dùng bên ngoài (đối tác, khách hàng VIP...)

- Hợp nhất dữ liệu vào cơ sở dữ liệu gốc hoặc cấp bậc dữ liệu khác để cung cấp cái nhìn tổng quan cho quản lý cấp cao.

- Cung cấp các cổng trên web dành cho nhà cung cấp để dễ dàng xác định tiến độ sản xuất - Có khả năng sắp xếp, tổ chức và kết hợp quy trình bán hàng và dịch vụ khách hàng. - Liên kết các cổng khách hàng, nhà cung cấp và nhà sản xuất để gia tăng hiệu suất sản xuất.

- Cung cấp các mơ hình cộng tác và phân tích để tối ưu hóa quy trình ra quyết định và thực hiện chiến lược.

1 Enterprise Resource Planning software, là một giải pháp phần mềm ra đời đã khá lâu với mục đích hỗ trợ việc quản trị một cơng ty. Các tính năng chính của ERP:

1. Kiểm sốt thơng tin khách hàng

2. Tăng tốc q trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ 3. Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án

4. Kiểm sốt thơng tin tài chính 5. Kiểm soát lượng tồn kho 6. Chuẩn hóa hoạt động về nhân sự

- Có khả năng so sánh dữ liệu từ bất kỳ công đoạn nào

- Có khả năng theo dõi dữ liệu để lập báo cáo và kiểm tra/phân tích

- Cho phép truy cập vào bất kỳ dữ liệu mong muốn nào

Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin. Doanh nghiệp muốn nắm vững nhiều nguồn thông tin và quản lý chúng mà khơng có những cơng cụ hỗ trợ thì rất khó và sẽ không thành công lớn được. Việc sử dụng máy tính và những công cụ hỗ trợ để xử lý thông tin, cải thiện việc ra quyết định là một giải pháp hay để cải thiện hơn nữa khả năng dự báo cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về dự báo và ỨNG DỤNG dự báo NHU cầu CHO DOANH NGHIỆP (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)