Kết quả giám định thành phần có trong mì Hảo Hảo

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC tế các TRƯỜNG hợp THỰC tế về rủi RO TRONG KINH DOANH QUỐC tế (Trang 32 - 42)

26

Nhìn chung, doanh nghiệp cho rằng đây có thể là lý do tại sao EU kết luận rằng các sản phẩm không phù hợp với quy định. Tuy nhiên, hiện nay, các tổ chức quốc tế về an toàn thực phẩm chưa có quyết nghị chung liên quan tới dư lượng EO trong thực phẩm. Về quy định của châu Âu, EO vẫn đang được xếp là dư lượng chất hóa học khơng được phép sử dụng trong thực phẩm, trong khi đó, theo như quy định EC 396/2005, vẫn chưa có quy định rõ ràng về mức giới hạn tồn dư cho phép cụ thể đối với một số thực phẩm chế biến hoặc thực phẩm bao gồm nhiều thành phần như mì tơm. Tùy loại thực phẩm, phụ gia mà EU sẽ giới hạn dư lượng EO nằm trong khoảng 0,02 – 0,20 mg/kg (tổng hàm lượng EO và 2 - CE do EO chuyển hóa thành). Vì EO có tính hoạt động cao nên sự chuyển đổi thành 2 - CE, là loại chất ổn định hơn diễn ra rất nhanh chóng. Có tài liệu cho rằng chỉ sau một vài ngày sau khi khử trùng bằng EO, chúng ta đã khơng cịn phát hiện chất này trong thực phẩm. Do đó, có lẽ Acecook bị nhầm lẫn giữa lượng tồn dư của 2 - CE thay vì EO theo như quy định pháp lý của EU, dẫn đến lượng tồn dư vượt quá mức tiêu chuẩn.

4. Đo lường rủi ro

Tần suất (probability) Mức độ nghiêm trọng (severity) 1 2 3 4 5 (1) Rất thấp (2) Thấp R2 (8) (3) Trung bình (4) Cao R1 (12) R4 (20) (5) Rất cao R3 (15)

Bảng 6: Kết quả đánh giá rủi ro hoạt động, rủi ro truyền thông và rủi ro pháp lý của vụ việc sản phẩm mì Hảo Hảo bị thu hồi ở các nước EU

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

* Xếp hạng rủi ro:

(i) Rủi ro phát sinh liên quan đến quy định EO có trong thực phẩm.

27

(iii) Rủi ro phát sinh trong việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào.

(iv) Rủi ro phát sinh trong quy trình sản xuất.

4.1. Rủi ro phát sinh trong việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào (R1)

Tần suất: Tần suất xảy ra rủi ro này là ở mức 60 - 80% với khả năng xảy ra tương

đối cao. Nguyên nhân có thể đến từ nhà cung ứng khi sử dụng EO để khử trùng nguyên liệu đầu vào. Nếu vụ việc này không được phát hiện kịp thời thì sẽ cịn xảy ra với tần suất cao hơn nữa và nghiêm trọng hơn là nhiều lơ mì với lượng EO vượt ngưỡng cho phép sẽ vẫn tiếp tục được sản xuất ra.

Mức độ: Mức độ nghiêm trọng của vấn đề phát sinh rủi ro trong việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào là ở mức khá cao, từ khoảng 40 - 60% bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm quy định pháp lý của các nước EU.

Đo lường rủi ro = Tần suất x Mức độ = 4 x 3 = 12. 4.2. Rủi ro phát sinh trong quy trình sản xuất (R2)

Tần suất: Tần xuất xảy ra của rủi ro là mức 20 - 40% và ít khi xảy ra. Điều này được lý giải bởi trình độ cơng nghệ tiên tiến hiện nay, hầu hết mọi cơng đoạn trong quy trình sản xuất đều được cơ giới hóa, tự động hóa bởi máy móc và con người chỉ đóng vai trị là người điều khiển máy móc. Tuy nhiên, sai sót vẫn có thể xảy ra, nó có thể đến từ máy móc khi hệ thống máy móc bị lỗi hay do chất EO được dùng để khử trùng máy móc vượt quá mức cho phép. Rủi ro cũng có thể xảy ra nếu doanh nghiệp khơng tìm hiểu kỹ hàm lượng EO cho phép tại thị trường EU, do không nghiêm ngặt trong khâu kiểm soát hàm lượng EO, đồng thời, do thông tin giữa các bộ phận nghiên cứu thị trường, sản xuất cũng như kiểm sốt khơng đồng bộ.

Mức độ: Mức độ nghiêm trọng liên quan đến vấn đề này ở mức hơn trung bình, cụ

thể là ở mức 60 - 80% khi việc kiểm sốt quy trình sản xuất đóng một vai trị quan trọng. Điều đó được giải thích bởi nếu lơ mì được phát hiện kịp thời và được giải quyết hay tiêu hủy thì sẽ khơng xảy ra “scandal” lớn cho doanh nghiệp. Điểm mấu chốt được nói đến ở đây chính là việc có thể ngăn chặn hậu quả ngay tại bước này.

28

Đo lường rủi ro = Tần suất x Rủi ro = 2 x 4 = 8.

4.3. Rủi ro phát sinh trong q trình xử lý truyền thơng (R3)

Tần suất: Rủi ro xảy ra ở tần suất không thể tránh khỏi, vào khoảng 80 - 100%. Thực tế nhận thấy, khi có thơng tin hai sản phẩm của Acecook bị thu hồi tại thị trường EU bao phủ mọi phương tiện truyền thông đại chúng, đã tồn tại nhiều luồng thông tin, ý kiến trái chiều về vụ việc. Nhiều người tỏ ra hoài nghi về độ an toàn của sản phẩm đến từ Acecook và nhiều thông tin, bài báo cũ như mì gói Hảo Hảo làm từ đỉa một lần nữa được cư dân mạng nhắc lại, từ đó, gây ra thiệt hại vô cùng lớn về danh tiếng cho Acecook. Đương nhiên, việc sản lượng tiêu thụ giảm sút là điều khơng thể tránh khỏi.

Mức độ: Rủi ro này có độ nghiêm trọng ở mức 40 - 60%, do đó, chỉ một ngày sau

khi có thơng báo phát ra từ FSAI, Acecook đã phối hợp với các cơ quan chức năng, mở họp báo để phủ nhận thông tin với người tiêu dùng nhằm trấn an dư luận.

Đo lường rủi ro = Tần suất x Mức độ = 5 x 3 = 15.

4.4. Rủi ro phát sinh liên quan đến quy định EO có trong thực phẩm (R4)

Tần suất: Rủi ro này có tần suất xảy ra ở mức trên trung bình, được xếp ở khoảng

60 - 80% do theo quy định của EU thì EO là dư lượng chất hóa học khơng được phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, theo quy định EC 396/2005, vẫn chưa có quy định rõ ràng nào về mức giới hạn tồn dư cho phép cụ thể đối với một số thực phẩm chế biến hoặc thực phẩm bao gồm nhiều thành phần như mì tơm. Tồn dư EO trong sản phẩm tương đối khó kiểm sốt do doanh nghiệp có thể xảy ra sai sót trong q trình kiểm sốt ngun liệu đầu vào và quy trình sản xuất.

Mức độ: Tuy rủi ro này có tần suất xảy ra ở mức trên trung bình nhưng một khi rủi

ro đã xảy ra thì hậu quả vô cùng to lớn, cụ thể là cả hai lơ mì xuất sang châu Âu đều bị từ chối nhập vào và EU vẫn chưa có thơng báo gì thêm về việc có tiếp tục nhập hàng của Acecook hay khơng. Do đó, rủi ro này có mức độ nghiêm trọng ở mức 80 - 100%.

29

5. Đánh giá rủi ro

Trước khi đánh giá rủi ro, nhóm tác giả tiến hành xem xét các yếu tố nền tảng bao gồm:

Một là, công ty xuất khẩu là Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, được thành lập

từ năm 1993. Với gần 30 năm hình thành cũng như phát triển, doanh nghiệp đã và đang đưa các sản phẩm của mình, đặc biệt là mì gói Hảo Hảo trở thành sản phẩm quốc dân. Công ty đã thành công đưa sản phẩm này đến hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Hai là, thị trường xuất khẩu là thị trường EU, đồng thời, đây vốn là một thị trường

được đánh giá là khắt khe đối với các tiêu chuẩn của hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang đây mang nhiều rủi ro đến từ sự khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa và đặc biệt là sự khắt khe trong khẩu kiểm định.

Ba là, mặt hàng xuất khẩu là mì Hảo Hảo vị chua cay và miến Good vị sườn heo.

Chúng có thời gian bảo quản khá lâu cũng như không yêu cầu quá khắt khe trong việc bảo quản. Và cũng bởi vì lý do đó, các sản phẩm này luôn bị người tiêu dùng lo ngại về những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm như chất phụ gia hay chất bảo quản.

Kết hợp phân tích các yếu tố nền tảng và nghiên cứu những rủi ro có thể xảy ra, nhóm tác giả đưa ra đánh giá như sau:

5.1. Rủi ro phát sinh trong việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào (R1)

Trong khi thiệt hại do rủi ro này gây ra không lớn bằng hai rủi ro trên nhưng tần suất xảy ra của nó lại tương đối thường xuyên, ở khoảng 60 - 80%. Một số tổn thất có thể kể đến như là mất đối tác hợp tác lâu dài, khó khăn trong việc tìm nhà cung ứng mới đáng tin cậy, …Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp phịng tránh, kiểm sốt nhằm giảm mức độ, tần suất xảy ra thông qua tăng cường kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, tính nghiêm ngặt nên được đảm bảo để khơng có sai sót nào có thể xảy ra.

30

5.2. Rủi ro phát sinh trong quy trình sản xuất (R2)

Rủi ro liên quan đến quy trình sản xuất có tần suất xảy ra tương đối thấp, chỉ từ 20 - 40%, do đó, khá phù hợp khi doanh nghiệp tập trung nguồn lực để ưu tiên giải quyết các rủi ro khác. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là doanh nghiệp bỏ qua, khơng giải quyết vì mức độ nghiêm trọng của nó lại ở mức khá cao, vào khoảng 60 - 80%. Để tránh xảy ra các thiệt hại về thời gian và công sức để kiểm tra lại từng khâu trong quy trình hay thiệt hại về tài chính từ lơ mỳ bị thu hồi, doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát vấn đề dây chuyền sản xuất, kinh doanh bằng cách kiểm tra nghiêm ngặt quy trình, tiến hành đổi mới cơng nghệ thường xuyên.

5.3. Rủi ro phát sinh trong quá trình xử lý truyền thống (R3)

Rủi ro liên quan đến truyền thông xảy ra ở tần suất cao, được đánh giá ở khoảng 80 - 100%. Điều này cho thấy được nghiệp vụ xử lý khủng hoảng thông tin của doanh nghiệp cịn chưa tốt, khơng thể ngăn chặn kịp thời được các tin đồn thất thiệt, gây bất lợi cho mình, từ đó, dẫn đến việc gây hoang mang cho người tiêu dùng, nguy cơ đánh mất tệp khách hàng khi người tiêu dùng mất niềm tin vào doanh nghiệp và các sản phẩm khác của doanh nghiệp. Tuy mức độ nghiêm trọng của rủi ro này không cao, chỉ từ 40 - 60% nhưng doanh nghiệp cũng cần chú ý, ưu tiên giải quyết thứ hai sau những vấn đề liên quan đến EO bằng cách nâng cao nghiệp vụ truyền thông của doanh nghiệp, đồng thời, cải thiện hình ảnh thương hiệu, uy tín trong mắt người tiêu dùng.

5.4. Rủi ro phát sinh liên quan đến quy định EO có trong thực phẩm (R4)

Rủi ro này có tần suất xảy ra ở mức trên trung bình, ở mức 60 - 80% cùng với mức độ nghiêm trọng vào khoảng 80 - 100%. Từ đó, có thể thấy đây là rủi ro rất nghiêm trọng, không những mức độ rủi ro cao mà tần suất xảy ra cũng khá thường xuyên. Một số tổn thất có thể xảy ra đối với Acecook bao gồm vướng vào quá trình kiện tụng phức tạp và lâu dài với cơ quan pháp lý cũng như người tiêu dùng hoặc trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt hơn nếu muốn tiếp tục xuất khẩu ở những lần sau. Do đó, doanh nghiệp cần hết sức chú ý, ưu tiên tập trung mọi nguồn lực để chủ động kiểm sốt, phịng tránh rủi ro này xảy ra. Đặc biệt, với một thị trường được đánh giá là khó tính trong các quy định về

31

chất lượng, an toàn thực phẩm như EU, những cơng ty kinh doanh xuất nhập khẩu nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ký hợp đồng, tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc.

6. Kiểm soát rủi ro

Sau khi trải qua q trình nhận diện, phân tích, đo lường và đánh giá rủi ro, nhóm tác giả nhận thấy được vụ việc các sản phẩm mì Hảo Hảo bị thu hồi ở các nước EU gây ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu Acecook nói riêng cũng như những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Để có thể đối phó với các rủi ro đó, Acecook đã tiến hành nhiều biện pháp như sau:

Rủi ro Né tránh rủi ro Ngăn ngừa tổn thất Giảm thiểu tổn thất

Rủi ro trong việc kiểm soát

chất lượng nguyên liệu

đầu vào

- Xác định xem nguồn vật liệu gây

ra hàm lượng ethylene oxide (EO) vượt mức cho

phép - Rà sốt lại quy

trình sản xuất - Siết chặt hơn nữa

việc kiểm sốt ngun liệu, quy trình sản xuất, quy trình phân phối sản

phẩm cả trong và ngoài nước

- Thương lượng lại với nhà sản xuất, nhà cung cấp bổ sung điều kiện về hàm lượng EO có trong nguyên liệu

- Thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn cung cấp có uy tín Rủi ro trong quy trình sản xuất - Rà soát và kiểm soát chặt chẽ hơn quy trình sản xuất. - Với các đối tác làm ăn, Acecook cần chủ động xin lỗi, chịu trách nhiệm và cam đoan tuân thủ điều kiện tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định tại nước nhập khẩu.

- Thực hiện các đợt khuyến mãi, tiếp thị sản phẩm nhằm giành lại thị phần.

- Chuyển số hàng đó xuất khẩu sang thị trường ít khó tính hơn Rủi ro về khủng hoảng truyền thơng ACE cần nhanh chóng minh bạch thơng tin, đồng thời

nhanh chóng phản

Cam kết rằng tất cả các sản phẩm đang được lưu hành trong thị trường Việt Nam đều

xây dựng mối quan hệ tốt với giới truyền thông nhằm hạn chế việc phóng đại, đưa tin

32 hồi lại các câu

hỏi,thắc mắc của giới truyền thơng, có thể mở một cuộc họp báo hoặc thơng

qua một tờ báo chính thức để thơng

báo và giải quyết các vấn đề

tuân thủ Quy định và Pháp luật Việt Nam, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Nhằm lấy lại niềm tin của người tiêu dùng trong nước. rầm rộ Rủi ro về quy định pháp lý Cập nhật rõ được quy định pháp lý về an toàn thực phẩm của EU và các quy định khác có liên quan. Thường xuyên cập nhật những quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu của từng khu vực.

Bảng 7: Biện pháp kiểm sốt rủi ro hoạt động, rủi ro truyền thơng và rủi ro pháp lý của vụ việc sản phẩm mì Hảo Hảo bị thu hồi ở các nước EU

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

7. Nhận xét

7.1. Những vấn đề đã làm tốt

Một là, Acecook đã chủ động thông báo việc thu hồi sản phẩm khi sự việc xảy ra

cho các đại lý bán hàng, đồng thời, tiến hành thu hồi sản phẩm tại thị trường Pháp vào cuối tháng 11 năm 2021 sau khi nhận thấy nguy cơ tương tự tại thị trường Ireland.

Hai là, để thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương, Acecook Việt Nam đã khẩn trương, tích cực điều tra nguyên nhân phát sinh vấn đề trong lô sản phẩm và vào ngày 28/08/2021 cũng như 10/09/2021 đã gửi báo cáo. Theo đó, cơng ty tiến hành rà sốt lại tồn bộ q trình sản xuất, kiểm tra lại chất lượng nguyên liệu đầu vào, lấy mẫu một số sản phẩm để tiến hành thực hiện phân tích đối với chỉ tiêu EO tại đơn vị kiểm nghiệm là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Eurofins Sắc Ký Hải Đăng.

Ba là, đây là bài học kinh nghiệm đắt giá cho Acecook và các doanh nghiệp xuất

33

của từng thị trường cụ thể, đồng thời, chủ động hơn nữa trong việc kiểm tra, quản lý dây chuyền sản xuất, kinh doanh.

Bốn là, doanh nghiệp Acecook có áp dụng cơng nghệ tiên tiến vào quá trình sản

xuất nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Bằng việc sử dụng công nghệ được chuyển

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn QUẢN lý rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC tế các TRƯỜNG hợp THỰC tế về rủi RO TRONG KINH DOANH QUỐC tế (Trang 32 - 42)