Quản lý các điều kiện tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố nam định (Trang 80 - 83)

Quản lý nguồn nhân lực

Đối với GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố trong phạm vi nhà trường THPT thì thành phần tham gia chủ yếu là những cán bộ đoàn - giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ học sinh các lớp. Trong đội ngũ học sinh thì các thành viên trong BCH Đoàn trường, các chi đoàn, ban cán sự lớp là quan trọng. Chính họ là cầu nối giữa các tổ chức trong nhà trường với toàn thể học sinh, là kênh truyền tin hữu hiệu nhất các kế hoạch và nội dung hoạt động. Khi tham gia GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khố thì họ là những chủ thể có thể quyết định đến hiệu quả của GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố nói riêng và chất lượng giáo dục đào tạo nói chung.

* Mục tiêu

- Phát huy tối đa vai trị chủ thể của cán bộ đồn, giáo viên và học sinh bằng cách khai thác các khả năng, sở trường sẵn có trong bản thân mỗi cá nhân.

- Thông qua quản lý con người để quản lý các yếu tố còn lại trong GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố.

- Ban giám hiệu, BCH Đoàn trường quản lý theo hình thức phân cấp thông qua các phụ trách khối, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ chi đoàn, cán sự lớp, chủ nhiệm các câu lạc bộ, đội trưởng các đội văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao.

- Trong mỗi hoạt động, Ban giám hiệu, Công đoàn, BCH Đoàn trường tập hợp lực lượng tham gia rồi thông báo cho họ biết kế hoạch, nội dung và yêu cầu công việc.

- Lựa chọn những cá nhân có năng lực phù hợp với từng nội dung hoạt động để phân cơng phụ trách chính nội dung và đối tượng tham gia hoạt động đó nhằm phát huy tối đa năng lực của họ.

- Phân công mỗi thành viên trong BCH Đồn trường là Bí thư chi đoàn, cán bộ lớp phụ trách quản lý, theo dõi, đơn đốc học sinh trong chi đồn thực hiện công việc đã được phân cơng bởi vì cán bộ, giáo viên tham gia quản lý không thể theo dõi, quản lý trực tiếp được tất cả học sinh.

- Sử dụng các đầu mối là cán bộ các chi đoàn, cán sự lớp để thơng tin các nội dung đến tồn thể học sinh cũng như nắm bắt thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.

* Điều kiện và yêu cầu thực hiện:

- Cán bộ quản lý phải luôn nắm rõ danh sách từng thanh viên tham gia mỗi hoạt động, đội trưởng, nhóm trưởng của các đội, chủ nhiệm các câu lạc bộ.

- Phải nắm rõ từng đặc điểm, sở trường của từng giáo viên, cán bộ đồn, cán bộ lớp để tìm cách tác động phù hợp nhất, làm cho họ tích cực hoạt động.

- Sự phối kết hợp chặt chẽ của các thành viên tham gia các hoạt động trong đó lưu ý đến vai trò chủ thể của học sinh.

Quản lý tài lực, vật lực

Có thể khẳng định rằng cơ sở vật chất cũng có vai trị rất quan trọng và tác động lớn đến hiệu quả của GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố.

- Phát huy tối đa sự tác động và phục vụ của các yếu tố cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố đạt hiệu quả cao nhất.

- Hạn chế việc sử dụng sai mục đích, khơng hiệu quả.

- Tránh gây lãng phí, thất thốt tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường. - Tránh tình trạng thất thốt tài chính, làm hỏng các điều kiện khác.

* Nội dung và cách tiến hành:

- Trước hết phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng mảng: cán bộ phụ trách quỹ, cán bộ phụ trách những yếu tố phục vụ công tác GD SKSS VTN.

- Quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên học sinh nội quy, quy chế sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phương tiện của nhà trường với phương châm tài sản của nhà trường cũng như tài sản của nhà mình.

- Điều kiện cơ sở vật chất cũng đã được đề cập trong bản kế hoạch nhưng chưa thể chi tiết, cụ thể.BCH Đoàn trường, giáo viên phải làm rõ hơn nữa các điều kiện phục vụ cho mỗi hoạt động khi tiến hành tổ chức hoạt động bao gồm những gì, với số lượng bao nhiêu.

- Sau khi được đáp ứng các điều kiện đó, BCH Đồn trường, giáo viên thống kê lại một lần nữa và sau đó giao cho một cán bộ đoàn, giáo viên phụ trách chung những yếu tố đó và người cán bộ này có trách nhiệm phân cơng người phụ trách theo từng mảng công việc, ứng với mảng nào là yếu tố cơ sở vật chất gì, với số lượng bao nhiêu.

- Khi phân công phụ trách các yếu tố cơ sở vật chất, có quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng cán bộ

- Thường xuyên tiến hành kiểm kê các cơ sở vật chất để kịp thời bổ sung, sửa chữa nếu cần.

- Phát huy vai trò chủ động trong việc liên hệ xin kinh phí tài trợ của các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp, các dự án có liên quan trong thành phố để bổ sung thêm các yếu tố cơ sở vật chất phục vụ.

* Điều kiện và yêu cầu thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất bằng việc ủng hộ kinh phí, mua các phương tiện phục vụ hoạt động, giao quyền tự quản một số yếu tố thường sử dụng để chủ động trong công việc.

- Có sự phối kết hợp chặt chẽ và tạo điều kiện của các bộ phận chức năng như phịng Hành chính, tổ chun mơn, thư viện, trong việc huy động các yếu tố cơ sở vật chất.

- Vai trò tự giác, chủ động của các cán bộ đoàn, giáo viên trong việc sử dụng và bảo quản các yếu tố cơ sở vật chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố nam định (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)