Chưa có 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố nam định (Trang 62)

quyền hạn của cán bộ quản lý công tác GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá

70% 80%

5 Do chưa có cán bộ chuyên trách, chỉ có cán bộ kiêm nhiệm

tác GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố

7 Do kinh phí đầu tư cho GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khố cịn hạn chế

60% 65%

8 Do thời gian đầu tư cho công tác GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khố cịn ít

70% 75%

Kết quả được xếp theo thứ tự như sau:

- 90% cán bộ giáo viên và 80% học sinh cho là do chưa có cán bộ chuyên trách chỉ có cán bộ kiêm nhiệm.

- 80% cán bộ giáo viên và 85% học sinh cho là do cán bộ, giáo viên tham gia chưa được tập huấn, hướng dẫn chuyên môn.

- 80% cán bộ giáo viên và 70% học sinh cho là do ý thức của học sinh khi tham gia và năng lực của cán bộ, giáo viên còn hạn chế chưa quen với công tác quản lý; do chưa có quy chế rõ ràng về trách nhiệm quyền hạn của cán bộ quản lý.

- 70% cán bộ giáo viên và 75% học sinh cho là do thiếu đầu tư cho công tác giáo dục SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố cũng ít.

- 70% cán bộ giáo viên và 60% học sinh cho là do cán bộ chủ quan trong công việc.

- Nguyên nhân cuối cùng là do kinh phí đầu tư cho cơng tác GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khố cịn hạn chế (62,5%).

Như vậy, các nguyên nhân trên đều là nguyên nhân chính vì nó khơng chỉ xuất hiện trong thời điểm điều tra mà đã tồn tại từ lâu trong quá trình tổ chức và quản lý GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong các trường THPT thành phố Nam Định.

Qua nghiên cứu tài liệu, khảo sát, phỏng vấn các đối tượng điều tra về thực trạng nhận thức và tổ chức cũng như quản lý GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong các trường THPT thành phố Nam Định, chúng tôi thấy rằng:

- Các đối tượng được điều tra đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá. Đây là điều kiện rất quan trọng để tổ chức và quản lý tốt GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong nhà trường.

- GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong trường THPT đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Đảng đến Ban giám hiệu, Cơng đồn và các tổ chuyên môn. Nhưng chủ yếu do Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức, các hoạt động được tổ chức tương đối đa dạng, đều đặn song về quy mô mới chủ yếu tập trung ở tồn trường, cịn ít ở các khối lớp, hình thức tổ chức còn đơn điệu, mang tính bề nổi, chưa đi sâu vào các hoạt động chun mơn gắn liền với nhu cầu, hình thành kỹ năng sống cho học sinh, chưa thu hút nhiều học sinh tham gia.

- Công tác quản lý GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khố cịn hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chưa có cán bộ chuyên trách; cán bộ, giáo viên chủ quan trong công tác; năng lực của cán bộ, giáo viên còn hạn chế, chưa quen với công tác quản lý; cán bộ, giáo viên chưa được tập huấn, hướng dẫn chun mơn; chưa có quy chế rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ, giáo viên học sinh ý thức chưa cao khi tham gia GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố...

Căn cứ vào thực trạng trên, chúng tôi đề ra các biện pháp quản lý của các cán bộ, giáo viên trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn nữa công tác tổ chức và quản lý GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường.

Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

3.1. Cơ sở lý luận đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên thơng qua hoạt động ngoại khố.

3.1.1. Cơ sở lý luận

GD SKSS VTN là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường THPT. Đó là những hoạt động được tổ chức ngồi giờ học các mơn văn hố trên lớp. Là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. Chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan như: mục tiêu, nội dung, chương trình, đội ngũ tổ chức, chủ thể hoạt động, các lực lượng giáo dục và cả các điều kiện để tổ chức.Do đó khi xây dựng các biện pháp tổ chức phải tuân theo các nguyên tắc:

3.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Chương trình bao gồm các yếu tố có liên quan với nhau như: mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả. Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau cái nọ làm tiền đề cho cái kia và ngược lại, kết quả của yếu tố này là điều kiện cho sự phát triển của yếu tố kia thêm một bước mới.

Nguyên tắc tiếp cận hệ thống đòi hỏi nhà quản lý, giáo viên phải thực hiện các yêu cầu:

- Trong quá trình tổ chức hoạt động, cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng yếu tố, sự tác động của các yếu tố đến hoạt động, cũng như biết đặt hoạt động trong những điều kiện xã hội cụ thể của địa phương.

- Có sự thống nhất cao giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

- Luôn đảm bảo sự “ cân bằng động” giữa các yếu tố.

3.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc THPT.

Luật giáo dục năm 2005 ghi: “ Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp

học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hồn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Chính vì vậy phải đảm bảo:

- Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc,

tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Bổ sung,củng cố và mở rộng kiến thức cơ bản, phổ thông mà học sinh đã học trên lớp; đồng thời mở rộng vốn sống, hiểu biết thực tiễn xã hội của các em; giúp các em có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; định hướng nghề nghiệp cho bản thân. - Về kĩ năng: Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản được rèn luyện từ

lớp dưới, trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực như: năng lực tự hồn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị- xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Về thái độ: Có thái độ đúng đắn trước các vấn đề của cuộc sống, biết

phân biệt, đánh giá để tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân mình, đồng thời có thể giúp người khác hướng tới mục tiêu: chân, thiện, mĩ.

3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp của các lực lượng giáo dục

Nguyên tắc này yêu cầu nhà trường, gia đình và xã hội có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, thống nhất. Các lực lượng giáo dục như cán bộ công nhân viên, GVCN, giáo viên bộ mơn, cán bộ Đồn, phụ huynh học sinh, các tổ chức

mục đích, nội dung, hình thức hoạt động, đánh giá hoạt động.Có sự thống nhất đó mới có thể huy động được sức mạnh về vật chất và tinh thần trong quá trình giáo dục tồn diện học sinh.

3.1.1.4. Nguyên tắc tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT

Các biện pháp quản lý cần phải phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THPT hiện nay .Việc tổ chức tốt sẽ khai thác được mặt mạnh của các em học sinh, giúp các em trở thành chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo, qua đó hình thành được các phẩm chất, năng lực, kỹ năng sống cần thiết cho các em trước những thay đổi khơng ngừng của xã hội và của chính các em.

3.1.1.5. Những chủ trương lớn về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Nam Định.

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và hành vi của VTN về chăm sóc SKSS, SKTD và tăng cường sự tham gia của VTN trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ bản thân liên quan đến SKSS, SKTD.

- Duy trì và mở rộng các mơ hình can thiệp phù hợp với từng loại hình giáo dục, kết hợp xây dựng các mơ hình mới về hoạt động truyền thơng giáo dục chuyển đổi hành vi có lợi cho chăm sóc SKSS VTN. Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ SKSS thân thiện, phù hợp với VTN đặc biệt quan tâm nhóm VTN ở địa bàn kinh tế - xã hội cịn khó khăn và những đối tượng còn hạn chế về nhận thức.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp về kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động chăm sóc SKSS cho VTN và khả năng xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch hành động hiệu quả ở cấp mình.

Tăng cường phối hợp và phát huy trách nhiệm của các bộ, ngành, đồn thể và chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thanh niên về chăm sóc SKSS VTN, TN. Thực hiện kế hoạch quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của VTN, TN Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành

vi về dân số, SKSS, kế hoạch hố gia đình; Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Căn cứ vào kết quả thu được qua nghiên cứu thực trạng cho thấy hoạt động GD SKSS VTN tuy đã được chú trọng, đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục và cần đưa ra hệ thống các biện pháp cụ thể tăng cường quản lý để phát huy có hiệu quả tác dụng của GD SKSS VTN trong việc giáo dục toàn diện học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

3.2. Hệ thống các biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khố trong trƣờng Trung học phổ thơng thành phố Nam Định

Biện pháp 1: Quản lý giáo dục nâng cao nhận thức và bồi dưỡng động cơ tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên

Trong chương 2 đã nêu ra một thực trạng là trong phạm vi các trường THPT thành phố Nam Định vẫn cịn có một số học sinh chưa nhận thức đúng đắn về vai trị của GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khoá, chưa xác định được rõ động cơ tham gia hoặc còn e ngại khi tham gia GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố. Chính vì thế cần phải tăng cường thực hiện biện pháp bồi dưỡng động cơ GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố cho học sinh ngay từ khi học sinh mới vào trường. Để thực hiện được điều đó phải có sự tác động từ nhiều phía trong đó có Ban giám hiệu, BCH Đoàn trường bằng những biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức của học sinh về GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố, từ đó huy động được nhiều hơn nữa học sinh tham gia hoạt động cũng như tạo điều kiện cho các em có cơ hội hoạt động, tránh dành thời gian vào những việc khơng có lợi, tránh sự tác động xấu của xã hội.

- Giúp học sinh xác định được đúng đắn hơn mục đích GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khoá, tạo hứng thú khi tham gia.

- Nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò và tầm quan trọng của GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá đối với việc học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của chính các em.

* Nội dung và cách tiến hành

Dựa trên nguyên tắc tự học, tự trau dồi những kinh nghiệm và tri thức trong khi tham gia GD SKSS VTN bởi vì đây là mơi trường quan trọng để từ đó học sinh trưởng thành.

- Nội quy học tập, rèn luyện và tham gia GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá, các quy chế liên quan đến hoạt động và học tập của học sinh trong trường THPT.

- Các thành tích và truyền thống của nhà trường nói chung, của Đồn trường nói riêng trong những năm trước.

- Những yêu cầu của xã hội ngày càng cao đối với giáo viên trong đó có năng lực hoạt động xã hội, hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khố.

- Vai trị quyết định của bản thân với tư cách là chủ thể trong hoạt động học tập và rèn luyện.

- Kết hợp với Chi uỷ, Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn tổ chức tốt việc học nội quy, quy chế đối với học sinh của Bộ, của nhà trường để xây dựng ý thức pháp luật, nếp sống có tổ chức, có kỷ luật, có nề nếp học tập rèn luyện.

- Trong các ngày lễ kỷ niệm thành lập Đoàn, ngày khai giảng, tổng kết khoá học, ngày Nhà giáo Việt Nam BCH Đoàn trường thực hiện việc nêu gương các cá nhân điển hình đã đạt thành tích cao trong học tập cũng như trong hoạt động chăm sóc, bảo vệ và GD SKSS VTN của các khố học trước, mời các cá nhân đó nói chuyện để tác động đến ý thức của các học sinh.

- Các cán bộ, giáo viên phải chủ động tích cực tham gia mọi hoạt động trong nhà trường, thơng qua đó thể hiện khả năng của mình thì mới có thể

viên phải tham gia vào các hoạt động giao lưu thể thao, văn nghệ, tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi ở địa phương.

- Các hoạt động phải được duy trì đều đặn, thường xuyên kết hợp với tổng kết, đánh giá, trao đổi kinh nghiệm tham gia GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá giữa các giáo viên với học sinh và học sinh với nhau trong các buổi sinh hoạt để từ đó học sinh có thể nêu ra những ý kiến và suy nghĩ cũng như những gì mình tích luỹ được để tự đánh giá, kiểm chứng những kết quả mình đạt được và xây dựng được động cơ tham gia các hoạt động tiếp theo.

- Giáo viên - người trực tiếp tham gia GD SKSS VTN và việc hoạt động đoàn chỉ là kiêm nhiệm nên có thể tích hợp các nội dung trên trong bài giảng, trong các cuộc nói chuyện chuyên đề và từ đó giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về GD SKSS VTN, như vậy thu hút được đông đảo học sinh tham gia GD SKSS VTN thơng qua hoạt động ngoại khố.

* Điều kiện và yêu cầu thực hiện:

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng như bộ phận quản sinh, các tổ chun mơn; giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đồn.

- Có sự quan tâm tạo điều kiện của chi uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường.

Biện pháp 2: Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên

* Mục tiêu

Kế hoạch hoá là hoạt động cơ bản của quản lý, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch là nội dung chính của kế hoạch. Để đảm bảo xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố nam định (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)