CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng 8 chuyên đề bồi dưỡng cùng với bài tập đã tuyển chọn dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa lớp 12 phần " Hóa học vơ cơ" với thời lượng 8 buổi (tương đương 25 tiết dạy): thời gian 4 tuần, mỗi tuần 2 buổi. Thực hiện từ 13/9/2015 đến 11/10/2015.
- Xây dựng bài kiểm tra chung cho cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm để đánh giá hiệu quả, tính khả thi của hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần ''Hóa học vô cơ" đã tuyển chọn và xây dựng trong các chuyên đề bồi dưỡng.
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm
- Tuyển chọn 15 học sinh khá, giỏi ở 3 lớp 12A, 12B, 12C của trường THPT Thanh Hà - Hải Dương (Nhóm 1). Giáo viên tuyển chọn và bồi dưỡng: Phạm Xuân Hùng.
- Tuyển chọn 15 học sinh khá, giỏi ở 3 lớp 12 của trường THPT Bình Giang - Hải Dương (Nhóm 2). Giáo viên tuyển chọn và bồi dưỡng: Trần Văn Lâm.
+ Nhóm 1: là nhóm thực nghiệm gồm 15 học sinh + Nhóm 2: là nhóm đối chứng gồm 15 học sinh
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm kiểm tra trước tác động của cặp nhóm đối chứng (ĐC) và nhóm thực nghiệm (TN)
Đối tượng Sỹ số Điểm Xi
X
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 15 0 0 0 2 3 4 4 2 0 0 0 5,07 ĐC 15 0 0 0 2 2 6 3 2 0 0 0 5,13 Qua bảng 3.1 thấy giá trị trung bình ở lớp ĐC và lớp TN gần tương đương nhau.
- Tiến hành ơn luyện, bồi dưỡng cho 2 nhóm với khung nội dung chương trình giống nhau (theo cấu trúc nội dung đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh mơn Hóa học của tỉnh Hải Dương) song việc sử dụng hệ thống bài tập ôn luyện khác nhau:
+ Nhóm 1: bồi dưỡng theo hệ thống câu hỏi lý thuyết và hệ thống bài tập đã được biên soạn theo nội dung của luận văn. Giáo viên bồi dưỡng: Phạm Xuân Hùng.
+ Nhóm 2: bồi dưỡng theo hệ thống câu hỏi lý thuyết và hệ thống bài tập của giáo viên tự xây dựng. Giáo viên bồi dưỡng: Trần Văn Lâm.
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá:
+ Tổ chức cho HS làm 2 bài kiểm tra giữa và sau thời gian thực nghiệm ở 2 nhóm với thời gian làm bài 90 phút.
+ Chấm bài theo đáp án đã xây dựng và phân loại HS từ cao tới thấp.
+ Dùng thống kê tốn học để xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. + So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng từ đó rút ra kết luận và tính khả thi của đề tài.