Mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học qua một số cổ mẫu thường gặp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích ông già và biển cả (e hemingway) theo hướng tiếp cận cổ mẫu (Trang 26 - 39)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TRI THỨC CỔ MẪU

1.2. Mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học

1.2.2. Mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học qua một số cổ mẫu thường gặp

1.2.2.1. Cổ mẫu Đất

Cổ mẫu đất được coi là cảm hứng và chất liệu văn học cho nhiều tác phẩm văn học. Nó bắt nguồn từ những ghi nhận mang tính trực quan về đặc điểm vật chất của đất, cổ mẫu đất xuất hiện nhiều trong văn học từ xưa tới nay, cả văn học thế giới và Việt Nam. Đất có đặc trưng về sự phát triển vững bền, sinh sôi nảy nở.

Khi đọc các tác phẩm văn chương thế giới và Việt Nam, ta dễ dàng nhận thấy những nét lớn, gần như trùng khít nhau về đặc điểm của cổ mẫu này. Trong thần thoại Hi Lạp, đất được coi là mẹ sản sinh ra các vị thần. Thần tên là Gaia, là một trong các vị thần ban sơ, được người Hy Lạp tôn thờ là “đất mẹ”, tượng trưng cho mặt đất. Gaia là vị thần thuở ban sơ và được coi như một vị thần âm phủ. Bà được tơn kính như nữ thần vĩ đại hay như nữ thần mẹ, người mẹ sản sinh ra tạo vật. Hay trong văn học dân gian Việt Nam, đất cũng mang tính biểu tượng cao cho sự sống. Sử thi Mường có tên “Đẻ đất đẻ nước” đã xây dựng cổ mẫu đất như nguồn gốc sự sống của loài người.

Trong văn học hiện đại Việt Nam, đất gắn liền với hình ảnh quê hương, vùng miền làm tốt lên tình u bản qn sâu sắc. Trong cuộc chiến tranh của dân tộc, đất nước gắn với cả tinh thần bảo vệ quê hương. Tiêu biểu là tiểu thuyết “Hòn đất” của nhà văn Anh Đức. Chuyện xảy ra vào đầu năm 1961 tại Hòn Đất. Mảnh đất kiên cường ấy được tái hiện trong tinh thần kiên quyết chống giặc. Đội du kích xã ở nơi đây đã rút lui vào hang Hòn trong một trận chống càn quyết liệt. Đội có tất cả 17 người với vũ khí thơ sơ. Mặc dù đối phương đông gắp nhiều lần, được trang bị đầy đủ, vũ khí hiện đại và dùng nhiều giải pháp, như: bỏ thuốc độc vào nước suối, chặn mọi đường tiếp tế,

dùng thuốc nổ phá hang, hun khói vào hang... nhưng đội du kích kiên trì chống trả nhiều lần và kiên cường sống chết ở nơi đó. Có lẽ tác giả đã cất giấu ẩn ý của mình trong những câu từ miêu tả thiên nhiên, đất đai ở mảnh đất này, để từ đó soi rọi vẻ đẹp của con người. Trong cuộc chiến đấu gay go, không cân sức này, trong đội du kích nổi bật có Hai Thép – người chỉ huy sáng suốt, giàu nghị lực. Ngạn, một chiến sĩ dũng cảm, thông minh. Ba Rèn, người nông dân chất phác, trung kiên. Qun, cơ du kích trẻ đẹp người, đẹp nết. Vượt trội hơn cả là chị Sứ, một nữ du kích có nhiều đức tính cao q, như: đằm thắm, bất khuất, ngoan cường... Hình ảnh mảnh đất ấy cịn tái hiện lên sự hi sinh anh dũng của con người. Cuối cùng, chi Sứ hy sinh vì sự sống của đồng đội và vì lý tưởng mà chị nguyện suốt đời đeo đuổi. Hòn Đất đã trở thành biểu tượng bất hủ của miền Tây Tổ quốc kiên cường ngày đêm sóng vỗ.

Hay trong bài thơ Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm, hình tượng đất gắn với quê hương Việt Nam bình dị, xúc động. Những câu thơ thật tự nhiên, sâu lắng, nói với ta bao điều giản dị mà cũng vô cùng thiêng liêng, thấm thía. Đất nước, khơng phải là một hình người xa lạ, hay một khái niệm trừu tượng nữa mà qua thơ của Nguyễn Khoa Điềm, nó đã trở thành những gì dễ hiểu, gần gũi nhất trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Đất nước hiện hình từ câu chuyện cổ tích của mẹ, miếng trầu của bà, gắn với truyền thống đánh giặc giữ nước, với các phong tục tập quán có từ ngàn đời của người Việt, Đất nước gắn liền với nỗi nhọc nhằn, vất vả của người nơng dân để có hạt gạo ta ăn hàng ngày. Tất cả những điều đó đều làm nên khn mặt dân tộc: tình nghĩa, đằm thắm, dung dị, đời thường, có phần lam lũ vất vả nhưng không kém phần cao sang. Không những thế, đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm còn trở thành máu thịt của mỗi người.

Trong anh và em hơm nay Đều có một phần Đất Nước

[…] Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

lên đặc trưng vùng miền Nam Bộ. Thổ ngữ, mùi vị,… của vùng đồng bằng sông Đồng Nai, sông Cửu Long... là đề tài, là nguồn cảm hứng dường như không bao giờ cạn cho những trang viết của Bình–Nguyên Lộc. Bình–Nguyên Lộc hay viết về người nơng dân nghèo gắn bó mật thiết với mảnh đất, căn nhà lâu đời của mình. Nếu họ có lìa xa q hương ra thành phố, sống đời anh “công chức” hay sống bằng những nghề khác, thì trong “căn bổn” họ cũng là người dân quê và sẵn sàng về quê như anh Thuần trong truyện Đất không

chết. Bà vợ ông giáo Quyền khi chuyển ra sống ở thành phố cũng nhớ đất đến

mang bệnh và cuối cùng cả nhà phải dời ra ngoại ơ để bà có đất trồng trọt, để đỡ nhớ mùi đất quê hương. Người trông coi nghĩa trang thành phố cũng vậy. Anh ta chỉ ở lại, khơng bỏ về q nữa vì tại đây anh ta có đất để trồng bơng vạn thọ, để trồng rau, để bận rộn với công việc quen thuộc của mình (truyện Thèm mùi đất). Còn cha anh Sáu Nhánh (truyện Phân nửa con người) dù đã tuổi cao bóng xế vẫn kiên quyết bỏ con cháu, bỏ cuộc sống trên chiếc ghe thương hồ để lên bờ sống trên đất liền. Ơng thậm chí cịn cho rằng tình nghĩa với đất cịn sâu nặng hơn cả tình nghĩa vợ.

Bình–Ngun Lộc ln cho rằng đất là tình yêu sâu nặng nhất của con người. Tập quán, nếp sinh hoạt ở một nước nông nghiệp lâu đời dường như đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Tư tưởng sở hữu đất cùng với những nét tâm lý rất đặc trưng của người nông dân Nam Bộ được nhà văn phát hiện trong những chi tiết khá thú vị như cảm giác thèm mùi đất, nỗi khát khao được che chở, bảo vệ đất... Đất có mùi thật sự, nhất là đất mới xới, một mùi rất đặc biệt mà mũi họ quen ngửi cho đến ghiền, thiếu thì họ nghe thèm. Họ thấy rằng họ hạnh phúc vì họ được thỏa mãn tình cảm. Tình cảm nhớ quê hương xứ sở, nhớ nhà gồm nhiều yếu tố, mà nỗi thèm mùi đất là một yếu tố quan trọng. Nỗi thèm này có khi mãnh liệt như nỗi thèm mùi thuốc phiện của những con thằn lằn, những con chuột lắt sống trong buồng của những kẻ hút thuốc phiện, họ thèm và nhớ mùi đất y như đào hát thèm và nhớ sân khấu, vũ nữ thèm và nhớ đèn màu, và y như cá thèm và nhớ nước. Tình yêu với đất

được cắt nghĩa như một sức hấp dẫn tự nhiên với con người như vậy, nên đơi khi vì đất đai, cây cỏ, con người có những hành động “kỳ cục”. Ba Mín (trong truyện Mẹ tơi tái giá) cùng với những người dân làng Chánh Hưng sống dựa vào rừng già. Khi lão Tây Xi–lăng–ba định phá rừng trồng cây cao su, đêm nào Ba Mín cũng lén bưng bếp rề–sô cồn vào bãi trồng đun nước sôi tưới lên gốc cây cao su, làm cây chết dần chết mịn. Ba Mín quyết tâm giết chết những cây cao su con để bảo về rừng già cho tới ngày lão Tây cho xe ủi và máy cày đến cày xới trên sáu mươi mẫu rừng với hàng trăm phu thợ, anh mới buồn bã khăn gói trở về làng cũ. Ở làng cũ như làng Tân Nhuận của ông Cựu Xã An, thanh niên lần lượt bỏ ra đi, chỉ còn người cũ già nua và cái xa nước cũ kỹ không đủ sức quay để tưới cho cánh đồng khơ hạn. Hình ảnh ơng Cựu Xã An đứng nhìn cái xa nước quay yếu ớt mà “hồi hộp, nín thở” giống như đang chứng kiến giờ phút hấp hối của người thân. Hình ảnh vùng đất mà nhà văn nhắc đến ấy thể hiện tình cảm yêu quê hương dạt dào, giúp lưu giữ hình ảnh con người và những giá trị văn hố vùng đồng bằng Nam Bộ trong dịng chảy mải miết của thời gian.

1.2.2.2. Cổ mẫu Nước

Bên cạnh đất, nước cũng xuất hiện nhiều trong văn học. Trong các tác phẩm thần thoại Hi Lạp, ta thấy sự xuất hiện của các vị thần dưới nước thường trực và có ảnh hưởng lớn tới vạn vật, con người. Thần biển cả Pơ–dê– i–ơng tay cầm chiếc đinh ba có thể hơ mưa gọi gió làm biến động cả biển cả. Nhờ thần mà những đoàn thuyền của quân đội Hi Lạp mới có thể ra khơi nhưng cũng do thần mà người anh hùng Uy–lít–xơ phải trơi dạt trên biển biết bao tháng năm, khơng mong trở về gia đình.

Hay trong các tác phẩm Việt Nam, nước trội lên, gây ám ảnh trong một loạt truyền thuyết, thần thoại: Con Rồng cháu Tiên, Chử Đồng Tử, Trương

Chi, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Mỵ Châu Trọng Thuỷ,… Sử thi Mường có tên Đẻ

đất đẻ nước đã xây dựng cổ mẫu nước để giải thích về nguồn gốc sự sống của

ảnh sơng. Nó là nguyên khởi của mảnh đất, tạo dựng nên lãnh thổ dân cư. Đó là biểu tượng về một lằn ranh chia cách, làm thành hai thế giới, là một trở ngại mà con người phải vượt qua: Trời và Đất, dương gian và địa phủ. Bước sang bờ kia là một cuộc đời khác. Gắn liền với sơng suối là bến bờ, là con đị, là chiếc cầu. Lại có biểu tượng Bến Mê, cầu Nại Hà... Lại có những khái niệm Hồng tuyền, Suối vàng, sang ngang... Như vậy, nước được coi là nguồn gốc sự sống, là cách phân chia lãnh thổ.

Trong Con Rồng cháu Tiên, hình tượng Lạc Long Quân – một vị thần ở dưới nước được coi là thủy tổ của dân tộc Việt. Thần cùng Âu Cơ đã hồi thai ra dân tộc Việt Nam rồi chính thần lại dẫn 50 con xuống biển để xây dựng giang sơn. Truyền thuyết vừa góp phần thể hiện niềm tự hào dân tộc, rằng chúng ta có huyết thống của thần Rồng vừa phản ánh quan niệm sâu sa của dân gian: cái gì tinh túy, mạnh mẽ thường từ nước mà sinh ra. Cổ mẫu nước ấy về sau còn được lặp lại “Mị Châu Trọng Thủy” khi tác giả dân gian miêu tả vua An Dương Vương lúc tới bờ biển được Rùa Vàng rẽ sóng, mời đi xuống nước. Nước trở thành nơi che chở cho con người. Hay hình tượng Rùa Vàng cũng mang ẩn ý về nước. Đây khơng phải chỉ là lồi vật dưới nước mà là biểu trưng cho sứ giả trợ giúp người hiền tài. Hình tượng ấy cịn lặp đi lặp lại trong nhiều truyền thuyết như truyền thuyết về hồ Gươm,… Nước đã trở thành cổ mẫu thể hiện sự hài hòa, ăn nhập với sự phát triển của dân tộc.

Như vậy, ý nghĩa tượng trưng của nước thường xoay quanh ba chủ đề chính: nước – nguồn sống, nước – phương tiện thanh tẩy, và nước – trung tâm tái sinh. Đây là ba chủ đề thường xuyên được đề cập đến trong các truyền thuyết, huyền thoại cổ, từ đó hình thành những lớp kết cấu ý nghĩa bền vững. Tuy nhiên, hiện nay cổ mẫu nước được khốc lên mình nhiều lớp ý nghĩa hơn. Với nhiều đặc tính như đã nói ở trên, nước đại diện cho nhiều hình tượng với các thơng điệp cũng vô cùng đa dạng. Nó trở thành một cổ mẫu “mềm mại” nhất trong văn chương.

Trong Chử Đồng Tử, nhờ nước mà Chử Đồng Tử và Tiên Dung nên đơi trong mối dun kì lạ. Nước thành ơng Tơ bà Nguyệt, run rủi cho chàng trai nghèo mồ côi Chử Đồng Tử gặp được người con gái lá ngọc cành vàng Tiên Dung. Nó là điểm hạnh ngộ trong tình huống vừa ối oăm vừa kỳ ảo của hai nhân vật. Sau đó, đơi un ương với những câu chuyện kì lạ này đã tìm đến vùng đồng lầy hẻo lánh để giúp dân làm ăn rồi sau đó hóa thánh. Như vậy, nước cịn là nguồn gốc của sự cường thịnh, cho Chử Đồng Tử và Tiên Dung làm nên việc lớn, trong một đêm, nơi đầm lầy ẩm ướt hoang vu trở thành làng mạc đông vui, sung túc.

Tuy nhiên, có lúc cỗ mẫu nước cịn nhằm nói tới những sức mạnh kinh khủng của thiên tai, bão táp mà con người phải thay phiên nhau tìm cách chế ngự bao đời nay. Thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh đã tái hiện lại cuộc đụng độ giữa hai thế lực là thần núi và thần nước. Qua đó, tác giả nói về cơng cuộc chống lại lũ lụt thời xưa. Không năm nào Thuỷ Tinh không làm mưa, làm bão dâng nước lên đánh Sơn Tinh, gây nên lụt lội khắp vùng đồng bằng và trung du nước ta. Và ước mong chế ngự thiên tai ấy được tác giả dân gian thể hiện qua việc để Sơn Tinh chiến thắng đầy oai hùng trong cuộc chiến quyết liệt. Sự hung bạo của Thủy tinh quanh năm suốt tháng chính là sự đe dọa từ lũ lụt đối với đời sống của nhân dân. Câu chuyện huyền thoại về thần sông, thần núi được đan cài trong bi kịch của kẻ đến sau, thất bại và không nguôi cay đắng. Trong nỗi đau của mình, qua nhân vật Thuỷ Tinh, nước khơng cịn mang cái tinh thần của mẹ Nước trước đây: là mạch sống của Đất mà đã ly khai, mà trở thành biểu tượng của kẻ phá hoại khơng mệt mỏi mảnh đất lồi người. Nhưng dù là kẻ phá hoại, nước vẫn có mặt thường xuyên trong đời sống của người Việt.

Có lúc nước lại là nơi ghi dấu và thứ tha cho những oan khuất, thương đau. Trong truyện “Mị Châu – Trọng Thủy”, nước là biểu tượng về bước đường cùng của người anh hùng, vừa là chứng nhân tàn nhẫn của các bi kịch lồng ghép vào nhau. Đó là bi kịch mất nước do người lãnh đạo cộng đồng chủ

quan, coi thường kẻ địch (An Dương Vương), bi kịch của một người phụ nữ ngây thơ, cả tin, khơng biết dung hịa giữa giữa tình cảm riêng tư và trách nhiệm công dân (Mỵ Châu), bi kịch của một người đàn ông tham vọng vừa muốn có tình u vừa muốn đạt được sự nghiệp (Trọng Thuỷ). Dù tác giả dân gian hố giải bi kịch,minh oan cho tấm lịng trong sạch của Mỵ Châu bằng cách đưa vào cuối truyện chi tiết: ngọc (hồn Mỵ Châu hóa thành) đem rửa ở giếng ( nơiTrọng Thủy nhảy xuống) lại trở nên đẹp đẽ bội phần, đúng như lời cầu nguyện trước khi chết của Mỵ Châu.

Còn trong chuyên Trương Chi, nước là biểu tượng cho bi kịch của sự

ngộ nhận trong tình u. Dịng sơng vừa là chốn mưu sinh của Trương Chi, vừa là nơi khiến cho tiếng hát của chàng thăng hoa, cũng vừa là nơi kết thúc cuộc đời của chàng dân chài bất hạnh. Và dịng sơng cũng là nơi lưu giữ hồn chàng, để cuối cùng giúp cho mối tình của chàng được hố giải. Sơng với Mỵ Nương là biểu tượng của ảo ảnh, đánh thức tâm hồn lãng mạn, hé mở trái tim giầu lòng yêu của nàng. Mỵ Nương chỉ vì u mà lâm bệnh và nhờ có sóng gió của dịng sơng đã mang tiếng hát của Trương Chi đến với nàng. Trong truyện Trương Chi, nước mắt của Mị Nương rơi vào chiếc chén có hình

Trương Chi vừa là ghi dấu sự đau xót trước mối tình khơng thành vừa là sự cầu xin thứ tha. Chiếc chén ấy tan chảy ra trước giọt nước mắt ân hận của cơng chúa chính là thể hiện sự thứ tha của Trương Chi cho nàng.

Văn học viết cũng nhận thấy điều này, như trong: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, thơ Tản Đà, thơ

Bùi Giáng, truyện Nguyễn Huy Thiệp... Thơ của các tác giả Việt Nam đậm đặc hình ảnh biểu tượng nước. Hồ Xuân Hương thích miêu tả nước trong những: khe, lách, lạch, giếng, nước tát,...:

- “Lách khe nước rỉ...” - “Sóng dồn mặt nước... ” – “Một dịng nước biếc... ” – “Một lạch Đào Nguyên... ”

– “Đầm đìa lá liễu hạt sương gieo…”

Trong Truyện Kiều, ta cũng thấy hình ảnh nước xuất hiện như sự đe dọa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích ông già và biển cả (e hemingway) theo hướng tiếp cận cổ mẫu (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)