Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ cổ mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích ông già và biển cả (e hemingway) theo hướng tiếp cận cổ mẫu (Trang 39)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TRI THỨC CỔ MẪU

1.3. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ cổ mẫu

Với những tác phẩm có nhiều cổ mẫu, chúng ta nên tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ cổ mẫu. Nó gồm các lưu ý sau:

1.3.1. Đọc và phát hiện cổ mẫu

Với tác phẩm có xuất hiện cổ mẫu, ta nên đọc nhiều lần. Chú ý xem cả phong cách tác giả cùng một số tác phẩm khác cùng đề tài. Chú ý những hình tượng lặp đi lặp lại. Những người am hiểu về văn học có thể tra thêm các từ điển biểu tượng văn học hoặc các tư liệu nói về biểu tượng đó để hiểu thêm về tác phẩm. Tuy nhiên, cách hiểu từ bên ngồi này khơng quy chiếu những chuẩn mực và tiêu chí có trước vào tác phẩm, để mà giải thích nó.

Đọc tác phẩm cũng là đi tìm cổ mẫu. Ta chú ý là đi tìm những biểu tượng, môtip lặp đi lặp lại trang tác phẩm để xác định cổ mẫu. Đồng thời, chăm chú ghi nhận các hiện tượng cùng những cuộc gặp gỡ thường rất bất ngờ của chúng trong tác phẩm, xuyên qua thời gian và không gian, tra vấn và thử trả lời. Những biểu tượng có tính bền vững theo thời gian và càng mở rộng theo khơng gian sử dụng thì càng giúp chúng ta lần ra cổ mẫu.

Vì bản chất cổ mẫu là hình tượng tiêu biểu. C. G. Jung đã chia sẻ với chúng ta những thách thức có thật ngay từ việc nắm bắt biểu tượng: “Biểu tượng nhô lên như một lời trách cứ thường xuyên đối với khả năng suy xét và cảm nhận của chúng ta”. Trước hết, theo ơng, đọc cổ mẫu sẽ khơng tính đến những biểu tượng văn học, như là một sản phẩm của ý thức, bởi vì: “Tác phẩm dự định có tính biểu tượng từ trước thì khơng địi hỏi phải tinh tế đến vậy. Bằng ngay thứ ngơn ngữ đa nghĩa được dùng, nó như bảo chúng ta: “Tơi định nói nhiều hơn cái tơi nói thực; ý nghĩa của tơi cao hơn tơi”, mà chỉ quan tâm đến những biểu tượng văn học như là kết tinh của vô thức. Nhưng nếu những kết tinh từ vơ thức cá nhân chỉ đưa ra tính triệu chứng, thì những kết tinh từ vơ thức tập thể mới làm nên tính biểu tượng cổ mẫu. “Khơng bị dồn ép và không bị lãng quên”, “Vô thức tập thể cũng khơng tồn tại tự nó và cho nó, do nó chỉ là khả năng, cụ thể là khả năng mà ta được thừa kế từ thời xa xưa

dưới dạng một hình thức nhất định của những hình ảnh được ghi nhớ trong cấu trúc của đầu não, nói theo giải phẫu học (... ). Chúng bộc lộ chỉ trong chất liệu đã được tạo tác về mặt lí thuyết với tư cách là những nguyên tắc điều khiển sự tạo lập chất liệu...” [18,79].

Khi đã phát hiện ra cổ mẫu ta cần thống kê số lần nó xuất hiện trong những câu chữ, tình huống cụ thể. Xem xét cả sự biến đổi của nó ở từng đoạn. Đồng thời nên xác định cả sự gắn kết của nó với các yếu tố khác trong tác phẩm như nhân vật, cảm xúc, biện pháp tu từ, hoàn cảnh sáng tác, phong cách tác giả…

Ví dụ: để hiểu bài thơ Mưa đá của Hữu Thỉnh từ góc độ cổ mẫu, ta phải đọc bài nhiều lần. Chú ý phong cách tác giả ưa triết lí, nhất là sau 1986 thì triết lí thiên về trải nghiệm thế sự. Nó đi theo hướng chung của văn học đổi mới với bước chuyển mình đáng lưu ý thơ trữ tình cách mạng sang trữ tình thế sự. Thơ khơng cịn bị áp lực của cảm hứng ngợi ca và cái nhìn lãng mạn đối với hiện thực. Với thể tài thế sự, thơ mang cảm hứng hiện thực rõ nét. Đời sống thế sự trong thơ Hữu Thỉnh chủ yếu thể hiện ở triết lí về thân phận con người với những trăn trở, suy tư trước nhữngthăng trầm của cuộc đời, của lòng người, của đạo đức xã hội.

Mưa đá đi tìm nơi dễ vỡ Thân cây xây xát thật êm đềm Trẻ con quăng mũ giang tay múa Người lớn buông rèm lặng đứng xem Đá rơi hạt chắc đầu bông rụng Ếch nhái kêu ran cỏ hội hè Hạt lép vồng lên trương với gió Đồng như canh bạc nước như mê...

Sau đó ta tìm các biểu tượng tiêu biểu. Ta sẽ thấy ở đây hình tượng mưa đá là tiêu biểu nhất. Nó xuất hiện ngay trong tiêu đề và lặp đi lặp lại một cách rõ ràng. Hơn nữa, khi đọc các tài liệu liên quan, ta sẽ thấy hình tượng nước

xuất hiện nhiều trong các tác phẩm khác và có ẩn ý sâu sắc. Do vậy, ta khẳng định trong bài tác giả đã sử dụng cổ mẫu nước. Cổ mẫu xuất hiện trong cả bài song cụ thể ở nhan đề, câu đầu, câu 5 và câu cuối. Sự xuất hiện của hình tượng mưa đá theo chiều hướng nhiều hơn, càng làm rõ sự vô tâm, tàn bạo của mưa đá hơn.

1.3.2. Tìm hiểu ý nghĩa của cổ mẫu trong tác phẩm và dùng cổ mẫu để lí giải tác phẩm giải tác phẩm

Người tiếp nhận cổ mẫu cần phải cần tìm hiểu cổ mẫu về ý nghĩa: “Những ai không quan tâm đến tính tác động đặc biệt ngữ điệu cổ mẫu sẽ chỉ thấy mình ở trong một đống những quan niệm mang tính huyền thoại, và khi ấy người ta chắc chắn có thể thu thập theo kiểu để chứng minh rằng tồn bộ cái ấy đều có một ý nghĩa, nhưng điều ấy hoàn toàn sai. Những thi hài thường ln ln đồng nhất về mặt hố học, nhưng những sinh thể thì khơng như vậy. Các cổ mẫu chỉ bắt đầu sống lại khi người ta nỗ lực và kiên trì phát hiện tại sao và làm thế nào chúng có một ý nghĩa đối với từng sinh thể như vậy”[28].

Muốn hiểu ý nghĩa, ta nên tính đến ý nghĩa tượng trưng của những biểu tượng văn học, như là một sản phẩm của ý thức. Trong đó, ta chú ý biểu tượng bao trùm nhất, biểu tượng thường gặp qua các tác phẩm. Quan trọng nhất là tìm được tầng nghĩa sâu xa nhất. Đây là bước khó với người đọc, song khi họ ham thích văn học, đã đọc nhiều thì việc tìm ra ý nghĩa biểu tượng khơng khó khăn. Ngồi ra, ta có thể tìm ý nghĩa căn cứ vào lời nói của nhân vật trong tác phẩm, lời bình của tác giả, cảm xúc thể hiện trong đó… Tìm được biểu tượng này, ta nên có sự so sánh với các tác phẩm có cổ mẫu khác xem hệ biểu tượng này có ý nghĩa tương đồng khơng. Thường một cổ mẫu dù ở trong các tác phẩm khác nhau thì vẫn cùng ý nghĩa. Song cũng có trường hợp cách tân, biến đổi.

Ví dụ: Trong bài thơ Mưa đá, Hữu Thỉnh dùng nhiều ẩn dụ, trong đó,

mưa là biểu tượng xuyên suốt và có rất quen thuộc trong thơ ca. Đây chính là cổ mẫu hay nói về cuộc sống đậm chất phồn thực, về tình yêu song ở đây tác

giả lại thêm chữ “đá” làm cổ mẫu mưa lại chuyển thành nói về những biến cố, khó khăn.

Hay trong ca dao, con thuyền thường là biểu tượng cho người con trai,

gắn với sự chuyển động, tìm tịi, khi vào thơ Xuân Quỳnh, nó lại gắn với người con gái: Nếu từ giã thuyền rồi / Biển chỉ cịn sóng gió / Nếu phải cách

xa em/ Anh chỉ còn bão tố. Trong biểu tượng nghệ thuật thường xuyên đan

xen giữa yếu tố truyền thống và yếu tố cách tân. Chính điều đó khiến cho cổ mẫu nghệ thuật một mặt dễ thức dậy những nỗi niềm từ ngàn đời trong tâm thức của độc giả, mặt khác lại tạo nên cảm hứng về những điều mới.

Lí giải được biểu tượng, ta sẽ kết nối nó với ý nghĩa tư tưởng chung của cả tác phẩm để giải đáp chính xác về tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ: cổ mẫu nước (mưa) ở bài Mưa đá góp phần nói lên sự vơ tâm của người đời trước những giá trị bị đảo lộn của đời sống. Lúc đó, người thì bị tổn thương thật dễ dàng, kẻ thì hoan hơ vì được hưởng lợi; kẻ thì đứng nhìn vơ cảm. Trước cơn mưa đá, hạt chắc rụng bông, hạt lép lại vồng lên trương với gió. Đấy là nghịch lí trong đời. Người mang giá trị thực trong bản thân: có tài năng, đạo đức thì bị vùi dập. Kẻ “hạt lép” rỗng tuếch thì càng được thể vênh vang.

Tiểu kết chƣơng 1

Cổ mẫu trước hết là biểu tượng nhưng cao hơn biểu tượng ở sức khái quát của nó, bởi cổ mẫu là những “mẫu” của các biểu tượng, là nguyên mẫu của các tập hợp biểu tượng hay một cách khái quát là những biểu trưng phổ quát. Trong tác phẩm văn học, có thể có hàng loạt những biểu tượng nhưng không phải biểu tượng nào cũng là cổ mẫu. Giữa chúng có cái chung đều là những năng lực tạo hình của những năng lượng tinh thần con người và năng lượng đó đã diễn ra trong quá khứ, nay xuất hiện với chúng ta qua ngưỡng vọng hoặc như một cứu cánh của niềm tin, mang tính chất cứu chuộc.

Cổ mẫu hiện diện phổ biến trong mọi dạng thức văn học và ta có thể xem nó như một con đường riêng để giải đáp những ảnh hình của mơ mộng nghệ thuật, hay những bí ẩn của chốn tiềm thức. Sống trong môi trường chung văn hóa, thời đại, cổ mẫu như một hằng hữu, một cố kết, chỉnh thể tác phẩm và tâm thức văn hóa. Dù cổ mẫu được sinh ra từ thời kì xa xưa trong quá khứ song nó vẫn sống động trong tác phẩm để nói về thực tại với ngụ ý sâu sắc. Hơn nữa, gắn với từng hoàn cảnh, trạng huống khác nhau trong tác phâm, ý nghĩa của cổ mẫu lại được bổ sung thêm. Nó khơng cố định, khơng “chết” mà vẫn ln phát triển và kích thích trí tưởng tượng cũng như khả năng sáng tạo của độc giả.

Cổ mẫu có mối quan hệ chặt chẽ với văn học. Nó là cảm hứng, là chất liệu cho các sáng tạo nghệ thuật đích thực. Nó cịn là cơ sở để lí giải tác phẩm. Đồng thời, cổ mẫu bản thân nó đã mang một giá trị nhất định song khi chuyển tải vào trong tác phẩm văn học, nó nâng cao thêm giá trị nhân học. Từ những hiểu biết về cổ mẫu ở trên, chúng tơi sẽ đi tìm cổ mẫu trong đoạn trích

Chƣơng 2

BIỂU HIỆN CỦA CỔ MẪU TRONG ĐOẠN TRÍCH ƠNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ 2.1. Từ đặc điểm văn chƣơng của E. Hemingway

E.Hemingway được suy tôn làm người khai sinh ra trường phái “Tối giản”. Một trong những biểu hiện của trường phái tối giản trong sáng tác của Hemingway chính là phương pháp Tảng băng trơi. Phương pháp sáng tác này yêu cầu sự cô đọng trong phản ánh hiện thực. Mục đích của nhà văn là “viêt một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. Hầu hết các truyện cũng kiệm lời song ý tưởng lại vô cùng lớn lao.

Tác phẩm của E. Hemingway cũng được sáng tác theo phương pháp nói trên. Các truyện của ơng được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiểm thấy, như Mặt trời vẫn mọc, Chuông nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí,

Trong thời đại chúng ta,….

Nét nổi bật trong thế giới ngôn từ của kiệt tác Ông già và biển cả là khả năng kiệm lời. Đặc biệt Hemingway rất hạn chế việc sử dụng tính từ. Cịn động từ được dùng để diễn tả hành vi giao tiếp của con người thì hầu như chỉ độc mỗi nói hoặc hành vi tự giao tiếp với chính bản thân nhân vật thì gần như chỉ là nghĩ. Chi tiết, hình tượng nhân vật của ơng thường mang tính ẩn dụ và biểu tượng cao.

Vì thế, Hemingway được xem là người khai sinh ra nền văn xi hiện đại Hoa Kì. Tầm ảnh hưởng của ơng càng về cuối thế kỉ càng rõ nét. Tên tuổi ông vang xa khắp năm châu. G. G. Marquez gọi ông là “thầy của nhiều tác giả Hoa Kì đương đại”.

2.2. Đoạn trích Ơng già và biển cả

Ông già và biển cả của nhà văn Hemingway tiểu biểu cho lối viết “tảng

băng trơi”: dung lượng câu chữ ít nhưng “khoảng trống” được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trị lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản. Đây là tác phẩm được xem là đỉnh cao của văn xuôi hiện đại. Để xứng với tầm tư

tưởng của nó, tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ cịn bấy nhiêu thơi. Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và Hemingway đã được trao giải Nơ–ben chủ yếu là nhờ chính tác phẩm này.

Đoạn trích Ơng già và biển cả trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 là phần

cuối của truyện. Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Santiago. Santiago là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu. Đã ba ngày hai đêm ông ra khơi đánh cá. Khung cảnh trời biển mênh mơng chỉ một mình ơng lão. Ơng lão câu được con cá kiếm vào khoảng trưa ngày đầu tiên. Ngay khi đó, con cá rịng rã kéo ơng lão ra khơi xa trong suốt hai ngày đêm. Một con người cô độc, ra khơi chỉ với một chai nước và quyết tâm khơng gì lay chuyển về việc bắt được con cá lớn xứng đáng với tài nghệ của mình, lúc này đã được đặt vào thử thách quyết định. Liệu lão có chinh phục được con cá kiếm ấy không? Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc tồn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập – phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh – giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng con cá kiếm chỉ còn trơ lại một bộ xương. Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ, rồi mơ về những con sư tử.

Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình. Santiago giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này: Suốt cuộc đời cực nhọc vẫn đuổi theo một giấc mơ kỳ vĩ. Và sự thật ông đã chứng minh được chân lí: “Con người có thể bị tiêu diệt chứ khơng thể bị khuất phục”.

Chọn đoạn trích Ơng già và biển cả với nội dung vừa phải như thế vừa đạt được đảm bảo giảm tải vừa gần gũi với học sinh bấy lâu. Học sinh 12 đã

khá vững vàng về tâm lí, các em cũng đã học qua ba năm cấp trung học phổ thơng, vì vậy, học sinh tiếp nhận bài học này khơng mấy khó khăn.

2.3. Những cổ mẫu đƣợc biểu hiện trong đoạn trích

2.3.1. Cổ mẫu Biển

Biển, cũng như Đất, Lửa là cổ mẫu lâu đời, gắn liền với con người từ thuở xa xưa, đồng thời xuất hiện trong văn học với tần suất lớn. Có mặt sớm nhất trên vũ trụ này, biển được xem là một thực thể khởi nguyên làm nên nhiên giới và nhân giới. Bằng một cảm nhận trực quan, bất kỳ một ai cũng có thể nhận ra sự hiện diện của biển như một nguồn sống thiết yếu của vũ trụ. Biển là một khối vật chất khổng lồ chưa phân hóa với số lượng vơ cùng lớn của những khả năng diễn biến phức tạp. Là nước trong dạng thức chuyển động không ngừng, biển tượng trưng cho sự bấp bênh đầy hoài nghi. Biển ln phát huy thuộc tính thần thánh của nó là cho đi và lấy lại sự sống. Biển hủy diệt và tái sinh. Cổ mẫu Biển đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm. Ví dụ: Đứa trẻ bị ném xuống biển là một trong những huyền thoại khơng thể khơng nhắc đến khi nói ý nghĩa biểu trưng của nước.

Truyện kể rằng, Morann – con trai của ông vua tiếm quyền Cairpre lúc sinh ra là một quái vật câm, người ta ném cậu bé xuống biển. Nhưng dòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích ông già và biển cả (e hemingway) theo hướng tiếp cận cổ mẫu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)