1.2.1.1. Công nghệ truy nhập cáp đồng:
Công nghệ truy nhập cáp đồng là trên đôi dây thuê bao không gia cảm, thơng qua việc dùng cơng nghệ xử lý tín hiệu số tiên tiến để nâng cao dung lượng truyền dẫn trên đôi dây xoắn, cung cấp biện pháp truy nhập các loại dịch vụ cho thuê bao.
Theo đà tiến bộ không ngừng của công nghệ, trên đường dây điện thoại thông thường (dây đồng xoắn đơi), u cầu truyền dẫn thơng tin có tốc độ ngày càng cao là một biện pháp quan trọng để nâng cấp mạng truy nhập viễn thơng hiện có. Thập kỷ 50 của thế kỷ 20, tốc độ truyền dẫn thoại của modem băng âm tần là 600 bps, thập kỷ 60 là 2.400 bps, thập kỷ 70 là 9.600 bps. Từ thập kỷ 80 đã phát minh ra TCM (Trellis Code Modulation: Điều chế mã giàn), đến nay tốc độ truyền dẫn thoại của modem băng âm tần đã được nâng lên rất nhiều, đã qua các giai đoạn 14,4 kbps; 33,6 kbps,… Hiện nay modem
điều chế xung mã (PCM modem: Pulse Code Modulation modem) có tiêu chuẩn V.90, tốc độ đưa vào của nó là 33,6 kbps, tốc độ lấy ra là 56 kbps, gần với định luật Shannon qui định dung lượng lý thuyết của kênh điện thoại.
Ưu điểm của cơng nghệ truy nhập cáp đồng:
• Giá thành thấp. • Cơng nghệ đơn giản.
• Dễ thi cơng, lắp đặt do trình độ tay nghề đã quen.
Nhược điểm:
• Bán kính vùng phục vụ tổng đài nhỏ (khoảng vài ngàn đến hơn chục ngàn mét).
• Khi truyền tần số cao dễ bị ảnh hưởng của xuyên âm (như xuyên âm đầu gần và xuyên âm đầu xa).
• Suy hao cao.
• Băng tần tương đối hẹp (từ 300 Hz đến 3400 Hz) do ban đầu mạng viễn thông chỉ thiết kế cho thoại (tốc độ bit bị giới hạn ở 64 kbps) nên chỉ thích hợp cho các dịch vụ thoại truyền thống và số liệu tốc độ thấp.
• Tính bảo mật khơng cao, dễ bị mắc rẽ để nghe trộm.
• Dễ bị ảnh hưởng của nhiễu. Ví dụ như nhiễu từ đường dây điện lực. • Đường kính dây dẫn thường là 0,4 mm hoặc 0,5 mm, trọng lượng cáp nặng (so với cáp quang).