64 k 144 k 1 5M 4 5M 155 G POTS ISDN DSL T1 T3 OC-
3.3. Các công nghệ trong TDMA PON
đã được tiêu chuẩn hoá, bao gồm ATM PON (Asynchronous Transfer Mode PON), GPON (Gigabit PON) và EPON (Ethernet PON).
3.3.1. ATM PON
Năm 1995, một nhóm các nhà vận hành mạng với tên gọi là FSAN (Full Service Access Netwoork) đã được thành lập với mục đích thống nhất mạng truy nhập băng rộng. Các thành viên FSAN đã phát triển một mạng truy nhập PON đặc trưng với ATM (Asynchronous Transfer Mode) là giao thức lớp 2. Đó gọi là ATM PON hay APON, sau này còn được gọi là BPON (Broadband PON) tức là PON băng rộng. Hiểu một cách đơn giản là dùng kiến trúc PON cho mạng truy nhập với phương thức đóng gói dữ liệu để truyền là ATM.
Việc chọn phát triển APON tại thời điểm đó là do:
• Thứ nhất, chọn cơng nghệ ATM bởi vì nó tương thích với nhiều giao thức.
• Thứ hai, chọn PON bởi vì nó là giải pháp quang băng rộng kinh tế nhất.
Dạng ATM PON này đã được chấp nhận là một chuẩn của ITU-T (G.983). Khuyến nghị G.983.1 đưa ra một kiến trúc BPON đối xứng với tốc độ truyền lên và xuống là 155 Mbps. Vào năm 2001 đã được chỉnh sửa lại là tốc độ bất đối xứng với 155 Mbps truyền lên và 622 Mbps truyền xuống.
Header (5 byte) Payload (48 byte)
Tuy nhiên việc dùng ATM PON cho mạng truy nhập bộc lộ những hạn chế sau:
• Nguyên lý của ATM là chia dữ liệu ra thành từng gói nhỏ có kích thước cố định 53 byte (48 byte payload và 5 byte overhead). Dạng dữ liệu này không tương xứng với giao thức Internet (IP: Internet Protocol) bởi vì IP có thể truyền gói dữ liệu với chiều dài lên đến 65,535 byte.
• Việc phân đoạn dữ liệu thành 48 byte payload và 5 byte overhead sẽ làm mất thời gian và phức tạp. Vì thế giá thành của ONU và OLT sẽ tăng lên. Hơn nữa, mỗi gói nhỏ đều cần 5 byte overhead do đó băng thơng cũng sẽ bị lãng phí.
• Nếu một cell ATM bị hư hỏng hay mất đi thì sẽ làm hỏng cả gói IP. Nhưng các cell cịn lại trong gói IP đó vẫn được truyền và nhận (và sẽ loại bỏ sau đó). Vì thế sẽ làm lãng phí băng thơng.
• Ngồi ra, nó cũng khơng cung cấp đủ khả năng cho video, không đủ băng thơng, phức tạp và thiết bị thì đắt tiền.
Với những nhược điểm nêu trên, APON không được xem là giải pháp cho mạng truy nhập, giải pháp mới hiện nay là EPON.