STT Nội dung Mức độ thực hiện Thành thạo Chưa thành thạo Chưa bao giờ sử dụng SL % SL % SL % 1
Khai thác và tìm kiếm thơng tin bằng các website tìm kiếm như google.com, bing.com…
55 69% 25 31% / /
2
Trao đổi ý kiến, nhận thông tin, tài liệu qua Gmail, Website, Facebook…
48 60% 32 40% / /
3 Tạo lập văn bản Word 40 50% 40 50% / /
4 Tạo lập bài thuyết trình bằng
Powerpoint 36 45% 44 55% / /
5 Sử dụng phần mềm hỗ trợ
khác (camtasia, mindmap…) 20 25% 16 20% 44 55%
Qua đó, có thể thấy, học sinh thành phố hiện nay khá thành thạo với việc sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trong việc khai thác và tìm kiếm thơng
tin với mức độ thành thạo đạt 69%. Không những vậy, việc trao đổi ý kiến, nhận thông tin, tài liệu qua Gmail, Website, Facebook… cũng được diễn ra thường xuyên, học sinh đạt đến mức độ thành thạo chiếm 60%. Đặc biệt, học sinh THPT hiện nay khơng cịn xa lạ gì với việc tạo lập văn bản trên word và các bài trình chiếu powerpoint, 100% học sinh biết làm, trong đó khoảng 50% học sinh đạt tới mức thành thạo. Tuy nhiên, bên cạnh các ứng dụng công nghệ thơng tin đó, thì cịn rất nhiều các phần mềm, các ứng dụng khác hỗ trợ học tập rất thiết thực mà chưa khai thác hết. Có đến 55% học sinh chưa bao giờ sử dụng phần mềm hỗ trợ như mindmap, goconqr, camtasia… Cơng nghệ nói chung là một hợp phần của mơi trường, người dạy, người học, có tác dụng hỗ trợ, tương tác trong q trình dạy và học. Cơng nghệ giúp tối đa hóa thời gian mà việc học tập thật sự diễn ra, tối thiểu hóa các lao động cấp thấp, tạo thuận lợi cho các mối quan hệ tương tác [1]. Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng dạy đọc hiểu văn bản nghị luận hiện nay ở trường phổ thông cũng như khảo sát chương trình, SGK hiện hành có thể thấy các hoạt động dạy đọc hiểu vẫn nặng về lí thuyết, giáo viên vẫn thuyết trình quá nhiều thay vì hướng dẫn, tổ chức hoạt động đọc hiểu cho học sinh. Cùng với đó, hoạt động rèn kĩ năng đọc cho học sinh bị xem nhẹ. Các hoạt động của thầy và trò thường diễn ra theo một quy trình đơn điệu, nhàm chán, và chưa chỉ ra được sự khác biệt trong đọc hiểu văn bản nghị luận với các loại văn bản khác. Do đó, kết quả học tập của học sinh khơng cao, học sinh cịn thụ động, khơng có những trải nghiệm sau giờ đọc hiểu văn bản, chưa phát triển được năng lực đọc hiểu. Trong khi, theo khảo sát ở trên với những điều kiện hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy đọc hiểu có tính khả thi, góp phần đem lại những giờ đọc hiểu văn bản nghị luận thật sự hiệu quả, kích thích sự chủ động, hứng thú của học sinh, đặc biệt là hướng đến phát triển năng lực ngôn ngữ mà cụ thể hơn là năng lực đọc hiểu ở học sinh.
Trong chương 1, chúng tơi đã đề cập đến cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận cho học sinh lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018. Cụ thể là: tìm hiểu tổng quan về Chương trình Giáo dục phổ thơng mới môn Ngữ văn, một số vấn đề về đọc hiểu văn bản nghị luận theo Chương trình Giáo dục phổ thơng mới, mơ hình TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) và khảo sát thực trạng dạy đọc hiểu văn bản nghị luận hiện nay ở trưởng phổ thông.
Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội, có tác dụng giúp người học rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có ý nghĩa trong thực tế đời sống [6]. Nghị luận chính là bàn bạc, tranh luận; là nói lý nói lẽ; là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lập luận logic chặt chẽ. Trong khi đó, Chương trình Giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học yêu cầu cần có sự đổi mới về phương pháp, hình thức dạy học. Việc xác định phương pháp dạy học đọc hiểu cần kết hợp nhiều phương diện: từ yêu cầu đọc hiểu văn nói chung đến các đặc trưng riêng về thể loại, tiểu loại và kiểu văn bản và cần phải chú ý đến đối tượng người học. Quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong bối cảnh hiện nay cũng đòi hỏi sự thay đổi về tiếp cận dạy học, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, dạy học có sự phân hóa đối tượng và đa dạng hóa các phương thức triển khai và các ứng dụng phương tiện công cụ CNTT như trong mơ hình TPACK đã đề cập ở trên. Vậy trong bối cảnh hiện nay có thể thiết kế và triển khai dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận cho học sinh lớp 10 như thế nào để đáp ứng u cầu của chương trình mới, chúng tơi tiếp tục tiến hành nghiên cứu trong chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
2.1. Yêu cầu cần đạt của đọc hiểu văn bản nghị luận ở lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn (2018)
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của hoạt động đọc hiểu để đánh giá kết quả thực hiện, cụ thể như sau: Các yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản thể hiện các giải pháp linh hoạt, đa diện của hoạt động đọc, nhằm tạo cho học sinh những cơ hội phát huy năng lực sáng tạo đặc thù, từ "đọc trên dòng", "đọc giữa dòng" đến "đọc vượt dòng", thể hiện khả năng "đồng sáng tạo" trong hoạt động tiếp nhận văn bản. Mức độ và logic của các yêu cầu cần đạt về hoạt động đọc hiểu từ lớp 1 đến lớp 12 thể hiện sự phát triển năng lực đọc hiểu văn bản, từng bước chuẩn bị tích cực và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu đánh giá quá trình và quy mơ đánh giá của Kì thi Trung học phổ thơng quốc gia môn Ngữ văn [12].
Chương trình cũng chỉ ra yêu cầu đánh giá đối với văn bản nghị luận về nội dung [13]: học sinh lớp 10 cần nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trị của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản.
Cịn về hình thức thì: học sinh lớp 10 cần nhận biết và đánh giá được cách thuyết phục thường dùng trong quảng cáo thương mại; phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thơng tin) và cách trình bày chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết); phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này.
Qua quá trình đọc hiểu về nội dung và hình thức, học sinh cần biết liên hệ, so sánh, kết nối: liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội; hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau. Đồng thời biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.
Qua quá trình đối sánh văn bản nghị luận trong chương trình hiện hành dưới đây và chương trình mới 2018, chúng tơi tiến hành thiết kế q trình dạy đọc hiểu văn bản nghị luận ở lớp 10 để thấy được những điểm mới của chương trình. Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành cụ thể ở lớp 10 học sinh được học các văn bản nghị luận trung đại của Việt Nam gồm: Đại cáo bình Ngơ (Nguyễn Trãi), Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức lương), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba của Thân Nhân Trung), Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí tồn thư – Ngơ Sĩ Liên), Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử kí tồn thư của Ngơ Sĩ Liên) [2]. Đây là những văn nghị
luận trung đại được cho là khó, khiến việc tiếp nhận văn bản của học sinh gặp nhiều khó khăn.
Theo khảo sát Chương trình, SGK lớp 10 hiện hành thì nhận thấy đã tăng cường một số văn bản nghị luận mới như: Trích diễm thi tập của Trần Đức
Lương và Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung nhưng lại bớt đi một số văn bản nghị luận vốn được học trước đây với lí do “có chủ đề khơng sát với thời sự ngày nay”. Vì vậy, về căn bản, số lượng văn bản nghị luận trong Chương trình hiện hành vẫn ít. Ở cả hai cấp THCS và THPT, văn bản nghị luận chỉ chiếm tỉ lệ 12% so với tổng số văn bản được học: ở THCS có 14 văn bản nghị luận trên tổng số gần 120 văn bản đọc hiểu (lớp 7 có 4 văn bản; lớp 8 có 6; lớp 9 có 4); ở cấp THPT có 16 văn bản nghị luận trên tổng số gần 130 văn bản đọc hiểu (lớp 10 có 3 văn bản; lớp 11 có 6; lớp 12 có 6). Nếu phân chia văn bản thành 4 loại thể: tự sự, trữ tình, kịch, nghị luận theo
Chương trình giáo dục phổ thơng thì số lượng văn bản nghị luận cần phải đọc hiểu theo loại thể trong Chương trình hiện nay là chưa thỏa đáng. Cũng theo số liệu thống kê nói trên, vị trí của văn bản nghị luận ở cấp THPT không cao hơn so với cấp THCS, trong khi sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT khác nhiều so với thiếu niên ở THCS. Ở THPT, sự phát triển tư duy, ý thức về con người, về cuộc sống xã hội của học sinh sâu sắc hơn, cùng với đó là thái độ chủ động, độc lập của các em trước ngưỡng cửa cuộc đời. Vì vậy, văn bản nghị luận lẽ ra phải được đưa vào chương trình, SGK cấp THPT nhiều hơn để góp phần phát triển năng lực, hồn thiện nhân cách cho học sinh. Khảo sát một số bài viết trong SGK Ngữ văn mang tính tổng quan, khái qt, ơn tập có nội dung liên quan đến những thành tựu và đóng góp của các thể văn, có thể nhận thấy vai trị của văn bản nghị luận chưa được chú ý đúng mức: Trong bài
Tổng quan Văn học Việt Nam, mục Hệ thống thể loại của văn học viết, văn
nghị luận không được đề cập đến. Các bài Khái quát Văn học Việt Nam các
giai đoạn chỉ nhắc đến thành tựu của một số tiểu loại trong văn nghị luận, còn thể văn nghị luận chưa được nhắc đến như một thể văn độc lập. Bài Ôn tập phần Văn học từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 có 8 vấn đề và câu hỏi ơn tập
nhưng khơng có một vấn đề hay câu hỏi nào liên quan đến văn bản nghị luận. Trong khi việc học tốt các văn bản nghị luận này “có tác dụng sâu sắc đến việc rèn luyện tư duy, tư tưởng, sự am hiểu cuộc sống... giúp ích khơng ít cho việc học văn, làm văn của học sinh”. Cũng vì những lý do đã nêu trên mà học sinh chưa nhận thức đúng vai trò của văn bản nghị luận, ấn tượng của các em về văn bản nghị luận còn mờ nhạt.
Các hoạt động phổ biến trong dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận: Trong bài “Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận” [2] đã chỉ ra năm yêu cầu về đọc văn nghị luận nhưng chỉ ở mức chung chung chưa có hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc dạy và học văn nghị luận vẫn theo quy trình:
(1) Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận. Từ đó nhận xét: Vấn đề nêu lên trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế, vấn đề đó có tầm quan trọng như thế nào với cuộc sống, với lĩnh vực được bàn luận [2].
(2) Văn nghị luận trước hết thể hiện những tư tưởng, lí tưởng của con người (tư tưởng chính trị, xã hội, quan điểm, tư tưởng văn học nghệ thuật…). Phải nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động của tư tưởng theo tiến trình diễn giải, trình bày vấn đề [2].
(3) Cảm nhận tâm tư, tình cảm như một mạch chìm trong dịng chảy của tác phẩm nghị luận. Các sắc thái của cảm xúc, những cung bậc của tình cảm thể hiện trong sự luận bàn làm tăng sức thuyết phục của tác phẩm nghị luận [2]. (4) Phân tích nghệ thuật: gồm có cách lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong nội dung tác phẩm [2].
(5) Cuối cùng là nêu khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận về cả hai phương diện: nghệ thuật biểu hiện và nội dung tư tưởng. Từ đó, có thể rút ra những bài học sâu sắc từ tác phẩm nghị luận được học [2].
Trên đây, là các hoạt động chủ yếu khi dạy đọc hiểu văn bản nghị luận theo chương trình hiện hành. Trong khi đó, theo chúng tơi tìm hiểu, thì SGK Ngữ văn trung học ở Hàn Quốc đưa ra mơ hình đọc hiểu văn bản nghị luận theo ba bước: Tìm hiểu => Áp dụng => Thực hành. Cịn SGK Trung Quốc lại đưa ra mơ hình: Đọc, đánh giá và thưởng thức [5]. Do vậy, từ đối sánh giữa chương trình mới 2018 và chương trình hiện hành, để đáp ứng yêu cầu cần đạt của đọc hiểu văn bản nghị luận ở lớp 10 theo chương trình 2018, thiết nghĩ với các mơ hình đọc hiểu, cần gợi ý cụ thể về các hoạt động Ngữ văn như các dạng bài tập, trò chơi, các dự án thú vị giúp tạo hứng thú cho học sinh và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.
2.2. Quy trình dạy đọc hiểu văn bản nghị luận theo chương trình giáo dục phổ thơng môn Ngữ văn (2018)
Trong cuốn “Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn Trung học phổ thông” do PGS.TS.Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), đã chỉ ra quy trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản nghị luận khái quát như sau: đọc lướt để bao quát về văn bản =>đọc kĩ để hiểu nội dung của văn bản và cách thức nghị luận của tác giả =>đánh giá về hình thức và nội dung của văn bản =>rút ra các lưu ý về cách đọc và gợi mở những vấn đề cần tiếp tục suy nghĩ, đọc thêm để củng cố, phát triển kĩ năng đọc [7]. Điểm đáng lưu ý ở đây là sau khi học sinh đã đọc và đánh giá về một văn bản cụ thể, giáo viên sẽ yêu cầu các em:
+ Rút ra cách đọc văn bản nghị luận theo thể loại.
+ Chia sẻ những điều đã học được từ văn bản với thầy cô và bạn bè.
+ Kết nối và vận dụng những tri thức đã đọc được từ văn bản để học sinh giải quyết những tình huống trong học tập và đời sống.
+ Mở rộng phạm vi đọc và rèn luyện những kĩ năng đọc đã được giáo viên hướng dẫn qua việc đọc những văn bản mới.
+ Thể hiện lại chủ đề của văn bản bằng những hình thức khác nhau (vẽ tranh, làm thơ, làm video, poster…)
+ Nói, viết về vấn đề mà văn bản đặt ra bằng phương thức nghị luận.
Tiếp cận giáo dục, dạy học thông minh được nhắc đến từ những năm đầu thế kỉ XXI và ngày càng được nghiên cứu, phát triển theo các mơ hình đa dạng như 4C – kĩ năng thế kỉ XXI, CBE – dạy học phát triển năng lực, OBE – dạy học theo tiếp cận đầu ra, dạy học theo mơ hình VSK – giá trị, kĩ năng, kiến thức… Trong đó nhấn mạnh đến sự chuyển đổi từ cách dạy học truyền thống sang một phương thức mới theo tiếp cận cơng nghệ với các mơ hình dạy học phi truyền thống.
Sự dịch chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực là một xu hướng toàn cầu. Hầu hết các nước OECD (The
Organisation for Economic Co-operation and Development) hiện đã tích hợp các năng lực của thế kỉ 21 vào chương trình của họ. Hơn 30 quốc gia trên thế giới đã đồng hành tham gia dự án giáo dục OECD 2030 để tìm ra các giải