Máy di động có chuyển vùng mềm

Một phần của tài liệu đề tài: Tìm hiểu kỹ thuật trải phổ CDMA trong thông tin di động ppt (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TINDI ĐỘNG

2.4. Các đặc tính của CDMA

2.4.6. Máy di động có chuyển vùng mềm

Cả BS ban đầu và BS mới cùng tham gia vào việc chuyển giao cuộc gọi đối

với chuyển vùng mềm. Việc chuyển giao cuộc gọi thơng qua trình tự: BS ban đầu, cả hai BS, BS mới. Lược đồ đó làm tối thiểu hóa sự gián đoạn cuộc gọi và làm cho người sử dụng không nhận ra trạng thái chuyển vùng mềm. Do đó, trong khi hệ thống analog và hệ thống TDMA số chấp nhận hình thức chuyển mạch “cắt – trước khi – nối” thì

chuyển vùng mềm của hẹ thống CDMA chấp nhận hình thức chuyển mạch “nối – trước khi – cắt”.

Sau khi cuộc gọi được thiết lập thì máy di động tiếp tục tìm tín hiệu của BS bên cạnh để so sánh cường độ tín hiệu của ơ bên cạnh với cường độ tín hiệu của ơ đang sử dụng. Nếu cường độ tín hiệu đạt đến một mức độ nhất định nào đó có nghĩa là

máy di động đã di chuyển sang một vùng phục vụ của một BS mới và trạng thái

chuyển vùng mềm có thể bắt đầu. Máy di động chuyển một bản tin điều khiển tới

MSC để thông báo về cường độ tín hiệu và số hiệu của BS mới. Sau đó, MSC thiết lập một đường nối mới giữa máy di động và BS mới và bắt đầu quá trình chuyển vùng

mềm trong khi vẫn giữ đường kết nối ban đầu. Trong trường hợp máy di động đang

trong vùng chuyển đổi giữa hai BS thì cuộc gọi được thực hiện bởi cả hai BS sao cho chuyển vùng mềm có thể thực hiện được mà khơng có hiện tượng ping-pong giữa

chúng. BS ban đầu cắt đường kết nối cuộc gọi khi việc đấu nối cuộc gọi với BS mới đã thực hiện thành công.

Một phần của tài liệu đề tài: Tìm hiểu kỹ thuật trải phổ CDMA trong thông tin di động ppt (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)