Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm của nguyễn tuân trong chương trình trung học phổ thông theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 114)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Qua kết quả thực nghiệm của hai nhóm lớp, chúng tôi nhận thấy rõ ràng chất lượng các bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm tốt hơn các lớp đối chứng. Cụ thể: Ở bài kiểm tra 15 phút (đọc - hiểu kết hợp nghị luận ngắn), HS các lớp thực nghiệm (12A2, 12A3) có tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi cao hơn lớp đối chứng. Lớp 12A2 đạt 79% điểm giỏi, điểm khá, trong khi điểm yếu chỉ có 4,7%; Lớp 12A3 đạt 81,8% điểm khá, giỏi, điểm yếu 2,2%. Trong khi

yếu 9,5%; tỉ lệ này cũng tương tự ở lớp 12A4: Điểm TB: 34,9%; điểm yếu 11,6%. Dạng bài đọc hiểu này các em đã được luyện nhiều, các câu hỏi bám sát nội dung cơ bản của bài học, HS dễ dàng đạt điểm TB, tuy nhiên HS lớp đối chứng chưa nắm vững kiến thức cơ bản của bài học do đó tỉ lệ điểm khá giỏi cịn thấp. Điều này được khắc phục ở lớp thực nghiệm, HS trả lời ngắn gọn, đủ ý, tỏ ra hiểu sâu sắc vấn đề hơn nên điểm khá giỏi cao hơn.

Bài kiểm tra 60 phút được biên soạn theo hướng kiểm tra khả năng nắm kiến thức văn bản theo hướng tiếp cận liên văn bản đã thể hiện rất rõ sự chênh lệch giữa hai nhóm lớp. Tỉ lệ hoc sinh đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng, lớp 12A2 đạt 62,8%, lớp 12A3 đạt 70,5%, đa phần HS làm được bài. Vẫn có học sinh bị điểm yếu ở các lớp thực nghiệm chỉ phản ánh ý thức học của một bộ phận HS. Học sinh các lớp thực nghiệm tỏ ra bước đầu khả năng liên văn bản trong bài viết, văn viết linh hoạt, sâu sắc, sáng tạo.

Có thể thấy việc vận dụng hướng tiếp cận liên văn bản, HS có thể nắm chắc kiến thức cơ bản, đồng thời huy động tất cả những kiến thức liên quan để hiểu bài học. Điều này giúp các em nhớ bài sâu hơn, có trường liên tưởng tốt hơn. Đề kiểm tra chúng tơi đưa ra có tích hợp liên văn bản, HS các lớp thực nghiệm tỏ ra đáp ứng được các yêu cầu của đề về cơ bản. Các em đạt mức TB và khá một cách dễ dàng, những HS có tố chất tỏ ra có sức bật với các điểm giỏi nhiều hơn. Đa phần những bài điểm trung bình và kém đều do HS nắm không chắc kiến thức nên trả lời lơ mơ, thậm chí có HS khơng hiểu văn bản viết gì. Khi dạy học vận dụng lí thuyết liên văn bản, chúng tơi thấy số HS không nắm được văn bản đã giảm hơn so với cách dạy thông thường.

Kết hợp với việc dự giờ trong giờ dạy của cô Cao Thị Thu, ý kiến phản hồi của của các thầy cô trong tổ Văn, ý kiến của HS tham gia thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, các giờ dạy thực nghiệm, HS tỏ ra sơi nổi, hào hứng hơn. Có thể là do các em được mở rộng trường liên tưởng, được vận dụng những kiến thức mình có vào bài học, lại được cơ mở rộng liên văn bản tới

các vấn đề các em chưa từng nghĩ tới. Các hoạt động nhóm tỏ ra có hiệu quả, đặc biệt là phần trình bày việc chuẩn bị ở nhà, HS rất phấn khởi khi bài của nhóm được trình chiếu.

Như vậy, kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi của việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy tác phẩm Nguyễn Tuân trong nhà trường: Học sinh khắc sâu được kiến thức cơ bản, có nhiều cơ hội hiểu sâu vấn đề. Học sinh mạnh dạn, chủ động trong việc tiếp nhận cũng như trong trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến của mình, tạo khơng khí học tập tích cực, sơi nổi trong lớp học. Các em tự rèn luyện các kỹ năng, năng lực giao tiếp, hợp tác ngay trong quá trình học. Chúng tơi thiết nghĩ đó là những thành công bước đầu của việc vận dụng liên văn bản trong q trình dạy văn nói chung và dạy các tác phẩm của Nguyễn Tuân trong nhà trường nói riêng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, phương pháp tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Tn trong chương trình THPT với mong muốn góp phần vào việc đổi mới dạy- học văn, đem lại hứng thú cho mỗi giờ học. Ở chương 3, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm đoạn trích Người lái đị Sông Đà của Nguyễn

Tuân trên đối tượng HS của 4 lớp 12 có lực học và điều kiện cơ sở vật chất tương đối ngang bằng, chia làm hai nhóm đối chứng và thực nghiệm do bản thân người làm đề tài dạy và mời thêm một giáo viên cùng tổ có trình độ tương đương dạy. Kết quả thu được rất khả quan, khẳng định chúng tôi đã đi đúng hướng. Chúng tơi biết để có thể rèn luyện cho HS khả năng liên văn bản trong học văn cần có thời gian nhất định, nhưng với một bài dạy nhỏ, chúng tơi vẫn hi vọng góp một phần nhỏ bé rèn luyện kĩ năng liên văn bản ở HS cấp THPT.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong những năm đầu thế kỉ XXI, việc vận dụng các lý thuyết tiếp cận trong dạy học văn trở nên khá phổ biến, trong đó vận dụng lý thuyết liên văn bản được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Trong nhà trường, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, việc vận dụng lý thuyết này vừa mang tính tự phát vừa mang tính tự giác và chưa phát huy hết ưu điểm của hướng tiếp cận này. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi cũng khơng có kì vọng nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong tồn bộ chương trình Ngữ văn, mà chỉ nghiên cứu trong phạm vi các tác phẩm của Nguyễn Tuân trong nhà trường. Chúng tôi hi vọng những giải pháp, hướng tiếp cận đưa ra sẽ là những tư liệu tham khảo hữu ích, những gợi ý hướng triển khai có hiệu quả khi vận dụng lý thuyết này trong dạy học văn trong nhà trường phổ thông. HS cấp THPT với vốn kiến thức sẵn có, chúng tơi tin tưởng là việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy học văn sẽ phát huy các thế mạnh của hướng tiếp cận.

Đề tài dạy các tác phẩm của Nguyễn Tuân trong chương trình THPT theo hướng tiếp cận liên văn bản mà chúng tôi lựa chọn như một thể nghiệm làm rõ hơn cách thức tổ chức dạy học Ngữ văn theo hướng tiếp cận LVB nhằm giúp HS chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức, tự kiến tạo kiến thức bằng chính kinh nghiệm, vốn hiểu biết của bản thân. Ở chương 1, luận văn nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến liên văn bản, cùng các cơ sở thực tiễn của đề tài. Ở chương 2, chúng tôi đưa ra định hướng tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Tuân trong chương trình THPT theo hướng LVB. Từ đó, đề xuất các giải pháp chung dạy học các tác phẩm của Nguyễn Tuân theo hướng tiếp cận LVB. Ở chương 3, chúng tơi lựa chọn đoạn trích Người lái đị

Sơng Đà để tiến hành dạy thực nghiệm và thu được những kết quả khả quan.

Kết quả khảo sát đã khẳng định tính đúng đắn, khả thi, khoa học của hướng tiếp cận này. Chúng tôi mong muốn đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ được đưa vào áp dụng trong nhà trường THPT để GV được tiếp cận với một hướng

giảng dạy đổi mới, đồng thời là một gợi ý giúp các đồng nghiệp có những cơ sở khoa học để tiến hành dạy học Văn có vận dụng lý thuyết LVB. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất người thầy trước tiên cần có cả Tâm, Tài, Tầm, thực sự yêu nghề mến trẻ và khát vọng đổi mới thì mới có thể thổi hồn vào bài giảng và đem lại cho HS niềm đam mê, u thích mơn văn học.

2. Khuyến nghị

Trong xu thế chung của thời đại, những môn khoa học tự nhiên lên ngơi, tình trạng HS thờ ơ, chán học văn, thì việc giúp HS u mơn Văn là một thách thức và ln địi hỏi khả năng sáng tạo của mỗi GV trực tiếp đứng lớp. Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy các tác phẩm của Nguyễn Tn trong chương trình THPT nói riêng và việc dạy văn nói chung, chúng tơi xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Để dạy một tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận liên văn bản thì bản thân mỗi GV cần tự trang bị cho mình một hệ thống lí luận cũng như kiến thức liên văn bản, cập nhật c ác thông tin, các tri thức để vận dụng cụ thể vào mỗi bài giảng. Hướng tiếp cận này là một trong những hướng đi khoa học, hiệu quả, thiết thực trong giảng dạy. Các tổ chuyên mơn cần trao đổi, thảo luận những bài học khó, đưa ra nhưng cách tiếp cận liên văn bản phù hợp, hiệu quả.

- Mỗi học sinh cần được theo dõi trong quá trình học tập, giáo viên cần tổng hợp điểm kiểm tra cá nhân, nhóm, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sự tiến bộ của mỗi HS trong hồ sơ theo dõi từng cá nhân học sinh.

- Học sinh cần chủ động lựa chọn phương pháp tự học phù hợp và hiệu quả, tự kiến tạo tri thức cho bản thân qua các hoạt động học tập, biết vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn học tập.

- Nhà trường và giáo viên cần tạo một môi trường sư phạm tương tác, tạo điều kiện để HS có cơ hội tự học, tự trải nghiệm, phát huy tối đa năng lực của HS.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Trần Thị Thu Hà (2016), “Dạy học tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân theo hướng tích hợp văn hóa”, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học

học viên sau đại học năm 2016, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 372-375.

2. Trần Thị Thu Hà (2017), “Dạy học các tác phẩm của Nguyễn Tuân trong Chương trình THPT theo hướng tiếp cận liên văn bản”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (9-2017), tr. 40-43.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Tuấn Ảnh (2007), “Những yếu tố Hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga” http://vietvan.vn/vi/bvct/id1485

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật Ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

3. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

4. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Doxtoiepxki, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

5. Diệp Quang Ban (2012), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Huy Bắc (2013), Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Lê Huy Bắc (2015), Liên văn bản hay tiếp nhận của tiếp nhận, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học số 7, Đại học Sư phạm, Hà Nội

8. Trần Thị Hồng Bắc (2013), Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm Chữ

người tử tù của Nguyễn Tuân cho học sinh lớp 11, Luận văn thạc sĩ Trường

ĐH Giáo dục

9. Bộ GD&ĐT (2012), Ngữ văn 12, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Bộ GD&ĐT (2012), Ngữ văn 11, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Bùi Thị Hạnh Châm (2014), Hướng dẫn học sinh THPT đọc hiểu văn bản Chữ người tử tù theo đặc trưng thi pháp chủ nghĩa lãng mạn, Luận văn

thạc sĩ Trường Đại học Giáo dục

12. Bùi Thị Anh Chung (2007), Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút Kháng chiến, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hồnh Khung,

Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (1997), Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1945,

Nxb Giáo dục.

dục.

15. Nguyễn Văn Hùng (2012), “Yếu tố liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử

Giàn thiêu của Võ Thị Hảo”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế,( 7)

16. Ngô Minh Hiền (2009), Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hố, Luận án tiến sĩ - Viện Văn học

17. Nguyễn Thị Hoa (2014), Vận dụng kĩ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Vinh

18. I.P Ilin và E. A Tzurganova (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các

trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20, do Đào Tuấn

Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. G.K.Koshikov, Văn bản – liên văn bản – lý thuyết liên văn bản (2017) (in

trong Lý luận văn học- những vấn đề hiện đại), Lã Nguyên tuyển dịch, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 355 -391

20. Trần Thiện Khanh (2009), “Xung quanh chuyện đi thực tế của nhà văn”, http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/

21. Thụy Khuê (2004), “Thi pháp Nguyễn Tuân”, Hợp Lưu, (75),tr 5-42 22. Phan Trọng Luận (2008), Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11 tập 1, Nxb

Giáo dục.

23. Phan Trọng Luận (2008), Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 tập 1, Nxb

Giáo dục.

24. Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (1990), Văn học Việt Nam 1945 – 1975, tập 2, Nxb Giáo dục.

25. Tôn Thảo Miên (2001), Nguyễn Tuân- về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Phạm Thị Hồng Ngọc (2015), Đề tài quá khứ trong sáng tác của Nguyễn

Tuân trước Cách mạng, Luận văn thạc sĩ Đại học KHXH& NV- ĐH Quốc gia

Hà Nội.

27. Vƣơng Trí Nhàn (1997), “Nguyễn Tuân- Tên tuổi còn mãi với thể tùy

28. Phạm Thị Bích Phƣợng (2014), Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy

học các tác phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ Văn 11- THPT, Luận văn

thạc sĩ Trường ĐH Giáo dục.

29. Nguyễn Minh Quân (2001), “Liên văn bản- sự triển hạn đến vô cùng của tác phẩm văn học”, https://phebinhvanhoc.com.vn/

30. Nguyễn Hƣng Quốc (2005), “Văn bản và liên văn bản”

http://www.tienve. org/home/literature/

31. Trần Đình Sử (2014), “Ngơn ngữ, liên văn bản với việc đọc hiểu văn bản thơ” https://trandinhsu.wordpress.com/2014/05/07/

32. Nguyễn Tuân (2002), Vang bóng một thời, Nxb Văn học, Hà Nội. 33. Nguyễn Tuân (2012), Nguyễn Tuân tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội 34. Lƣu Khánh Thơ tuyển chọn (2005), Văn học trong nhà trường tác giả và

tác phẩm, Nxb Đại học Sư phạm

35. Nguyễn Văn Thuấn (2013), Liên văn bản trong sáng tác của nguyễn Huy

Thiệp, Luận án tiến sĩ, HV KHXH-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN.

36. Nguyễn Văn Thuấn (2013), “Dẫn luận ngắn về lý thuyết liên văn bản”, http://phebinhvanhoc.com.vn/

37. Nhiều tác giả (2006), Bình luận văn chương văn học trong nhà trường,

Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

38. Nhiều tác giả (2014), Văn học và ngơn ngữ những góc nhìn mới. Nxb Đại học Vinh.

39. Đỗ Thị Vui (2013), Dạy học văn học trung đại - Ngữ văn 10 theo hướng

liên văn bản, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Giáo dục

40. Trƣơng Hồng Vinh (2013), “Bút kí Nguyễn Tn từ góc nhìn tương tác thể loại”, Tạp chí khoa học, ( 44), tr 128-127

41. Trƣơng Hoàng Vinh (2016), “Tương tác thể loại trong truyện ngắn

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CƠ, TRỊ TRƢỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Học viên cùng HS lớp 12A3

Cô Cao Thị Thu cùng HS lớp 12A2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm của nguyễn tuân trong chương trình trung học phổ thông theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 114)