CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Touron (1987) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa KQHT các môn khoa học ở trường trung học với KQHT các môn khoa học ở đại học của SV năm thứ nhất tại trường đại học Navarra, Tây ban nha. Biến độc lập trong nghiên cứu là điểm các môn khoa học ở trường trung học và điểm kiểm tra đầu vào đại học. Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là điểm các môn khoa học ở đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm kiểm tra đầu vào là yếu tố tiên đoán tốt cho KQHT môn khoa học của SV ở đại học trong những năm đầu tiên hơn là điểm các môn khoa học ở trường trung học. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tập trung vào yếu tố tiên đoán cho KQHT của SV là điểm KQHT ở phổ thông và điểm đầu vào của đại học mà chưa kiểm soát các biến đi kèm khác [35].
Rick Morgan (1989) đã phân tích dự đốn SAT và KQHT năm đầu tiên tại 222 trường cao đẳng (81 trường công lập và 141 trường tư thục) tại Mỹ trong giai đoạn 10 năm từ 1976-1985. Tác giả tìm ra mối quan hệ tương tác giữa SAT với KQHT năm đầu tiên tại đại học (FYGPA), đúng như với giới hạn khoảng cách, xác định từ 0,51 đến 0,47 trong giai đoạn 10 năm. Nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng về sự tương quan điểm SAT và KQHT đối với SV ở trường tư, trường nhỏ và trường có nhiều lựa chọn ít có sự thay đổi hơn là SV ở trường công, trường lớn và các trường ít có cơ hội lựa chọn [38].
Aavo Luuk, Kersti Luuk nghiên cứu dự đốn thành tích học tập của SV tại trường đại học Hàng Không Tartu từ kết quả kiểm tra đầu vào đối với mẫu 134 SV nhập học khóa 2001-2004 trong đó có 31 SV nữ vầ 103
SV nam, thành tích học tập của SV được theo dõi trong suốt bốn học kỳ đầu tiên. Biến phụ thuộc là biến KQHT ở đại học. Tác giả chọn các biến độc lập là biến giới tính, loại trường THPT, điểm trung bình THPT, điểm trung bình THPT, trung bình điểm kiểm tra trắc nghiệm ACT và đặc điểm tính cách để phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy điểm số đầu vào có quan hệ một cách tương đối với điểm THPT (r=0,309, p<0,001) và khá hơn với điểm số đo lường học lực ở đại học; đặc điểm tính cách tương quan yếu với điểm trung bình ở đại học (r=0,197; p<0,001 và khá hơn với điểm số đo lường học lực ở đại học; biến đặc điểm tính cách tương quan yếu với điểm trung bình ở đại học (r=0,197; p=0,022); biến giới tính tương quan yếu với trung bình ở đại học (r=-0,299; p=0,000) và biến loại trường đại học (r=-0,493; p=0,000). Hạn chế của nghiên cứu trên mẫu nhỏ và nghiên cứu đối với SV trường ĐH Hàng không nên kết quả nghiên cứu khó có thể mang tính đại diện cho SV các ngành khác [19].
Y. hedjazi và M. Omidi (2005) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của SV Nơng nghiệp tại đại học Tehran, Iran. Mẫu nghiên cứu là 194 SV năm thứ nhất. Biến phụ thuộc là thành tích học tập của SV được đo bằng điểm trung bình học tập. Biến độc lập là đặc điểm cá nhân SV (giới tính, điểm học tập THPT, số giờ học, phương pháp, kế hoạch học, động cơ và sở thích); Đặc điểm gia đình (trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, số con trong gia đình, sự quan tâm của cha mẹ); Đội ngũ giảng viên (trình độ, năm kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy); Nội dung khoa học (lý thuyết, thực hành, làm việc ngoài đồng, huấn luyện); Môi trường giáo dục. Công cụ đo lường được thiết kế 71 câu hỏi theo thang Likert. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tương quan có ý nghĩa (p=0,01) giữa thành tích học tập với điểm THPT, số giờ học, kế hoạch học, động cơ học tập và môi trường học tập, tương quan có ý nghĩa thống kê (p=0,05) đối với biến sự quan tâm của gia đình, kinh nghiệm của giáo viên
tâm của gia đình, kinh nghiệm của giáo viên, môi trường học tập, động cơ học tập, trình độ đầu vào là yếu tố tiên đốn rất tốt cho thành cơng học tập là yếu tố tiên đốn rất tốt cho thành cơng học tập của SV [37].
Chih – Lun Hung (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố thuộc về đặc điểm gia đình, mơi trường học tập và KQHT của 216 học sinh lớp 6 gồm 128 học sinh nam và 133 học sinh nữ tại 4 trường trung học thành phố Taichung, tuổi trung bình của học sinh là 11 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ đáng kể giữa KQHT của học sinh với tình trạng gia đình và mơi trường học tập. Nghiên cứu cũng khuyến khích gia đình cần có trách nhiệm quan tâm trong việc học của con cái [23].
Marcus T. Allen and Charle C.Carter (2007) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định sự thành công của SV, nghiên cứu với mẫu 74 SV trường đại học Florida Atlantic. Biến độc lập là kiến thức cơ bản SV thu nhận trước đó, giới tính tuổi, dân tộc. Biến phụ thuộc là điểm GPA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng điểm GPA có liên quan đáng kể đến kiến thức cơ bản SV thu nhận được trong các kỳ học trước đó, kết quả khơng cho thấy giới tính tuổi tác, hay dân tộc/ chủng tộc có ảnh hưởng đến GPA [31].
Parveen Azam Ali (2008) đã tiến thành nghiên cứu các tiêu chuẩn nhập học và KQHT của SV điều dưỡng – đại học Aga Khan Karachi nhằm xác định mối liên hệ giữa tiêu chuẩn nhập học và KQHT của SV. Các biến dự đốn là trình độ học vấn, KQHT ở phổ thơng, tuổi, giới tính, nơi cư trú, tình trạng hơn nhân, loại trường học. Kết quả nghiên cứu cho thấy: KQHT ở phổ thơng, loại trường học có liên quan đáng kể đến KQHT của SV điều dưỡng. Yếu tố tuổi, nơi cu trú có liên quan đáng kể đến KQHT của SV trong năm học cuối. Yếu tố giới tính, ảnh hưởng đáng kể đến đến KQHT của SV năm thứ hai và năm cuối; Yếu tố tình trạng hơn nhân có ý nghĩa đến KQHT của SV. Một Phát hiện thú vị ở nghiên cứu này là SV trường tư có thành tích học tập tốt hơn SV trường công [34].
Didem Kilic và Necdet Saglam (2010) đã khảo sát ảnh hưởng của giới tính và loại hình trường học đối với KQHT của học sinh Thổ Nhĩ Kỳ. Biến độc lập là giới tính và loại hình trường, biến phụ thuộc là điểm trung bình học tập của học sinh. Tác giả tiến hành khảo sát 565 học sinh trung học cơ sở (258 học sinh nữ và 307 học sinh nam) đang theo học tại ba loại hình trường (trường học ngơn ngữ tiếng địa phương, trường học chuyên sâu ngôn ngữ nước ngoài, trường kỹ thuật dạy nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giới tính, loại hình trường có ảnh hưởng khơng đáng kể đến KQHT [25].
Md. Aminul Islam (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu đối với KQHT trực tuyến tại trường đại học Perlis, Malaysia. Đặc điểm nhân khẩu học được đề cập đến trong nghiên cứu này (giới tính, tuổi, tình trạng SV, trình độ giáo dục, chủng tộc, tình trạng hơn nhân và việc làm. Đối tượng nghiên cứu là SV ngành Công nghệ thông tin, ngành Quản trị kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Yếu tố chủng tộc, tình trạng hơn nhân ảnh hưởng không đáng kể đến KQHT trực tuyến; Giới tính, trình độ giáo dục có ảnh hưởng đáng kể đến KQHT trực tuyến [33].
1.2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Dương Thiệu Tống, trong cuốn “Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại” [15]. Đã đề cập đến nghiên cứu mối tương quan giữa KQHT các môn khoa học cơ bản ở giai đoạn 1 bậc đại học với các môn khoa học cơ bản ở bậc THPT, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tương quan giữa điểm Tốn, Lý, Hóa lớp 12 với điểm trung bình chung học tập của SV vào cuối giai đoạn I ở đại học là không đáng kể. Cụ thể tương quan giữa điểm Toán và thi tuyển đầu vào với điểm toán giai đoạn I ở đại học rất thấp, hệ số tương quan giữa điểm toán thi tuyển đại học và điểm toán giai đoạn I ở đại học là 0,19. Nghiên cứu đã khẳng định giỏi tốn ở phổ thơng chưa hẳn đã thành cơng ở đại học.
Tác giả cịn đưa ra quan điểm KQHT vào cuối một giai đoạn học tập bị chi phối bởi nhiều yếu tố như sự cố gắng, thái độ học tập…chứ khơng phải hồn tồn bởi kết quả thi tuyển sinh đại học nên cần nghiên cứu sự đóng góp của tuyển sinh đại học là bao nhiêu, ngoài những yếu tố khác mà người ta chưa biết hay chưa kiểm soát được.
Viện khoa học giáo dục Việt Nam [17] đã khảo sát KQHT mơn Tốn và Tiếng Việt của học sinh lớp 5 năm 2006-2007 tại 4000 trường với tổng số 60.000 học sinh trong cả nước, kết quả nghiên cứu này cho thấy: Những tích cực lớn nhất đến KQHT của học sinh là: nền tảng gia đình (trình độ văn hóa của cha mẹ, điều kiện kinh tế gia đình); cơ sở vật chất của nhà trường/lớp và trình độ chun mơn của giáo viên. Tiếp theo là sự chăm sóc của phụ huynh; hoạt động giảng dạy trong nhà trường và vấn đề giao/kiểm tra bài tập về nhà.
Những tiêu cực đối với KQHT của học sinh là tình trạng lưu ban, nhiều tuổi (tính theo tháng), học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khơng nói tiếng Việt thường xuyên ở nhà.
Nguyễn Quý Thanh và Nguyễn Trung Kiên với nghiên cứu chỉ số thực hành học tập tích cực của SV, mẫu nghiên cứu 300 SV tại 6 trường đại học tại Hà Nội [12]. Nghiên cứu đã xác định các yếu tố giải thích tốt nhất với chỉ số thực hành học tập tích cực gồm yếu tố đặc điểm tính cách, tâm trạng, chi tiêu trung bình hàng tháng của SV, cách chọn ngành học, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập.
Nguyễn Công Khanh (2009) với “Nghiên cứu phong cách học của sinh viên trường ĐHKHXH-NV &ĐHKHTN”. Mỗi sinh viên do mơi trường văn hóa xã hội khác nhau nên hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức khách nhau, từ đó có phong cách học tập khác nhau. Qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát tác giả kết luận phong cách học tập của sinh viên có quan hệ tuyến tính với điểm trung bình các mơn học và
nó giải thích cho khoảng 3-14% sự biến thiên điểm thành tích học tập của những sinh viên được nghiên cứu. Nhóm sinh viên có điểm phong cách học cao cũng là nhóm sinh viên có điểm học lực trung bình các mơn cao ở các học kỳ.
Trần Lan Anh (2010) Trong luận văn thạc sĩ “Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học, Chu Phương Hiền (2008), “Nghiên cứu khơng khí tâm lý lớp học của tập thể sinh viên Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tính tích cực học tập của sinh viên đại học. Nếu tác giả Trần Lan Anh nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học theo hai nhóm: Nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân, nhóm yếu tố liên quan tới mơi trường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực của sinh viên thì Chu Phương Hiền tập trung khơng khí tâm lý lớp học để tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên.
Võ Thị Tâm (2011) đã nghiên cứu các yếu tố đến KQHT của SV chính quy trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh với mẫu 962 SV. Nghiên cứu tập trung vào yếu tố đặc điểm SV (động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấn tượng, phương pháp học tập) đến KQHT. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập ảnh hưởng đến QKHT (β =0,511), tiếp theo là tính kiên định học tập (β =0,119), ấn tượng trường học (β =0,116), còn các yếu tố động cơ học tập và cạnh tranh học tập không đáng kể đến KQHT. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ đi sâu tìm hiểu khía cạnh của đặc điểm SV đến KQHT [11].
Nguyễn Thị Út Sáu (2011) đã nghiên cứu một số biện pháp nâng cao KQHT môn Tâm lý học cho SV sư phạm – Trường ĐH Thái Nguyên trong mơ hình đào tạo chế tín chỉ, nghiên cứu này tìm hiểu những ngun nhân ảnh hưởng đến hoạt động học tập môn Tâm lý học và nhóm yếu tố liên quan đến những hành động cụ thể khi tham gia học tập, yếu tố khách quan
(nhóm yếu tố liên quan đến giáo trình, tài liệu tham khảo mơn học, nhóm yếu tố liên quan đến giáo viên, nhóm yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất phục vụ môn học). Tác giả đưa ra kết luận rằng trong hai nhóm yếu tố trên, nhóm chủ quan có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập mơn học (X=2,52); nhóm yếu tố khách quan ảnh hưởng vừa phải (X=2,38). Trong các yếu tố chủ quan thì nhóm các yếu tố liên quan đến những hành động cụ thể khi tham gia học tập mơn tâm lý học có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng học tập mơn này (X=2,78), nhóm yếu tố khách quan như CSVC, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo viên ảnh hưởng ở mức độ trung bình. Nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động học tập mơn Tâm lý học.
Đồn văn Điều (2011) đã khảo sát kinh nghiệm học tập của học sinh giỏi Toán, tại một số trường THPT ở TP Hồ Chí Minh, kinh nghiệm học tập mơn tốn bao gồm các yếu tố, yếu tố về mặt sức khỏe, thái độ đúng trong các mối quan hệ với thầy cô và bạn bè, khả năng trí tuệ để học tốt mơn Tốn, làm chủ tri thức mơn học về lý thuyết và phương pháp, đức tính cần thiết để học tập và sự động viên của gia đình [3].
Bế Thị Điệp (2012) đã khảo sát và phân tích 3 nhóm nhân tố chính như: nhóm nhân tố cá nhân học sinh, gia đình và nhà trường có tác động đến KQHT của học sinh. Nghiên cứu đã khẳng định hầu hết các nhân tố thuộc 3 nhóm nhân tố trên (Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, Bạn học cùng trường, Chính sách học bổng, Uy tín nhà trường, Khối lớp, Sự kích thích từ gia đình, Tính tích cực học tập, Tính kiên trì trong học tập, Mục đích học tập, Dân tộc) đều có tác động tích cực tới KQHT. Trong đó, chỉ có hai nhân tố: trình độ học vấn của bố mẹ, tình yêu trường của gia đình là có tác động nghịch đến KQHT.
Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm học tập được đánh giá là rất cần thiết đối với KQHT mơn tốn, giữ gìn sức khỏe, chế độ nghỉ ngơi
hợp lý, không chủ quan trong thi cử, xác định mục tiêu phấn đấu rõ ràng, ôn kiến thức từ các từ các lớp trước đến lớp đang học, lắng nghe giảng trong lớp; kinh nghiệm học tập được đánh giá là cần thiết: có kế hoạch học tập, học và hiểu ký thuyết thật kỳ để áp dụng vào giải bài tập, chăm chỉ, siêng năng trong học tập, học hỏi phương pháp hay từ bạn bè, vừa học vừa ơn tập, hệ thống hóa bài đã học, trình bày những gì mình khơng hiểu, giải đề thi năm trước. Kinh nghiệm học tập được đánh giá là cần thiết: ghi chép những điều quan trọng vào sổ tay, được sự động viên giúp đỡ của gia đình, giành nhiều thời gian cho học tập và học tập nhóm để trao đổi kinh nghiệm. 1.3. Mơ hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
Trên thế giới có nhiều mơ hình nghiên cứu các yếu tố chính đến KQHT của SV.
Mơ hình ứng dụng của Bratti và Staffolami xác định mối quan hệ giữa đặc điểm SV: thời gian tự học (Si), thời gian học ở lớp (ai), năng lực bản thân (ei), với KQHT (Gi) [22].
Gi = G(Si,ai)ei
Mơ hình của Checchi et al xác định mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục của cha mẹ: thu nhập gia đình (Yf), số tiền đầu tư cho giáo dục của người con (S), trí thơng minh của người con (A), mức độ cố gắng (E) và KQHT của con cái.
P = P (A, E, S, Yf)
Mơ hình ứng dụng của Dickie thể hiện sự của đặc trưng gia đình (F), nguồn lực của nhà trường (S), đặc điểm của người học (K) và năng lực cá nhân (α) đến KQHT của SV [24]
A* = A* (F,S,K, α)
Ba mơ hình trên có phạm vi nghiên cứu khác nhau. Mơ hình của Bratti và Saffolani nhấn mạnh đến đặc điểm của SV và gia đình đến
KQHT. Cịn mơ hình của Dickie khảo sát ảnh hưởng của cả ba tác nhân