Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mối tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học tập các học phần chuyên ngành (Trang 49 - 53)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Phân tích các thông số thống kê chung về tương quan giữa kết

3.1.1. Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc

kiến thức nhóm ngành.

3.1.1. Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc Khối kiến thức chung thuộc Khối kiến thức chung

Căn cứ vào quy chế đào tạo tại ĐHQGHN, các học phần thuộc Khối

kiến thức chung được giảng dạy thống nhất ở tất cả các đơn vị thành

viên. Với dữ liệu thu thập được, tác giả chọn lọc các học phần thuộc khối kiến thức chung mà các SV thuộc nhóm mẫu đã tích lũy, đó là: Những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1,2; Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; Tiếng Anh cơ sở và Tin học cơ sở, tính ĐTB của các học phần này và kiểm định mối tương quan với điểm thi đầu vào của các SV này.

Bảng 3.1: Kết quả tương quan giữa điểm thi đầu vào với ĐTB các học phần Khối kiến thức chung

ĐTB THPTQG Điểm ĐGNL chung ĐTB khối kiến thức chung (Khối ngành KHTN) Hệ số tương quan Pearson 0,252 ** 0,236* Mức ý nghĩa (Sig) 0,000 0,000 Số mẫu 301 301 ĐTB khối kiến thức chung (Khối ngành KHXH) Hệ số tương quan Pearson 0,282 ** 0,219** Mức ý nghĩa (Sig) 0,000 0,000 Số mẫu 439 439

**. Mức tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01. *. Mức tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05.

Với SV khối ngành KHTN, hệ số tương quan giữa ĐTB các học phần thuộc khối kiến thức chung với hai loại điểm đầu vào đều ở mức yếu (r <0,3), hệ số Sig.=0,00<0,05 đảm bảo độ tin cậy của kết quả. Kết quả tương quan cho thấy chênh lệch tương quan giữa ĐTB học phần chung với điểm ĐGNL và THPTQG là khơng lớn. Điều đó có nghĩa đối với SV khối KHTN, ĐTB các mơn chung thấp khơng có nghĩa là điểm đầu vào thấp và ngược lại.

Tương tự, hệ số tương quan giữa ĐTB các học phần thuộc khối kiến thức chung của SV khối ngành KHXH với hai loại điểm đầu vào đều mức yếu (r <0,3). Mức ý nghĩa Sig. =0,00 cho biết kết quả có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy đối với SV ngành KHXH, điểm thi đầu vào cao không phải ĐTB các học phần chung cũng cao và ngược lại.

Tóm lại, khi đánh giá tương quan giữa kết quả học tập các học phần chung với hai loại điểm thi đầu vào đều cho kết quả tương quan mức yếu ở SV cả hai khối ngành, chênh lệch tương quan giữa hai khối ngành là khơng đáng kể. Nói cách khác điểm đầu vào cao khơng có nghĩa là kết quả học tập các môn chung cao, ngược lại, không phải SV nào ĐTB các mơn chung thấp cũng đều có điểm đầu vào thấp.

3.1.2. Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc Khối kiến theo lĩnh vực thuộc Khối kiến theo lĩnh vực

Bảng 3.2: Kết quả tương quan giữa điểm thi đầu vào với ĐTB các học phần khối kiến thức theo lĩnh vực

ĐTB tốt nghiệp THPT Điểm bài ĐGNL chung ĐTB khối kiến thức theo lĩnh vực (Khối ngành KHTN)

Hệ số tương quan Pearson 0,360* 0,310*

Mức ý nghĩa (Sig) 0,000 0,000 Số mẫu 282 282 ĐTB khối kiến thức theo lĩnh vực (Khối ngành KHXH)

Hệ số tương quan Pearson 0,388** 0,310**

Mức ý nghĩa (Sig) 0,000 0,000

Số mẫu 439 439

**. Mức tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01. *. Mức tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05.

Kết quả trên cho thấy có mối tương quan giữa ĐTB các học phần thuộc khối kiến thức theo lĩnh vực của 282 SV khối ngành KHTN với

điểm thi đầu vào, cụ thể hệ số tương quan r đều lớn hơn 0,3 cho thấy tương quan ở mức trung bình. Mức ý nghĩa Sig. = 0,00 cho thấy kết quả tương quan là đáng tin cậy. Chênh lệch tương quan không cao với hai bài thi đầu vào là 0,050.

Đối với 439 SV khối ngành KHXH, tương quan giữa hai loại điểm đầu vào với ĐTB các học phần theo lĩnh vực cũng ở mức trung bình. Hệ số tương quan với điểm thi tốt nghiệp (r=0,388), với điểm bài ĐGNL (r=3,10), mức ý nghĩa Sig.=0,000 cho thấy kết quả tương quan giữa điểm đầu vào với điểm các học phần theo lĩnh vực đảm bảo độ tin cậy. Chênh lệch là 0,078 cho thấy điểm thi THPTQG có tương quan với ĐTB các học phần theo lĩnh vực lớn hơn điểm bài thi ĐGNL.

Có thể thấy với SV cả hai khối ngành, điểm đầu vào và ĐTB các học phần thuộc khối kiến thức theo lĩnh vực đều có mối tương quan ở mức trung bình. Nói cách khác, những SV có điểm đầu vào cao cũng có thể có ĐTB các học phần theo lĩnh vực cao và ngược lại.

3.1.3. Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc Khối kiến thức chuyên ngành thuộc Khối kiến thức chuyên ngành

Bảng 3.3: Kết quả tương quan giữa điểm thi đầu vào với ĐTB các học phần khối kiến thức chuyên ngành

ĐTB THPTQG Điểm ĐGNL chung ĐTB kiến thức chuyên ngành (Khối ngành KHTN)

Hệ số tương quan Pearson 0,463** 0,487*

Mức ý nghĩa (Sig) 0,000 0,000

Số mẫu 302 302

ĐTB kiến thức chuyên ngành (Khối ngành KHXH)

Hệ số tương quan Pearson 0,366** 0,385**

Mức ý nghĩa (Sig) 0,000 ,000

Số mẫu 439 439

**. Mức tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01. *. Mức tương quan có ý nghĩa ở mức 0.05.

Hệ số tương quan r=0,463 giữa ĐTB THPTQG với ĐTB các môn chuyên ngành, mức ý nghĩa Sig.=0,000 cho thấy hai yếu tố này rất tương quan và kết quả là đáng tin cậy. Với điểm bài thi ĐGNL chung hệ số này còn lớn hơn, cho thấy ĐTB các mơn học chun ngành có tương quan mạnh mẽ đến các học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Nói cách khác đối với SV khối ngành Tự nhiên, SV có điểm đầu vào cao cũng có kết quả các mơn chun ngành cao và ngược lại.

Kết quả phân tích cho thấy ĐTB các môn chuyên ngành của các SV thuộc khối ngành KHXH có mức tương quan trung bình với điểm thi đầu vào, mức ý nghĩa Sig.=0,000 cho thấy kết quả này đáng tin cậy. Tuy nhiên có thể thấy so với SV khối KHTN, hệ số tương quan này là thấp hơn.

Hình 3.1: So sánh tương quan điểm đầu vào với kết quả học tập (Khối ngành KHTN)

Hình 3.1 cho thấy, đối với SV khối ngành KHTN mức tương quan giữa điểm đầu vào với ĐTB các khối kiến thức tăng dần. Thấp nhất là tương quan với khối kiến thức chung, cao nhất là khối kiến thức thuộc chun ngành. Khơng có sự chênh lệch đáng kể giữa hai bài thi đầu vào cho thấy hình thức thi khác giữa bài thi ĐGNL hay các môn thi của kỳ thi THPTQG không làm ảnh hưởng đến kết quả tương quan này.

Hình 3.2: So sánh tương quan điểm đầu vào với kết quả học tập (Khối ngành Xã hội)

Tương tự đối với khối ngành KHTN, hình 3.2 cho thấy, SV khối ngành KHXH mức tương quan giữa điểm đầu vào với ĐTB các khối kiến thức là tăng dần. Thấp nhất là tương quan với khối kiến thức chung, cao nhất là khối kiến thức thuộc chuyên ngành. Khơng có sự chênh lệch đáng kể giữa hai bài thi đầu vào cho thấy hình thức thi khác nhau khơng làm ảnh hưởng đến kết quả tương quan này.

Tóm lại, phân tích tương quan giữa ĐTB các học phần thuộc khối

kiến thức chung, kiến thức theo lĩnh vực, kiến thức chuyên ngành với điểm đầu vào cho thấy kết quả tương quan khác nhau.

Đối với các học phần thuộc khối kiến thức chung, cho kết quả tương quan yếu với điểm đầu vào, tuy có sự chênh lệch giữa tương quan với điểm ĐGNL và điểm THPTQG nhưng khơng đáng kể. Nói cách khác, những SV có điểm đầu vào cao khơng có nghĩa là điểm các học phần khối kiến thức chung cũng cao và ngược lại. Phương thức thi khác nhau cũng không phải là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các học phần thuộc khối kiến thức chung.

Đối với các học phần thuộc khối kiến thức theo lĩnh vực, cho kết quả tương quan ở mức trung bình ở cả hai khối ngành. Sự chênh lệch tương quan giữa hai điểm đầu vào cũng không đáng kể.

Đối với các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành, có sự khác biệt về kết quả tương quan giữa hai khối ngành. Khối KHTN có mức tương quan khá cao trong khi khối ngành KHXH ở mức trung bình. Chênh lệch giữa hai bài thi đầu vào cũng khơng đáng kể. Nói cách khác,

Như vậy có thể thấy ngồi rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV thì điểm thi đầu vào cũng là một trong những yếu tố đó. SV khóa QH – 2015 tại ĐHQGHN được xét tuyển đầu vào với yếu tố là bài thi ĐGNL chung và kết quả thi tốt nghiệp THPTQG, với kết quả trên có thể thấy kết quả học tập, đặc biệt là kết quả học tập các học phần chuyên ngành có mối tương quan với điểm thi tốt nghiệp THPT hơn là điểm bài thi ĐGNL, mặc dù hệ số tương quan ở mức yếu nhưng đó là xu hướng chung với cả hai khối ngành KHTN và KHXH. Nói cách khác, những SV có kết quả học tập các học phần chuyên ngành cao thì cũng là những SV có điểm thi tốt nghiệp THPT cao, nhưng chưa chắc bài thi ĐGNL đã cao. Ngược lại, những SV có kết quả học tập các học phần chuyên ngành thấp, cũng là những SV có điểm thi tốt nghiệp khơng cao, nhưng chưa chắc điểm bài thi ĐGNL thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mối tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học tập các học phần chuyên ngành (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)