9. Cấu trúc luận văn
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Những nghiên cứu nước ngồi
Đã có một số nghiên cứu về mối tương quan giữa kết quả tuyển sinh đầu vào và các kết quả học tập của SV ở bậc đại học. Nghiên cứu về mối tương quan giữa điểm thi tuyển sinh và điểm thi tốt nghiệp của SV đã tốt nghiệp được đăng trên Tạp chí Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, 1(1): 33-37, 2012 ISSN: 2298-0032. Chọn các SV tài năng là rất cần thiết và là vấn đề quan trọng đối với mỗi trường đại học. Đại học International Black Sea University (IBSU) sử dụng một số đo để lựa chọn và nhận học sinh như các trường đại học khác. Bài viết này tìm và so sánh mối tương quan giữa các điểm NUEE (điểm thi tuyển sinh của National Unified Entrance Examination – đơn vị tổ chức thi của cơ quan quản lí giáo dục bang Georgia) và điểm trung bình (GPA) tốt nghiệp đại học của các SV ở hai khoa. Trong số các biện pháp đạt được trước khi học tập, điểm thi đại học được kiểm tra để dự đốn điểm trung bình của SV tốt nghiệp. Phân tích tương quan và hồi quy chỉ ra rằng có mối tương quan thuận giữa điểm kỳ thi tuyển sinh đại học và điểm trung bình tốt nghiệp đại học.
Nghiên cứu về điểm tuyển sinh đầu vào với kết quả học tập, các tác giả Oliver G. Daitol, Rosalie E. Cataquis (2012) đã phân tích mối tương quan giữa điểm thi tuyển sinh đầu vào với kết quả học tập năm thứ nhất của SV kỹ thuật tại Lyceum Phi-líp-Laguna. Nghiên cứu trên 109 SV trong bốn chương trình kỹ thuật: điện tử và kỹ thuật truyền thông, kỹ thuật điện, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật cơng nghiệp. Phần lớn các SV học trong các chương trình kỹ thuật là nam giới và các SV thích điện tử và chương trình kỹ thuật truyền thơng. Những SV này có hiệu suất cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh và trong các lớp cuối cùng trong khóa học năm đầu tiên được lựa chọn. Nghiên cứu cho thấy rằng các kết quả kỳ thi tuyển sinh của tân SV có liên quan đến hiệu suất trong các mơn học đại số, lượng giác, tiếng Anh. Có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong các điểm số trong các loại bằng lời OLSAT và lớp cuối cùng trong đại số, tiếng Anh, và Phi Luật Tân. Có sự khác biệt đáng kể giữa các chương trình trong OLSAT tổng số điểm, điểm bằng lời, điểm số khơng bằng lời nói và lớp cuối cùng trong lượng giác và Phi Luật Tân. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả trong kỳ thi tuyển sinh có thể được sử dụng để dự đốn kết quả của các SV trong khóa học năm đầu tiên của họ.
Cũng theo Tạp chí giáo dục kỹ thuật quốc tế [Vol.27, No.6, pp.1343–1351, 2011], hai tác giả J. C. F. DE WINTER and D. DODOU đã đưa ra các dự đoán hiệu quả học tập trong ngành kỹ thuật sử dụng điểm thi THPT. Nghiên cứu này xem xét những đánh giá từ điểm thi THPT để dự đốn điểm trung bình (GPA - grade point averages) trong năm đầu tiên và việc hồn tất chương trình cử nhân khoa học (B.Sc – Bachelorof Science) tại một trường Đại học kỹ thuật Hà Lan. Giả định từ các kết quả kiểm tra, các lĩnh vực toán học và vật lý sẽ là những yếu tố dự đoán tốt nhất về hiệu quả học tập. Các yếu tố dùng để phân tích từ kết quả kiểm tra THPT đã được thực hiện trên một nhóm 1050 học sinh. Phân tích hồi quy của các yếu tố được rút ra ở trên được dùng để tiến hành dự đốn điểm trung bình năm đầu tiên và tồn bộ q trình hồn tất chương trình cử nhân khoa học. Các kết quả cho thấy các môn khoa học tự nhiên và các môn thuộc lĩnh vực tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Tốn học) trở thành yếu tố dự đoán mạnh nhất. Các yếu tố nghệ thuật tự do khơng có nhiều giá trị dự đốn và những yếu tố về ngơn ngữ hồn tồn khơng có giá trị dự đoán. Sự khác biệt được xác định thông qua các chương trình cử nhân khoa học, các chương trình dựa trên các mơn khoa học tự nhiên và tốn học tạo nên hiệu suất học tập cao hơn. Bên cạnh đó, nữ giới nhập học đại học với số điểm trung bình cao hơn nam giới nhưng giới tính lại khơng quyết định số điểm trung bình trong năm học đầu, đây cũng là một dự báo yếu của tồn bộ q trình hồn thành chương trình cử nhân. Những phát hiện trên có thể là những minh chứng quan trọng trong việc tiếp tục phát triển thêm các chương trình dự đốn kết quả học tập trong các ngành kỹ thuật.
Từ năm học 2006 – 2007, tất cả các học sinh thuộc phía Bắc Carolina đều phải trải qua bài kiểm tra cuối khóa gồm 05 mơn học (EOC) để có thể nhận bằng tốt nghiệp. Vào tháng 03 năm 2010, một báo cáo của tác giả Anne-Sylvie M. Boykin nghiên cứu về mối quan hệ giữa kết quả EOC và các kết quả học tập của mơn Tốn 1 và Tiếng Anh 1, hai trong năm mơn học u cầu để tốt nghiệp. Các phân tích đã thể hiện kết quả theo hai hướng là SV đạt kết quả cao ở hai mơn Tốn 1 và Tiếng Anh 1 nhưng điểm EOC khơng cao (nhóm 1) và ngược lại, kết quả ở hai môn không cao nhưng điểm EOC cao (nhóm 2). Trong thời gian bốn năm, số lượng SV có kết quả như nhóm 1 có chiều hướng giảm và gia tăng ở nhóm 2. Ngồi ra cịn có sự khác biệt thể hiện rõ rệt bởi yếu tố giới tính, SV nữ thường có kết quả học tập tốt hơn cũng như điểm EOC cao hơn so với các SV nam.
Cũng theo một nghiên cứu vào tháng 05/2009 của Saudi J Kidney Dis Transpl về mối tương quan giữa các tiêu chuẩn nhập học vào các trường đại học về khoa học sức khỏe và kết quả học tập của các trường này. Nghiên cứu được thực hiện trên 91 nam SV đang theo học chương trình dự bị hai năm tại Saud bin Đại học King Abdulaziz Khoa học Y tế (KSAU-HS), Riyadh, Saudi Arabia. Kết quả học tập dựa trên điểm trung bình đạt được vào cuối học kỳ đầu tiên của chương trình dự bị chuyên nghiệp được phân tích bằng hệ số tương quan Pearson trong phần mềm thống kê SPSS (phiên bản 12.0). Một mối tương quan mạnh mẽ giữa các thành tích học tập và thi tích, năng khiếu thi và trường trung học lớp cuối cùng, với Pearson Hệ số tương quan là 0,96; 0,93; 0,87, tương ứng. Kết quả chỉ ra rằng thành tích học tập cho thấy mối tương quan tốt với các tiêu chuẩn nhập học được sử dụng, cụ thể là lớp chất lượng cao, năng khiếu,…
Với nhóm tác giả KUBANOVÁ, JANA, LINDA (2012) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa kết quả kiểm tra khả năng học tập và kết quả học tập nghiên cứu tại Bohdan University of Pardubice trong hai năm 2010 và 2011 đã chỉ ra rằng mối tương quan không đáng kể được phát hiện giữa các kết quả trong học tập, kiểm tra khả năng và kết quả nghiên cứu. Tương tự như vậy, hệ số hồi quy có giá trị gần bằng khơng. Sự phụ thuộc có liên quan giữa các bài kiểm tra khả năng học tập và kết quả nghiên cứu chưa được chứng minh.
Kirmani & Siddiquah (2008) [32] đã nghiên cứu tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của 353 SV các ngành khác nhau thuộc trường 25 Đại học Punjab, Lahore (Pakistan). Hai tác giả này cho rằng, có 6 yếu tố chính tác động đến thành tích học tập của SV trong trường đại học: học thuật, cá nhân, phương tiện truyền thông, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ và mơi trường tổ chức. Nghiên cứu này có xu hướng khám phá và phân tích các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV đại học. Trong đó, các tác giả cũng chỉ ra rằng, ảnh hưởng bởi đặc điểm cá nhân như ý thức, động lực, thái độ, năng lực, thói quen tự học, thậm chí cả sức khoẻ cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến thành tích học tập của SV.
Win & Miller (2005) [44] đã nghiên cứu một số yếu tố có tác động quyết định đến kết quả học tập của 1.803 SV năm thứ nhất đang theo học 33 chuyên ngành tại trường Đại học Western Autralia. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, kết quả học tập của SV do 2 yếu tố chính quyết định, đó là yếu tố cá nhân và yếu tố mơi trường học tập. Trong đó, yếu tố năng lực tự học của mỗi cá nhân được coi là yếu tố quan trọng nhất, tác động lớn đến kết quả học tập. Nghiên cứu cũng cho thấy, điểm đầu vào đại học và kết quả học tập của SV năm nhất có mối tương quan mạnh, thuận chiều với nhau, đồng thời khơng có sự khác biệt về nơi học (trường công, trường tư) trước khi SV vào đại học đối với kết quả học tập của SV.
Trong cuốn sách nghiên cứu về việc áp dụng phân tích mối tương quan điểm thi của học sinh của nhóm tác giả LuDai, Jie Chen, Sanding Lix, Shixun Dai (2011) thì nhóm tác giả này đã cho rằng việc sử dụng các phương pháp đa biến trong phân tích điểm là điều cần thiết cho giáo viên hoặc quản trị viên có ý định tìm hiểu thêm thơng tin từ dữ liệu điểm có sẵn. Phân tích tương quan kinh điển là kỹ thuật tốt nhất để sử dụng khi các vấn đề nghiên cứu có nhiều biến. Đồng thời trong cuốn sách này nhóm tác giả cũng đưa ra các thảo luận về các nguyên tắc và ứng dụng phân tích mối tương quan kinh điển trong bối cảnh phân tích điểm số của SV và cách thức áp dụng phương pháp này để dữ liệu điểm thu thập và đưa ra kết quả phân tích đó sẽ là hữu ích cho giáo viên và các quản trị viên.
Một nghiên cứu khóa học tại Khoa Y, Đại học Charles Praha năm 2003 của hai tác giả Cestmir Stuka Charles và Daniel Smutek nghiên cứu về mối tương quan giữa điểm tuyển sinh với sự thành công của sinh viên, đã đưa ra kết luận rằng những sinh viên có kết quả tuyển sinh đầu vào càng cao thì có sự thành cơng càng cao.
1.2.2. Những nghiên cứu trong nước
Trong đề tài “Nghiên cứu mối tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả bài thi tổng hợp ĐGNL chung và kết quả học tập năm thứ nhất” (Mã số đề tài: QG.15.42) tác giả Sái Công Hồng đã chỉ ra rằng: Điểm thi ĐGNL và điểm thi THPTQG có mối tương quan thuận với nhau. Hai kết quả thi đều có phân bố tiệm cận phân bố chuẩn, nhưng
phổ điểm bài thi ĐGNL có độ phân tán cao, trong khi phổ điểm thi THPT quốc gia có độ chụm cao. Như vậy, về tổng thể, bài thi ĐGNL có mức độ phân hóa thí sinh tốt hơn. Khi xét theo từng điểm thành phần/môn học, kết quả phân tích cho thấy điểm phần I và phần III của bài thi ĐGNL có độ phân hóa rộng hơn so với điểm mơn Tốn và tổng điểm các môn khoa học tương ứng của kỳ thi THPT Quốc gia. Chỉ có phần II bài thi ĐGNL có độ phân hóa thấp hơn so với môn Ngữ Văn THPT Quốc gia. Tuy nhiên, hình thức thi và chấm điểm của một số cặp điểm là khác nhau (bài thi ĐGNL: toàn bộ đều thi trắc nghiệm trên máy, chấm tự động và bài thi THPTQG mơn Tốn, Ngữ Văn, Địa lý, Lịch sử thi tự luận, chấm trên giấy) cho nên các đánh giá mang tính tương đối.
Đánh giá mối tương quan giữa điểm thi đầu vào đối với kết quả học tập năm thứ I của SV, kết quả cho thấy gần như khơng có tương quan hoặc tương quan rất thấp giữa điểm thi ĐGNL, điểm THPTQG đối với kết quả học tập năm thứ nhất của sinh viên ở các môn cơ bản. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tương quan với 1 số mơn học cơ bản ở năm thứ I có số lượng sinh viên học nhiều nhất tại thời điểm tiến hành nghiên cứu. Những mơn cơ bản này khơng có sự liên kết nhiều đối với những kiến thức mà SV được học tại phổ thông, hơn nữa, việc chuyển từ môi trường học bị động sang chủ động, yêu cầu cao hơn về khả năng tự nghiên cứu cũng khiến SV năm I bỡ ngỡ. Chính vì vậy, kết quả phân tích chỉ tìm thấy mối tương quan thấp, gần như khơng có giữa kết quả học tập năm thứ nhất và điểm thi đầu vào. Để có được những kết quả chính xác và cụ thể trong việc đánh giá về tương quan giữa KQHT của sinh viên ở Đại học với kết quả thi ĐGNL và thi THPTQG đặc biệt, với sự khác nhau về chuyên ngành học cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn ở các năm học tiếp theo.
Tác giả Nguyễn Cao Sơn (2013) trong “Phân tích mối tương quan giữa điểm thi tuyển sinh đầu vào và điểm thi tốt nghiệp THPT hai mơn Tốn và Ngữ văn của học sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” chỉ ra rằng:
- Điểm thi đầu vào của hai mơn Ngữ văn và Tốn có mối tương quan thuận với điểm thi đầu ra.
Mối tương quan thuận giữa điểm thi tuyển sinh đầu vào và điểm thi đầu ra của học sinh được thể hiện: những học sinh có điểm thi tuyển sinh lớp 10 (đầu vào) cao thì điểm thi tốt nghiệp THPT (đầu ra) cũng sẽ cao. Khơng những vậy, tỉ lệ học sinh có điểm đầu ra tăng hơn so với điểm đầu vào chiếm tỉ lệ khơng nhỏ. Trong hai mơn thì mơn Tốn học sinh có kết quả đầu ra ổn định hơn so với môn Ngữ văn, tức là những học sinh có điểm đầu vào mơn Tốn cao thì tỉ lệ học sinh có điểm đầu ra cao thường cao hơn môn Ngữ văn và mức điểm đạt được của học sinh ở môn Ngữ văn thường thấp hơn so với mơn Tốn. Qua phân tích có thể xây dựng mơ hình dùng dự đốn điểm thi tốt nghiệp THPT của học sinh khi biết điểm thi tuyển sinh đầu vào. Học sinh sinh sống tại các vùng có điều kiện thuận lợi về địa lí, kinh tế thường có kết quả tốt hơn trong kỳ thi tốt nghiệp, còn học sinh cư trú tại địa bàn khó khăn hơn đa số điểm thi khơng cao bằng học sinh nói trên. Cùng với đó là học sinh dân tộc Kinh cũng có kết quả cao hơn học sinh các dân tộc khác trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kết quả phân tích cho thấy học sinh dân tộc Kinh thường cư trú tại những địa bàn thuận lợi được đầu tư cả về cơ sở vật chất cùng với sự quan tâm của gia đình, được học tập trong môi trường tốt hơn so với những học sinh khác cho nên trong kỳ thi điểm số đạt được luôn ở mức cao.
Khi nghiên cứu tác động của một số yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học tác giả Đỗ Đình Thái (2011) khảo sát khoảng 1000 SV ở các khối thi khác nhau đã trúng tuyển vào Trường ĐH Sài Gòn các năm 2009, 2010. Tác giả phân tích các yếu tố chủ yếu liên quan đến cá nhân SV và gia đình SV cũng như điểm TSĐH của SV theo các khối thi vào ĐH Sài Gịn từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố như thành tích học tập ở bậc phổ thông gồm học lực lớp 12 và ĐTB các môn học; Động cơ thi vào trường đại học Sài Gòn; Sự đầu tư cố gắng của cá nhân; Mơi trường gia đình; tác giả coi các yếu tố trên là biến độc lập và coi yếu tố tổng điểm TSĐH là biến số phục thuộc. Khi phân tích tác động của các yếu tố trên, tác giả đã đưa ra kết luận:
- Thành tích học tập ở bậc phổ thông: Xếp loại học lực lớp 12 cao thì tổng điểm TSĐH đạt kết quả cao. Như vậy, học lực lớp 12 và ĐTB các mơn học lớp 12 có tác động tích cực đến điểm TSĐH.
- Động cơ thi vào đại học Sài Gòn: Động cơ thi vào trường đại học là yếu tố để HS nỗ lực phấn đấu để đạt được. Các yếu tố tạo nên động cơ