BÀI 2 : GÂY HỒ QUANG VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG
4. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục
TT Tên Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Hồ quang thổi lệch - Dòng điện hàn nhỏ. - Que hàn bị ẩm, vỡ thuốc - Đấu các cực khơng đúng vị trí - Tăng Ih.
- Kiểm tra que trước khi hàn. - Đấu mát vào đúng tâm của vật hàn 2 Mối hàn lệch trục đường hàn - Góc độ chưa đúng. - Chưa quan sát được mối hàn.
- Điều chỉnh đúng góc độ.
- Chú ý quan sát sự hình thành bể hàn.
3 Dính que hàn - Dịng điện hàn nhỏ. - Đầu que hàn bị vỡ thuốc bọc. - Que hàn ẩm. Tăng cường độ dịng điện. - Sử dụng que hàn có lớp thuốc bọc. - Sấy que hàn. - Lắc que hàn
Bài 3: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN TẤM Ở VỊ TRÍ 1F, 2F, 3F, 4F
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Chuẩn bị phôi hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt, và dụng cụ kiểm tra đầy đủ.
- Gá phơi và hàn đính định vị chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo độ vng góc giữa các chi tiết.
- Kiểm tra được kết cấu hàn bằng các dụng cụ đo kiểm. - Chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo chắc chắn, đúng kích thước. - Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong cơng việc.
II. NỘI DUNG
1. Vị trí mối hàn trong khơng gian:
Hình 2.6 . Sơ đồ vị trí mối hàn trong khơng gian I. Vị trí hàn sấp; II.Vị trí hàn đứng ; III. Vị trí hàn ngửa
- Hàn sấp là hàn những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 0 ÷ 600
- Hàn đứng là hàn những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 600 ÷ 1200 theo phương bất kỳ. Trừ phương song song với mặt phẳng nằm ngang.
- Hàn ngang là những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 600 ÷ 1200, phương của mối hàn song song với mặt phẳng nằm ngang.
- Hàn trần là hàn những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 1200÷ 1800. Thơng thường khi hàn trần người thợ hàn phải ngửa mặt về phía hồ quang nên gọi là hàn ngửa.
Hình 2.6. Vị trí mối hàn theo tiêu chuẩn ISO
2. Gá lắp trước khi hàn
Đồ gá lắp ghép hàn phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Tính dễ tiếp cận các bề mặt cần cố định, cũng như những chổ cần tiến hành đo lường và kiểm tra.
- Đủ độ bền, đủ độ cứng vững cần thiết, cố định chính xác những chi tiết hàn và ngăn khơng cho chúng biến dạng trong q trình hàn,
- Dễ tháo lắp và an toàn trong sử dụng.
Các loại đồ gá hàn.
- Đồ gá lắp ghép: Chỉ lắp ghép và được tháo ra sau khi đính phơi. - Đồ gá lắp ghép – hàn: Chỉ được tháo ra sau khi hàn.
Hình 2.7. Đồ gá hàn
Các yêu cầu khi gá lắp và định vị.
Việc chuẩn bị các liên kết trước khi hàn (gá lắp) ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng mối hàn. Việc vát mép, bảo đảm hàn ngấu suốt chiều dày tấm kim loại cơ bản khi hàn nhiều lớp mà khơng cần tăng cường của dịng điện như khi hàn một lượt. Điều này giảm được ứng suất và biến dạng khi hàn.
Khe đáy (độ hở chân) phải đảm bảo hàn ngấu lớp hàn lót, mép phải đảm bảo tránh cháy thủng khi hàn lót. Ngồi việc chuẩn bị cạnh hàn chính xác về mặt hình học theo quy định của bản vẽ, việc lắp ghép trong dung sai cần thiết góp phần nâng cao chất lượng mối hàn, làm giảm khả năng phát sinh mối hàn, giảm khả năng tăng ứng suất dư sau khi hàn.
Các kích thước lắp ghép và định vị phải được kiểm tra bằng các dụng cụ đo như thước kiểm tra, dưỡng kiểm tra rãnh, dưỡng kiểm tra khe hở, dưỡng kiểm tra góc, dưỡng kiểm tra độ lệch tâm, dưỡng kiểm tra liên kết chữ T, dưỡng kiểm tra khe đáy…
3. Kỹ thuật hàn đính
Các mối hàn đính được thực hiện để lắp ráp các chi tiết cần hàn, nhằm đảm bảo vị trí tương đối của chúng trong liên kết hàn. Việc hàn
đính trong lúc lắp ghép có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu hàn đính quá dài hoặc quá cao sẽ làm cho hàn không ngấu và mối hàn lồi lõm khơng đều. Nếu hàn đính q nhỏ hoặc khoản cách quá dài, trong quá trình hàn bị nứt vì ứng suất gây nên, dẫn đến công việc hàn khơng tiến hành bình thường được. Do đó khi hàn đính có mấy u cầu sau:
- Khoảng cách mối hàn đính bằng 40 ÷ 50 lần bề dày của vật hàn nhưng lớn nhất không được quá 300mm.
- Chiều dài của mỗi vết hàn đính bằng 3 ÷ 4 lần bề dày vật hàn nhưng lớn nhất không quá 30mm.
- Bề dày của mỗi vết hàn đính bằng khoảng 0,5 ÷ 0,7 lần bề dày vật hàn.
a. Cách bố trí mối hàn đính
Khơng nên hàn đính tại những chỗ sau đây của liên kết hàn: các chỗ chuyển tiếp đột ngột của tiết diện, chỗ có góc nhọn, trên vịng trịn nhỏ có bán kính nhỏ tập trung ứng suất. Cũng khơng nên hàn đính gần lỗ, mép chi tiết ( Khoảng cách tối thiểu la 10mm).
Khi hàn đính từ hai phía của tấm thì nên bố trí so le các mối hàn đính . Với các chi tiết dày 8mm thì cũng khơng nên hàn đính khi hàn hồ quang tay vì khi nối sẽ hình thành các chuyển vị của chi tiết, các mối hàn đính sẽ ngăn cản chuyển động có thể gây nứt.
b. Trình tự đặt các mối hàn đính
Nguyên tắc là phải làm cho độ biến dạng của chi tiết là nhỏ nhất. Với các liên kết giáp mối có chiều dài lớn, các mối hàn đính thứ nhất được đặt ở hai đầu , sau đó ở giữa, mối hàn đính cịn lại được đặt giữa chúng.
Các liên kết chữ T dài được hàn đính trước hết tại chính giữa. Mối hàn đính tiếp theo được đặt giữa mối hàn đính thứ nhất và một đầu
của liên kết. Mối hàn đính thứ 3 được đặt đối xứng với mối hàn đính thứ 2
c. Kỹ thuật hàn đính
Cường độ dịng hàn đính nên chọn 20 – 30% lớn hơn so với dịng hàn bình thường cho đường kính que hàn đó.
Que hàn dùng cho hàn đính nên chọn loại có thuốc bọc dày, có đường kính nhỏ hơn khi hàn nối. Hồ quang được giữ ngắn (tối đa bằng đường kính que hàn) và liên tục, xỉ phải được làm sạch khỏi mối hàn đính.
Nếu hai tấm cần hàn có chiều dày khác nhau thì khi hàn đính phải hướng hồ quang về phía tấm dày hơn. Nếu mối hàn đính bị nứt thì đặt thêm một mối khác bên cạnh và mài bỏ mối nứt đi.
- Mối hàn góc chữ T
Dùng khá phổ biến trong khi thiết kế. Mối hàn loại này có độ bền cao, đặc biệt là
lúc chịu tải trọng tĩnh nên phần lớn dùng trong kết cấu làm vịêc chịu uốn. Có thể hànmột hoặc hai bên tùy tình trạng chịu lực của mối hàn. + Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn chữ T khơng vát cạnh như hình 2.7 và bảng 1.1
Hình 2.8. Kết cấu chữ T khơng vát cạnh Bảng 1.1 Các thơng số kỹ thuật
+ Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn chữ T khơng vát cạnh như hình 2.8 và bảng 1.2
Hình 2.9. Kết cấu chữ T vát cạnh Bảng 1.2 Các thông số kỹ thuật
Bài 4: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN TẤM Ở VỊ TRÍ 1G, 2G, 3G, 4G
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Chuẩn bị phôi hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt, và dụng cụ kiểm tra đầy đủ.
- Gá phơi và hàn đính định vị chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo độ phẳng giữa các chi tiết.
- Kiểm tra được kết cấu hàn bằng các dụng cụ đo kiểm. - Chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo chắc chắn, đúng kích thước. - Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong cơng việc.
II. NỘI DUNG
1. Các liên kết giáp mối
- Sự chuẩn bị và kích thước mối hàn giáp mối khơng vát cạnh như
hình 2.9 và bảng 1.3
Hình 2.10. Hàn giáp mối khơng vát cạnh Bảng 1.4 Các thông số kỹ thuật
- Sự chuẩn bị và kích thước mối hàn giáp mối có vát cạnh như hình 2.10 và bảng 1.5
Hình 2.11. Hàn giáp mối khơng vát cạnh Bảng 1.5 Các thông số kỹ thuật
2. Trình tự thực hiện
a, Mối đính khơng vát mép
- Trình tự thực hiện gá đính mối hàn giáp mối Bước 1.Đọc bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật:
- Kim loại mối hàn đính bám đều hai cạnh. - Mối hàn đính đúng kích thước.
- Phơi sau khi đính phải thẳng, phẳng và đảm bảo đúng kích thước.
- Phơi phẳng, thẳng, đúng kích thước khơng có pa via, mép hàn sạch.
Bước 3. Chọn thơng số hàn, gá đính
- Chọn thơng số hàn phù hợp; - Mối đính đạt yêu cầu kỹ thuật; - An tồn khi gá lắp phơi.
b, Mối đính có vát mép
Khi thực hiện mối đính có vát mép, ta thực hiện như sau
- Đặt phôi xuống mặt phẳng (quay chiều vát xuống dưới), chỉnh khe hở giữa hai tấm phơi là a = 2,5 ÷ 3 mm
- Điều chỉnh dịng điện hàn đính 110A
- Dùng que hàn có đường kính d = 3,2 mm để hàn đính hai điểm ở hai đầu (phíakhơng vát), mối đính đảm bảo chắc chắn
- Gõ sạch xỉ mối đính, nắn, sửa hiệu chỉnh phơi
Hình 2.12. Đính phơi hàn giáp mối có vát cạnh
- Sau khi đính xong, ta gá phơi hàn vào các vị trí 1G, 2G, 3G, 4G tương tự như phôi hàn không vát
Bài 5: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN ỐNG Ở VỊ TRÍ 1G, 2G, 5G, 6G
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Chuẩn bị phôi hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt, và dụng cụ kiểm tra đầy đủ.
- Gá phơi và hàn đính định vị chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo độ đồng tâm giữa các chi tiết.
- Kiểm tra được kết cấu hàn bằng các dụng cụ đo kiểm. - Chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo chắc chắn, đúng kích thước. - Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh công nghiệp. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong cơng việc.
II. Nội dung
1. Khái niệm và phân loại
Ống được lắp đặt trong các cơng trình để dẫn chất lỏng, chất khí, chất rắn có tiết diện trịn và được nối với nhau ở vị trí hàn bằng hoặc hàn đứng căn cứ vào đường kính của ống chia thành 3 loại:
- Loại nhỏ có đường kính nhỏ hơn 200mm.
- Loại trung bình có đường kính từ 200 đến 500mm . - Loại lớn có đường kính lớn hơn 500mm.
Khi gá đính phơi ống, ta đặt phôi lên khối V hoặc U để định vị ống, có thể đính 3 hoặc 4 mối đính, tùy theo đường kính ống. Phơi sau khi đính phải đảm bảo thẳng và đồng tâm.
2. Trình tự thực hiện
a, Gá đính ống khơng vát
Khi gá đính ống khơng vát có đường kính nhỏ ta sử dụng thép hình để định vị và gá đính thép hình có thể là khối U hoặc V
Trong các trường hợp có thể ta nên đưa về vị trí bằng để đính sau đó gá phơi theo từng vị trí hàn
- Đính phơi
Chi tiết ống sau khi làm sạch, đặt ống lên khối V hoặc U, điều chỉnh độ thẳng, độ đồng tâm. Dùng que hàn có đường kính nhỏ (d=2.5) để gá đính. Chọn dịng điện đính Iđ = 80A. Đính xong làm sạch xỉ, phơi sau khi đính đản bảo chắc chắn, thẳng và đồng tâm
Hình 2.13. Gá đính ống
- Gá phơi
Sau khi đính phơi xong ta tiến hành gá phơi lên các vị trí 1G, 2G, 5G, 6G
Hình 2.14. Gá phơi ống ở vị trí 1G, 5G
Hình 2.15. Gá phơi ống ở vị trí 2G, 6G
TT NỘI DUNG
CƠNG VIỆC HÌNH VẼ MINH HỌA U CẦU ĐẠT ĐƯỢC
1 Đọc bản vẽ 60±5° 3±0.5 2±0.5 I I TL 4:1
Yêu cầu kỹ thuật: - Kim loại mối hàn đính bám đều hai cạnh. - Phơi sau khi đính phải thẳng, phẳng, đồng tâm và đảm bảo đúng kích thước.
Đọc được bản vẽ. - Hiểu được yêu cầu kỹ thuật. 2 Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn. - Miệng ống phải tròn, phơi đúng kích thước, mép vát đúng góc độ khơng bavia. 3 Chọn thơng số hàn, gá đính - Chọn thơng số hàn phù hợp. - Mối đính đạt yêu cầu kỹ thuật. - An tồn khi gá lắp phơi. MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH MƠ- ĐUN CHẾ TẠO PHÔI HÀN.................................1
MÃ SỐ MÔ ĐUN 13...............................................................................1
BÀI 1: CHẾ TẠO PHƠI HÀN BẰNG MỎ CẮT KHÍ CẦM TAY.......1
I. Thực chất của quá trình cắt.............................................................1
II. Nguyên nhiên vật liệu cắt khí trong chế tạo phơi bằng mỏ cắt khí cầm tay.................................................................................................2
III. Cấu tạo hệ thống cắt khí bằng mỏ cắt khí cầm tay......................4
4. Chế độ cắt khí...............................................................................15
6. Kỹ thuật cắt kim loại bằng ngọn lửa khí......................................17
BÀI 2: CHẾ TẠO PHÔI HÀN TỪ VẬT LIỆU THÉP TẤM BẰNG MÁY CẮT CON RÙA...........................................................................21
I. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt khí bán tự động.......22
1. Cấu tạo của máy cắt khí con rùa...................................................22
2. Vận hành máy cắt khí bán tự động...............................................23
3. An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp....................................26
BÀI 3: CHẾ TẠO PHÔI HÀN TỪ VẬT LIỆU THÉP ỐNG BẰNG MÁY CẮT KHÍ CHUYÊN DÙNG.......................................................27
I. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt khí chuyên dụng......27
1. Cấu tạo..........................................................................................27
2. Nguyên lý hoạt động.....................................................................27
BÀI 4: CHẾ TẠO PHÔI HÀN TỪ THÉP TẤM BẰNG......................29
MÁY CẮT PLASMA...........................................................................29
1. Đặc điểm, công dụng, nguyên lý của phương pháp cắt plasma...29
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cắt plasma.........32
3. Kỹ thuật cắt hồ quang plasma khí nén.........................................37
BÀI 5: MÀI MÉP HÀN, MÉP CÙN BẰNG MÁY MÀI CẦM TAY
............................................................................................................42
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy mài cầm tay..................43
2. Vận hành và mài mép hàn bằng máy mài cầm tay.......................44
3. Kỹ thuật mài mép hàn, mép cùn bằng máy mài cầm tay.............46
4. An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp:...................................47
GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN...........................48
MÃ SỐ MƠ ĐUN 14.............................................................................48
BÀI 1: ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MÁY HÀN.................................48
1. Đấu nối thiết bị hàn.......................................................................49
2. Vận hành, sử dụng thiết bị dụng cụ hàn.......................................50
3. Thực hành bảo dưỡng máy hàn....................................................51
4. Các hỏng hóc thơng thường của máy hàn và biện pháp khắc phục ............................................................................................................51
BÀI 2: GÂY HỒ QUANG VÀ DUY TRÌ HỒ QUANG......................52
1. Những kiến thức cơ bản về hồ quang hàn....................................53
2. Các phương pháp gây hồ quang, sự cháy của hồ quang..............55
3. Trình tự thực hiện.........................................................................57
4. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục....................................................................................................59
Bài 3: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN TẤM Ở VỊ TRÍ 1F, 2F, 3F, 4F........................................................................61
1. Vị trí mối hàn trong không gian:..................................................61
2. Gá lắp trước khi hàn.....................................................................62
3. Kỹ thuật hàn đính..........................................................................63
Bài 4: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN TẤM Ở VỊ TRÍ 1G, 2G, 3G, 4G......................................................................67
1. Các liên kết giáp mối....................................................................67 2. Trình tự thực hiện.........................................................................68 Bài 5: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH ĐỊNH VỊ CÁC CHI TIẾT HÀN ỐNG Ở VỊ TRÍ 1G, 2G, 5G, 6G......................................................................70 1. Khái niệm và phân loại.................................................................70 2. Trình tự thực hiện.........................................................................70