Xây dựng phương án tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (Trang 84 - 87)

3.3. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và

3.3.1.2. Xây dựng phương án tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường

học thành viên

Các TĐH thành viên của ĐHQGHN đều là các cơ sở GDĐH công lập do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Thời gian qua, căn cứ Nghị định 43 và Thông tư 07, ĐHQGHN đã ban hành Quy định quyền tự chủ, TCTN về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các TĐH thành viên

(Quyết định số 426/QĐ-TCCB ngày 28/01/2010) và qua đó trao cho các trường quyền TC&TNXH cao trong công tác tổ chức và nhân sự. Cụ thể như sau:

i) Trong công tác tổ chức: Hiệu trưởng được quyền quyết định thành lập,

tổ chức lại, giải thể, đình chỉ hoạt động tất cả các đơn vị trực thuộc trường.

ii) Trong công tác định biên: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu cơng

việc, khả năng tài chính, nhân lực và nguồn lực khác, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm của trường và báo cáo Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt.

iii) Trong công tác nhân sự chủ chốt: Hiệu trưởng được quyền quyết định

việc tiếp nhận, điều động, luân chuyển CBVC từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm từ cấp chủ nhiệm

iv) Trong công tác quản lý và sử dụng nhân sự:

- Về ký hợp đồng: Hiệu trưởng được quyền ký hợp đồng thuê, khoán đối với những cơng việc khơng cần bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng lao động và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của trường theo quy định của pháp luật.

- Về tuyển dụng: Căn cứ kế hoạch chỉ tiêu nhân lực hàng năm đã được phê duyệt và tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng của ĐHQGHN, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tuyển dụng, trình Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt. Hiệu trưởng được quyền thực hiện tuyển dụng CBVC theo hình thức hợp đồng làm việc sau khi thi tuyển hoặc xét tuyển phù hợp với đặc điểm chuyên môn của từng lĩnh vực cần tuyển và điều kiện cụ thể của trường, theo tiêu chuẩn, quy trình của ĐHQGHN.

- Về bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch: Hiệu trưởng được quyền quyết định chuyển ngạch, bổ nhiệm ngạch sau đào tạo hoặc sau khi thi nâng ngạch cho CBVC từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; trình Giám đốc ĐHQGHN để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm ngạch viên chức đối với ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.

- Về chính sách cán bộ: Hiệu trưởng được quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với CBVC từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; quyết định nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với CBVC trong thẩm quyền quản lý; trình Giám đốc ĐHQGHN quyết định việc nghỉ hưu, thôi việc đối với những trường hợp nằm ngoài thẩm quyền quản lý của trường.

- Về việc cử, tiếp nhận CBVC đi nước ngoài: Hiệu trưởng được quyền quyết định cử CBVC đi cơng tác, học tập tại nước ngồi; quyết định gia hạn, tiếp nhận về trường đối với CBVC do trường cử đi học tập, cơng tác tại nước ngồi...

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ở các trường vẫn còn nhiều bất cập. Các trường chưa thực sự có quyền tự quyết định trong các hoạt động cụ thể. Do đó, để khắc phục tồn tại này, một trong các biện pháp khả thi là các TĐH thành viên phải xây dựng phương án TC&TNXH phù hợp với điều kiện của trường và báo cáo Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

Trên cơ sở kế hoạch phát triển của ĐHQGHN và của bản thân nhà trường; căn cứ vào tình hình hoạt động, nhu cầu cơng việc và các nguồn lực về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất... các TĐH thành viên tiến hành xây dựng phương án TC&TNXH về công tác tổ chức và nhân sự dựa theo Nghị định 43 và Quy định

quyền tự chủ, TCTN về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế mà

ĐHQGHN đã quy định và hướng dẫn.

Phương án TC&TNXH về tổ chức và nhân sự của các trường phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung như: xác định các nguồn lực để thực hiện, xây dựng kế hoạch, lộ trình, cách thức tiếp nhận và triển khai thực hiện quyền TC&TNXH của trường, nêu rõ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của trường khi thực hiện quyền tự chủ và các giải pháp khắc phục trong trường hợp hoạt động khơng có hiệu quả. Thời hạn thực hiện phương án TC&TNXH do TĐH thành viên đề xuất và Giám đốc ĐHQGHN quyết định, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Trên cơ sở phương án TC&TNXH đã được phê duyệt, hiệu trưởng TĐH thành viên xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của trường.

“... để đảm bảo cho quyền TC&TNXH được thực thi hiệu quả, trước hết các TĐH thành viên phải căn cứ vào nhu cầu công việc, khả năng các nguồn lực của mình để xây dựng kế hoạch thực hiện quyền TC&TNXH được giao với lộ trình, cách thức rõ ràng; phải tổ chức bộ máy của trường theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo mọi việc được thực hiện thông suốt, nhịp nhàng, khơng chồng chéo. Các trường phải có thực quyền để chủ động, sáng tạo thích ứng với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Việc thực hiện quyền tự chủ phải đi đôi với việc cơng khai, minh bạch hóa các hoạt động của trường và phải chịu trách nhiệm về nhiều chiều, không chỉ với ĐHQGHN, mà còn chịu trách nhiệm trước xã hội, trước người học và trước người sử dụng lao động...”.

(Nam, TS, Trường ĐHCN)

Để đảm bảo phương án TC&TNXH được triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao, các TĐH thành viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Thống nhất trong tập thể lãnh đạo nhà trường về chủ trương, thời gian thực hiện phương án TC&TNXH.

- Tổ chức phổ biến, quán triệt đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, nội dung của phương án TC&TNXH, Nghị định 43 và Quy định quyền tự chủ, TCTN về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đến toàn thể CBVC của trường.

- Trên cơ sở các văn bản quy định, hướng dẫn của ĐHQGHN, hiệu trưởng tham khảo ý kiến của BCH Cơng đồn trường để xây dựng quy chế làm việc; quy chế dân chủ cơ quan; quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục thành lập các đơn vị; quy chế khen thưởng và kỷ luật cán bộ; quy định tiêu chuẩn cán bộ, quy trình tuyển dụng, quản lý và sử dụng CBVC và các quy định khác nhằm bảo đảm thực hiện quyền TC&TNXH phù hợp với phương án TC&TNXH và quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đã được ĐHQGHN phê duyệt.

- Hiệu trưởng báo cáo và tham khảo ý kiến của Đảng ủy trường trước khi quyết định những vấn đề: quy hoạch phát triển, kế hoạch 5 năm, hàng năm và các biện pháp thực hiện; thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc trường; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ lãnh đạo, quản lý; các đề án phát triển tổ chức, nhân sự, sắp xếp lao động... của trường.

- Hiệu trưởng thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo và giải trình về các lĩnh vực hoạt động của trường cho ĐHQGHN và các đơn vị có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)