Xác định kiến thức cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảng dạy tác phẩm kí trong trường trung học phổ thông qua người lái đò sông đà của nguyễn tuân và ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường (Trang 60 - 63)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1.2.Xác định kiến thức cơ bản

3.1. Xác định nội dung, phương hướng dạy học theo dự án hai tuỳ bút

3.1.2.Xác định kiến thức cơ bản

3.1.2.1. Người lái đị sơng Đà

Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tuân là những khám phá mới của

nhà văn về thiên nhiên, con người và cuộc sống lao động miền Tây Bắc, qua đó khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp và tiềm năng của thiên nhiên đất nước và con

Về đề tài, chủ đề, tuỳ bút tập trung thể hiện vẻ đẹp, sự giàu có về tiềm năng của con sơng Đà và chất vàng mười trong tâm hồn con người lao động miền Tây Bắc. Với một phong cách nghệ thuật tài hoa, phóng khống, hứng thú nghiêm túc và mê say, thiên nhiên Tây Bắc đúng là nơi để Nguyễn Tuân gửi gắm tấm lòng yêu đến say đắm thiên nhiên, con người, đất nước.

Về nội dung, tác phẩm là những góc nhìn khá thú vị về hình tượng con sơng Đà được quan sát từ nhiều dáng vẻ; là những trải nghiệm đầy thử thách đối với con người và cuộc sống lao động qua hình ảnh người lái đị trí dũng. Ở phương diện này, học sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản về thiên nhiên và con người Tây Bắc, đặc biệt là sự sống động, trữ tình mà hung dữ của con sông Đà được thể hiện qua nhiều lĩnh vực của kiến thức liên ngành: lịch sử, địa lý, văn hoá, thơ ca, điện ảnh..

Về nghệ thuật, Người lái đị sơng Đà là một là thành quả lao động miệt mài và công phu của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm thực sự là cơng trình sáng tạo nghệ thuật được khắc luyện từ vốn ngôn từ phong phú, tinh hoa kết hợp với hiểu biết rộng và vốn sống, vốn văn hóa uyên bác của nhà văn. Đến với những trải nghiệm đầy mới lạ và thú vị về vẻ đẹp con sông Đà và hình tượng người lái đị tài hoa, học sinh cần lưu ý tiếp cận từ góc nhìn ngơn ngữ. Nguyễn Tuân đúng là người nghệ sĩ ngôn từ. Ông đã huy động và điều khiển thành công một đội quân Việt ngữ đông đảo, xếp đặt chúng vào từng vị trí chiến đấu phù hợp và phát huy hết sức mạnh của chúng trong việc tái tạo những kì cơng của tạo hóa và những kì tích lao động của con người..

3.1.2.2. Ai đã đặt tên cho dịng sơng?

Như trên đã trình bày, những nội dung cơ bản của Ai đã đặt tên cho dịng sơng? bao gồm:

Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” là một tìm tịi và thể nghiệm mới của

Hồng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Đây là tập bút kí mang dáng dấp sử thi nhưng vẫn đậm chất thơ và rất gần với cuộc sống đời thường. Lịch

sử và văn hóa Huế được thể hiện một cách phong phú, chi tiết và sống động qua con người và thiên nhiên nơi đây.

Về đề tài, chủ đề, đây là tùy bút khai thác đề tài về Huế khơng chỉ quen thuộc với Hồng Phủ Ngọc Tường mà mà với văn học nghệ thuật nói chung. Với đề tài này, tác giả có điều kiện để phát huy sở trường và tâm huyết sáng tạo. Đây là mảnh đất màu mỡ nhất để tài năng Hoàng Phủ đơm hoa kết trái. Cảm hứng chủ đạo của tùy bút là ngợi ca vẻ đẹp xứ Huế qua hình tượng nghệ thuật sơng Hương. Tác phẩm hướng người đọc đến những rung động tinh tế trước vẻ đẹp mn màu và những giá trị văn hóa lịch sử của cuộc sống.

Về nội dung, tác phẩm trình bày những hiểu biết của nhà văn về sông Hương ở nhiều phương diện, qua đó gửi gắm những suy nghĩ của mình về quê hương xứ sở, đồng thời sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, đóng góp cho bản đại hợp xướng ngơn từ một áng văn thật hay. Về mặt nội dung, học sinh phải nắm được những tri thức quan trọng về sông Hương, xứ Huế ở các mặt địa lý, vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên, tri thức về văn hóa, lịch sử, thi ca… những tri thức chuyên ngành như thể loại, phong cách tác giả,…

Về giá trị nghệ thuật, học sinh hiểu và đánh giá cao phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh thấy được vẻ đẹp của cái tơi trữ tình cả về cảm xúc, trí tuệ và phẩm cách, đồng thời hiểu và cảm nhận được về chất trữ tình sâu lắng trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn.

Nội dung kiến thức cơ bản của mỗi bài học do mục tiêu bài học quy định. Song trong quá trình dạy học, tùy theo đối tượng, hồn cảnh và mơi trường dạy học mà mỗi giáo viên có sự linh động trong giảng dạy. Ngay đối với học sinh học hai ban khác nhau trong nhà trường phổ thông, nội dung kiến thức cơ bản cũng cần được vận dụng linh hoạt. Và tất nhiên, với những đối tượng học sinh ở những trường khác nhau, điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội, điều kiện học tập khác nhau cũng có sự áp dụng, vận dụng kiến thức cơ bản khác nhau. Tất nhiên sự khác nhau này chỉ chênh lệch về mức độ thực hiện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảng dạy tác phẩm kí trong trường trung học phổ thông qua người lái đò sông đà của nguyễn tuân và ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường (Trang 60 - 63)