Xác định yêu cầu nội dung kiến thức liên hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảng dạy tác phẩm kí trong trường trung học phổ thông qua người lái đò sông đà của nguyễn tuân và ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường (Trang 63 - 64)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1.3.Xác định yêu cầu nội dung kiến thức liên hệ

3.1. Xác định nội dung, phương hướng dạy học theo dự án hai tuỳ bút

3.1.3.Xác định yêu cầu nội dung kiến thức liên hệ

3.1.3.1. Người lái đị sơng Đà

Mục đích cuối cùng và cao nhất của dạy học trong nhà trường hiện đại là phát triển toàn diện học sinh, đào tạo các em trở thành người lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội đang phát triển rất nhanh và phức tạp. Mục đích của dạy học dự án đối với văn bản Ngữ văn là rèn luyện năng lực giao tiếp và phát triển các kĩ năng độc lập tư duy, giải quyết vấn đề… cho học sinh. Vậy phần liên hệ của bài học này được thể hiện trong quá trình các em thực hiện các dự án nhỏ của nhóm mình.

Kế hoạch của dự án gồm ba bài tập nhỏ của ba nhóm. Nhiệm vụ của các em sẽ phải đóng vai, hóa thân thành những nhân vật khác nhau, bao gồm: Nhà văn Nguyễn Tuân, Hướng dẫn viên du lịch và phóng viên. Để thực hiện được cơng việc của mình cho sự hóa thân trên, các em phải có sự tìm hiểu, liên hệ kiến thức với các lĩnh vực như văn hóa, du lịch, nghệ thuật, báo chí, và đặc biệt là tập dượt việc bước vào cuộc sống như một người công dân trưởng thành.

3.1.3.2. Ai đã đặt tên cho dịng sơng?

Đối với tuỳ bút Ai đã đặt tên cho dịng sơng?, phần kiến thức liên hệ

đối với bài học cũng do nhiệm vụ của dự án quyết định. Ở tùy bút này, trong phần thiết kế thực nghiệm, học sinh được giao nhiệm vụ tập tổ chức một buổi phỏng vấn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, thiết kế một triển lãm ảnh về vẻ đẹp của con sơng Hương, đồng thời qua đó tìm kiếm tiềm năng du lịch của sông Hương xứ Huế. Trên cơ sở những bài tập nhỏ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tập dượt vào vai những ngành nghề trong xã hội nhằm tìm kiếm những mối liên hệ mật thiết giữa văn học và cuộc sống.

Trên đây là phương hướng dạy học dự án hai tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ văn 12 THPT. Những nội dung trên có tính chất định hướng cho việc tổ chức hoạt động dạy học dự án hai văn bản tùy bút. Nội dung này sẽ được cụ thể hóa và

thực hiện thành các hoạt động dạy học trong giáo án thể nghiệm. Song trong khuôn khổ thời gian hai tiết học cho mỗi tác phẩm và dung lượng của một thiết kế bài học, một số nội dung có thể khơng được thể hiện một cách chi tiết. Trong giờ dạy, giáo viên sẽ vận dụng linh hoạt để đạt hiệu quả dạy học cao nhất. Chúng tơi khơng có tham vọng và không dám khẳng định là đưa ra được một phương hướng dạy học hiệu quả nhất; nhưng chúng tôi đã cố gắng để đưa ra một phương hướng dạy học có tính khả thi và sẽ là một tham khảo có ý nghĩa nào đó đối với giáo viên khi dạy học hai tác phẩm tùy bút này. Mục tiêu cao nhất mà chúng tôi hướng tới là giúp học sinh trở thành những bạn đọc năng động và sáng tạo, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động dạy học văn, khắc phục phần nào sự giảm sút chất lượng của dạy học Ngữ văn trong trường THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảng dạy tác phẩm kí trong trường trung học phổ thông qua người lái đò sông đà của nguyễn tuân và ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường (Trang 63 - 64)