5.1. Tài sản bảo đảm áp dụng đối với cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư:
- Các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư hoặc được bảo lãnh tín dụng đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay.
- Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác. Khi chủ đầu tư, đơn vị vay vốn không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, Quỹ hỗ trợ phát triển được xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ.
5.2. Rủi ro và xử lý rủi ro:
- Chủ đầu tư được xem xét gia hạn nợ, khoanh nợ, xoá nợ hoặc miễn, giảm lãi tiền vay, do nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại tài sản; do Nhà nước điều chỉnh chính sách.
- Các trường hợp chuyển đổi sở hữu, xử lý khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp có sử dụng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của Chính phủ như đối với các khoản nợ ngân hàng thương mại.
5.3. Trích, lập quỹ dự phịng rủi ro :
Hàng năm, Quỹ hỗ trợ phát triển được lập Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các rủi ro do các chủ đầu tư không trả được nợ theo hợp đồng tín dụng. Việc trích, lập Quỹ dự phòng rủi ro được thực hiện như sau:
- Quỹ dự phịng rủi ro được trích hàng năm tối đa bằng 0,2% trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư và nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư. Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro.
- Việc trích lập Quỹ dự phịng rủi ro hàng năm được hạch tốn vào chi phí hoạt động nghiệp vụ của Quỹ hỗ trợ phát triển.
5.4. Thẩm quyền xử lý rủi ro:
- Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định điều chỉnh thời hạn ân hạn; thời hạn, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ, xố nợ, miễn và giảm lãi suất vay cho chủ dự án trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển.
- Việc xử lý rủi ro của các dự án vay theo Hiệp định Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro của Quỹ hỗ trợ phát triển khơng đủ bù đắp thì Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Theo Quyết định 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 của Chính phủ và Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12/9/2007 về quy chế quản lý đối với VDB thì ngân hàng này được hưởng một cơ chế, mà nếu xét về mức an tồn thì chỉ lớn hơn số 0 một chút. Trước hết, các văn bản trên khẳng định: “Hoạt động của VDB khơng vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi”.
Ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), mặc dù dư nợ mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng, nhưng dự phòng rủi ro được cào bằng một mức: 0,5%/tổng tài sản có rủi ro!
Trong các văn bản này đều yêu cầu VDB phải phân loại nợ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước nhưng trích lập quỹ dự phịng rủi ro lại có tỷ lệ hết sức… tượng trưng: 0,5%/dư nợ bình quân đối với tất cả các loại tài sản có rủi ro, bao gồm từ cho vay đầu tư, cho vay tín dụng xuất khẩu, nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng của ngân hàng này.
Theo báo cáo của Kiểm tốn Nhà nước về tình hình hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính, ngân hàng trong năm 2010 công bố sáng nay (18/7), tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vượt 10%.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu cho vay đầu tư phát triển là 12,05%, cho vay xuất khẩu là 13,42% (chưa bao gồm nợ xấu của Chương trình Cuba và Tàu biển Vinashin), tính theo niên độ ngân sách năm 2010. Bên cạnh đó, các khoản cho vay của VDB có khả năng thu hồi nợ khó và nợ đến hạn ngày càng gia tăng.
Kết quả kiểm tốn cịn cho biết, VDB cho vay thương mại ngồi các chương trình cho phép dẫn đến lỗ 18,1 tỷ đồng, nợ q hạn 438 tỷ đồng. VDB cịn góp vốn và cho Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam vay nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Về Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP), Kiểm tốn Nhà nước đánh giá VBSP cịn cho vay sai đối tượng, ủy thác cho các tổ chức xã hội thực hiện cho vay nhưng lại chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát và quy trách nhiệm khi có sai sót.
Nợ xấu của VBSP đến 31/12/2010 chiếm 1,2% dư nợ (nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,22%. Cũng theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, nợ xấu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2010 là 2,91%, từ mức 2% năm 2009. Trong khi nợ xấu của Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) tính đến hết năm 2010 là 1,27%, từ mức 0,61% một năm trước đó. Trong q trình xử lý các khoản nợ tại VDB thì khó nhất là khối giao thơng và xây dựng. Điều này xuất phát từ việc các DN xây dựng làm cơng trình giao thơng, hạ tầng theo kinh phí của Nhà nước cấp. Nhưng hiện nay, việc bố trí kinh phí cho hạ tầng tại các địa phương đang rất khó khăn. Dù có kế hoạch, nhưng nguồn tiền bố trí lại khơng kịp thời.
Với các DN ngành xây dựng thì gặp phải vấn đề về thị trường. Các DN xây dựng thì hầu như DN nào cũng làm về BĐS. Nhưng thị trường BĐS hiện nay rất trầm lắng, việc bán hàng vơ cùng khó khăn, nên việc trả nợ cũng khó
Các ngun nhân tác động:
- Rủi ro do mơi trường kinh tế không ổn định: nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn phụ thuộc q nhiều vào sản xuất nơng nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công… vốn dĩ rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết, mang tính thời vụ và cũng dễ bị ảnh hưởng bởi giá cả trên thị trường thế giới.
- Xuất phát từ tính đặc thù của cơ chế tín dụng Nhà nước: Cơ chế tín dụng Nhà nước với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể là trở ngại cho NHPT trong công tác quản lý thu hồi nợ vay, cụ thể như:
+ Đối tượng vay vốn tập trung nên khó tiến hành đa dạng hố danh mục vay vốn. Bên cạnh đó, đối tượng vay vốn lại thay đổi, khơng ổn định nên NHPT khó duy trì được mối quan hệ thường xuyên với khách hàng.
+ Rủi ro từ cơ chế lãi suất: lãi suất vay NHPT thường thấp hơn lãi suất vay Ngân hàng thương mại nên khi doanh nghiệp có khó khăn về nguồn trả nợ thì doanh nghiệp ưu tiên trả nợ cho các khoản vay với lãi suất cao trước.
+ Thời gian cho vay các dự án khá dài nên chịu nhiều tác động của việc thay đổi cơ chế chính sách Nhà nước, tác động của thị trường.
+ Rủi ro từ quy định về đảm bảo tiền vay: theo quy định hiện nay, đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phần lớn chỉ thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay nên chưa nâng cao trách nhiệm trả nợ của chủ đầu tư.
+ Hệ thống NHPT nói chung và SGD II nói riêng khơng được hồn tồn độc lập định đoạt trong việc lựa chọn các dự án, lựa chọn khách hàng để cho vay mà phải thực hiện một số chương trình, dư án theo chỉ định của Chính phủ như chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình cơ khí, giao thơng… Thực tế cho thấy trong số nợ quá hạn của NHPT thì nợ quá hạn của các dự án này chiếm tỷ trọng khá cao.
+ Đối với tín dụng đầu tư, NHPT cho vay theo dự án và chưa có các sản phẩm dịch vụ kèm theo nên ít có sự gắn kết ràng buộc chặt chẽ giữa NHPT với doanh nghiệp.
- Chế độ, chính sách tín dụng thường xuyên thay đổi; hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập: Trong thời gian qua, có thể nói cơ chế chính sách tín dụng của NHPT thay đổi thường xuyên, liên tục đã có ảnh hưởng nhất định đến cơng tác tín dụng của các chi nhánh. Hiện nay, NHPT chưa xây dựng
được trung tâm dữ liệu thông tin về khách hàng, chưa thiết lập được một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp, dự án đầu tư vay vốn…Điều này dẫn đến sự thiếu hụt thông tin về khách hàng khi thẩm định, theo dõi quản lý tín dụng. Mặc dù NHPT là một tổ chức hoạt động ở lĩnh vực ngân hàng nhưng lại chưa kết nối thơng tin với Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), vì vậy các khoản nợ vay của khách hàng vay tại NHPT không thể hiện trong quan hệ tín dụng của khách hàng khi truy xuất thông tin từ CIC. Hiện tại, SGD II thực hiện khai thác thông tin từ CIC để phục vụ cơng tác thẩm định quản lý tín dụng, tuy nhiên tổ chức này cũng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thơng tin cung cấp cịn đơn điệu, thiếu cập nhật.
- Hệ thống thanh toán của NHPT chưa chuẩn mực, đang trong bước đầu hoà nhập và hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa triển khai hệ thống thanh toán quốc tế nên chưa thể kiểm soát được nguồn thu của khách hàng để thu nợ.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là về công nghệ thơng tin cịn hạn chế và NHPT chưa xây dựng
được bộ máy quản lý rủi ro chuyên biệt.
- Công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro cịn nhiều bất cập. Công tác xử lý
nợ thực hiện chậm và kém hiệu quả.
Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
Rủi ro do các ngun nhân từ phía khách hàng vay
-Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) cung cấp khi vay vốn nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức.
- Năng lực điều hành sản xuất kinh doanh một số doanh nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc đầu tư kém hiệu quả. Ví dụ, từ việc theo dõi và quản lý đối với các khoản vay của các công ty thuộc Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn hiện nay bao gồm cả các nhân tố khách quan không lường trước được (kinh tế tồn cầu suy thối) và cả nhân tố chủ quan do bản thân chủ đầu tư khơng năng động tìm kiếm thêm khách hàng, đa dạng hóa lĩnh vực SXKD… Các hợp đồng đóng mới tàu thường có giá trị lớn, có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng (hay hàng chục triệu USD) nhưng vì nhiều lý do thời gian thi công kéo dài, thời gian thu tiền sẽ rất lâu
trong khi các chi phí như nguyên nhiên vật liệu, nhân công, trả tiền vay gốc và lãi trả hàng tháng khơng thể trì hỗn, nên tạo áp lực đối với tài chính của chủ dự án, làm giảm hiệu quả SXKD (chi phí cao, lợi nhuận thấp) và ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NHPT.
- Do đạo đức của người vay kém, cố tình chây ỳ chiếm dụng vốn.