May cổ cài kín áo sơ mi Đặc điểm cấu tạo

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật may căn bản (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 39 - 44)

- Khơng được nắm nắp che bên trái của máy khi chuyển máy từ nơi này qua

1. May cổ cài kín áo sơ mi Đặc điểm cấu tạo

1.1. Đặc điểm cấu tạo

Cở cài kín áo sơ mi là cở đứng chân rời hoặc chân liền cĩ dựng mex (cịn gọi là bâu sơ mi). Cở cĩ phần chân cở và phần lá cở được bẻ lật.

Các kiểu cở sơ mi:

36

1.2. Yêu cầu kỹ thuật

- Cở may xong phải đảm bảo đúng kích thước quy định, bao gồm: Dài cở (Đo phần lá cở).

Bản to phần lá cở (đo giữa phần lá cở); Bản to 2 đầu lá cở Bản to chân cở (đo giữa phần chân cở); Bản to 2 đầu chân cở

- Cở may xong phải đảm bảo độ êm phẳng. Sống cở và đầu bản cở phải đủ độ mo, lé và ăn phom với vịng cở, khi mặc ơm sát vịng cở, đứng cạnh.

- Khi tra cở, chân cở phải bám sát đầu nẹp, đảm bảo sát mí ngồi lọt khe. Diễu bản cở và chân cở phải đều, khơng vặn. Đường mí vừa che kín đường tra cở.

- Hai đầu họng cở, hai đầu lá bâu, chân bâu phải đối xứng với nhau.

1.3. Quy trình may 1.3.1. Chuẩn bị 1.3.1. Chuẩn bị Hình 5.2: Bán thành phẩm bâu sơ mi - Lá bâu x 2 - Chân bâu x 2 - Keo lá bâu x 1: - Keo chân bâu x 1

Nếu sử dụng keo giấy thì sử dụng rập bán thành phẩm để cắt keo lá bâu và chân bâu. Nếu sử dụng keo vải thì sử dụng rập thành phẩm để cắt.

- Thân áo đã ráp vai con

1.3.2. Các bước lắp ráp

- Bước 1: Ép keo lá bâu, chân bâu

Ép keo lên mặt trái lá bâu, chân bâu.

Yêu cầu kỹ thuật: nhiệt độ đủ nĩng. Keo bám vào vải khơng bị bong, dộp. - Bước 2: May lộn lá bâu

Lá bâu trong đặt dưới, lá bâu ngồi (cĩ ép keo) đặt lên trên, hai mặt phải úp vào nhau, xếp cho hai mép vải bằng nhau. May lộn bâu áo theo rập hỗ trợ, cự ly đường may là 1cm, khi may hơi kéo lớp trong bâu áo.

37

May lộn đến đầu nhọn lá bâu phải đặt dây lộn lá bâu.

* Phương pháp đặt dây lộn lá bâu: khi may lộn cách đầu nhọn lá bâu 1 mũi

chỉ, dừng may lại, cắm kim nâng chân vịt lên, lấy một đoạn chỉ dài khoảng 15cm (đã gấp đơi) đặt vào giữa hai lá bâu. Kéo cho sợi chỉ sát kim máy, hạ chân vịt xuống và quay bánh xe cho máy đi 1 mũi may, để kim ở vị trí thấp nhất, nâng chân vịt lên, hai tay kéo hai đầu sợi chỉ xe lại và luồn vào bên trong hai lá bâu. Quay gĩc và tiếp tục may đến đầu lá bâu bên kia thì đặt dây lộn gĩc tương tự.

Yêu cầu kỹ thuật: Đường may thẳng đều, dây lộn bâu đặt đúng vị trí.

Hình 5.3: May lộn lá bâu - Bước 3: Gọt lộn lá bâu

Gọt đường may xung quanh cách đường may lộn 7mm, riêng hai đầu nhọn lá bâu vạt gĩc cách đường may 3mm.

Gấp hai đầu nhọn lá bâu sát đường may lộn, lộn đẩy mặt phải ra (kéo dây lộn cở để gĩc nhọn), vuốt cho êm phẳng.

Ủi để giữ nếp, khi ủi phải để đường may loe mí vào lớp trong 1mm.

Yêu cầu kỹ thuật: Gọt vải dư chung quanh đường may theo yêu cầu. Ủi phẳng đường may.

Hình 5.4: Gọt, lộn lá bâu - Bước 4: Diễu lá bâu

38

Hình 5.5: Diễu lá bâu Lấy dấu giữa lá bâu, lấy dấu đường may cặp lá ba.

Yêu cầu kỹ thuật: Đường diễu lá thẳng đều cách mép 5mm - Bước 5: Ủi, may bọc chân bâu

Đặt rập thành phẩm lên chân bâu, ủi gấp chân bâu theo dấu vẽ. May bọc chân bâu 6mm.

Yêu cầu kỹ thuật: Đường diễu thẳng đều, cách mép 6mm - Bước 6: May cặp lá ba

Chân bâu phụ đặt dưới, mặt phải ngửa lên trên.

Kế tiếp đặt lá bâu lên, mặt phải (cĩ ép keo) ngửa lên trên.

Đặt chân cở chính lên trên cùng, mặt phải úp xuống lá bâu, mặt trái ngửa lên trên.

Xếp cho 3 lớp vải trùng nhau theo dấu giữa, đầu lá bâu phải khớp với dấu trên chân bâu. Sử dụng rập hỗ trợ may cặp lá 3.

Yêu cầu kỹ thuật: Lá bâu nằm chính giữa chân bâu, sao cho các điểm lấy dấu phải trùng nhau, hai đầu lá bâu bằng nhau.

Hình 5.6: May cặp lá ba - Bước 7: Gọt lộn, diễu thành bâu

Gọt đường may xung quanh cịn 7mm (nếu chân bâu trịn hai đầu gọt cịn 3mm), gấp vuơng gĩc hai đầu chân bâu, lộn đẩy mặt phải ra ngồi, vuốt cho êm phẳng.

39

Úp mặt ngồi chân bâu xuống, may diễu 1mm từ điểm cách chân bâu bên phải 2cm sang điểm cách chân bâu bên trái 2cm.

Gọt đường tra bâu vào thân cịn 8mm.

Hình 5.7: Diễu thành bâu - Bước 8: Tra bâu vào thân

Sang dấu 3 điểm kỹ thuật: hai điểm đầu vai con và điểm giữa trên bâu áo và thân áo.

Thân áo đặt dưới, mặt phải ngửa lên, đặt cở áo lên trên, lớp chân bâu ngồi úp xuống, đầu chân cách đường bẻ nẹp 1mm. Xếp cho đường tra cở bằng nhau, may tra cở, đường may to 7mm (đường may cách mép vải bọc chân bâu 1mm).

Khi may chú ý các điểm sang dấu họng cở, đầu vai, giữa cở sau trên thân và trên bâu bằng nhau. Phần họng cở trên thân trước giữ êm hai lớp vải, chỉ được phép cầm hoặc bai 5mm phần họng cở thân sau.

Hình 5.8: Tra bâu vào thân - Bước 9: Mí chân cở

Sau khi tra cở xong, gấp gĩc hai đầu chân cở cho bám sát với nẹp áo và đảm bảo êm, phẳng. May mí chân cở nối tiếp đường diễu thành bâu, đường mí che đường tra cở 1mm.

40

Hình 5.9: Mí chân cở

1.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

+ Hai điểm họng cở, hai đầu lá bâu, chân bâu khơng đối xứng

- Nguyên nhân: Khơng lấy dấu đúng theo rập thành phẩm trước khi tra bâu. - Cách khắc phục: Lấy dấu đúng theo rập thành phẩm, may đúng dấu. + Đường diễu lá bâu khơng đều, bị nhăn vải, lé vải lớp vải phụ

- Nguyên nhân: Khơng vuốt êm hai lớp vải trước khi diễu.

- Cách khắc phục: Cạo sát đường may lộn bâu, vuốt êm hai lớp vải khi diễu. + Hai điểm vai con khơng đối xứng

- Nguyên nhân: Khơng lấy dấu ba điểm kỹ thuật khi tra cở vào thân. - Cách khắc phục: Trước khi tra cở, kiểm tra vịng cở của 2 thân trước, lấy dấu ba điểm kỹ thuật chính xác.

1.5. Thực hành may cổ cài kín áo sơ mi

- Cắt bán thành phẩm gồm thân trước, thân sau, lá bâu, chân bâu, keo lá bâu, keo chân bâu.

- Thực hiện lắp ráp chi tiết theo quy trình đã được hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật may căn bản (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)