Các nguyên tắc đạo đức hành nghề tâm lý của các quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 38 - 39)

Các nguyên tắc Mỹ [1] Cộng đồng Châu Âu [6]

Trung

Quốc [4] Australia [2] Nhật Bản [9]

Thiện tâm và

không gây hại X X X

Tin cậy và trách nhiệm X X X X Chính trực X X X X Công bằng X X Tôn trọng quyền con người và nhân phẩm X X X X X Đảm bảo năng lực hành nghề X Đúng mực X Giải thích và sự chấp thuận X Bảo mật X

Mặc dù có những tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung các quốc gia vẫn hướng tới những giá trị chung với một số các nguyên tắc chung cơ bản. Đó là nguyên tắc bảo vệ nhân phẩm và quyền con người, nguyên tắc bảo mật, nguyên tắc có trách nhiệm, ngun tắc chính trực. Một số quốc gia có thể đặt rất ít các nguyên tắc (Australia) nhưng lại ghi nhận một quy phạm nào đó vốn là các nguyên tắc của các quốc gia khác vào phần các tiêu chuẩn cụ thể. Điều này càng được thể hiện các giá trị đạo đức của con người nói chung ở các quốc gia là ít có chênh lệch. Sự khác biệt chỉ nằm ở quan điểm của người dân quốc gia đó coi trọng quy phạm nào hơn để đề nó lên thành nguyên tắc hoặc chuyển nó xuống thành các chuẩn mực cụ thể hoặc là đặt nguyên tắc nào ở vị trí ưu tiên hơn.

Những tiêu chí cụ thể trong các Bộ Quy chế đạo đức hành nghề là sự cụ thể hóa các nguyên tắc chung để đưa ra các quy định về năng lực; trách nhiệm của nhà tâm lý; mối quan hệ giữa nhà tâm lý và bệnh nhân; tính bảo mật, các phương pháp trong đánh giá dụng trắc nghiệm; mối quan hệ nghề nghiệp; nghiên cứu và giảng dạy. Bảng 2 dưới đây so sánh về các nội dung chuẩn mực được đề cập đến trong Bộ Quy điều đạo đức của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)