Các tiêu chuẩn cụ thể trong Quy điều đạo đức đối với nhà tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 39)

ở các quốc gia trên thế giới

Các tiêu chuẩn cụ thể Mỹ [1] Trung Quốc [4] Cộng đồng Châu Âu [6] Singapore [15] Australia [2] Xử lý các vấn đề đạo đức X X X X X Năng lực hành nghề X X X X Quan hệ con người X X X X X Riêng tư và bảo mật X X X X X Quảng cáo hoặc tuyên bố công khai X X X

Tôn trọng nghề nghiệp X X X X Lưu trữ hồ sơ X X Phí dịch vụ X X X X Giáo dục và đào tạo X X Nghiên cứu và xuất bản X X X X X Đánh giá và thẩm định X X X X X Trị liệu X X X 1.3.2.2. Hoa Kỳ

Trong số các quốc gia từng ban hành Bộ quy chuẩn đạo đức thì văn bản của người Mỹ mang tính cụ thể, sâu sắc và khá tồn diện. Đây là Các nguyên tắc đạo đức của Nhà tâm lý và Quy tắc ứng xử được APA ban hành năm 2002 và được sửa đổi năm 2010 [1]. Văn bản này đưa ra 5 nguyên tắc chung như sau:

Nguyên tắc A: Thiện tâm và không gây hại. Nhà tâm lý đấu tranh để đem lại

quyền lợi và cẩn trọng để khơng làm điều gì tổn hại cho thân chủ của họ.

Nguyên tắc B: Tin cậy và trách nhiệm. Nhà tâm lý thiết lập mối quan hệ

trung thực và tin cậy với thân chủ, ln nhắc nhở mình ý thức về trách nhiệm khoa học và nghề nghiệp với xã hội, với một cộng đồng cụ thể và với người mình đang làm việc cùng.

Nguyên tắc C: Chính trực. Nhà tâm lý ln tìm cách để tăng cường sự chính

xác, trung thực và tin cậy trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực thành tâm lý học

Nguyên tắc D: Công bằng. Nhà tâm lý phải luôn đảm bảo sự công bằng cho

tất cả mọi người trong việc tiếp cận với các lợi ích của cơng việc tâm lý và phải được hưởng chất lượng phục vụ, quy trình, thủ tục như nhau từ nhà tâm lý

Nguyên tắc E: Tôn trọng con người và phẩm giá của họ. Nhà tâm lý tôn

trọng các giá trị của mỗi thân chủ cũng như quyền riêng tư, đảm bảo tính bảo mật và quyền tự quyết của thân chủ.

1.3.2.3. Trung Quốc

Một đại diện khác ở Châu Á là Trung Quốc có vẻ khá ảnh hưởng trước những tư tưởng của người Mỹ, nếu so sánh các hướng dẫn thực hành đạo đức mà Hiệp hội tâm lý của nước này ban hành. Cơ cấu nguyên tắc và các chuẩn mực được thiết kế khá giống của Mỹ, nhưng có sự khác biệt là người Trung Quốc đã đưa vấn đề xử lý vi phạm vào trong Quy tắc đạo đức trong thực hành tâm tham vấn và trị liệu lâm sàng năm 2007 [4]. Theo Quy tắc đạo đức của Hiệp hội Tâm lý Trung Quốc, các nguyên tắc đạo đức chung gồm:

Lợi ích: Mục đích đầu tiên khi nhà tâm lý lâm sàng và tham vấn (NTLLS&TV) cung cấp dịch vụ là lợi ích cho những người tìm tìm kiếm dịch vụ chuyên nghiệp. Nhà tâm lý lâm sàng và tham vấn phải đảm bảo quyền của những người này. Họ phải chú trọng cung cấp dịch vụ phù hợp cho những người cần và chăm sóc chu đáo để tránh gây hại

Trách nhiệm: NTLLS&TV phải duy trì chất lượng dịch vụ cao và có trách nhiệm đối với hành vi của mình. Họ phải chấp nhận các trách nhiệm pháp lý cũng như là đạo đức nghề nghiệp và bảo vệ danh tiếng của nghề Chính trực: NTLLS&TV phải chú trọng thúc đẩy sự trung thực và chính xác

trong các ứng xử của mình khi thực hành, nghiên cứu hoặc giảng dạy

Công bằng: NTLLS&TV phải cư xử với công việc và với những người liên quan đến nghề nghiệp của mình cũng như với những nhà chuyên môn khác một cách cơng bằng và bình đẳng. Họ phải đưa ra những biện pháp hợp lý để phòng ngừa những hành vi không phù hợp xuất phát từ những thành kiến mang tính cơ hội hoặc giới hạn năng lực và kỹ thuật mà họ sử dụng

Tôn trọng: NTLLS phải thể hiện sự tôn trọng với từng cá nhân, tôn trong quyền của cá nhân về riêng tư, bảo mật và tự quyết định

Các chuẩn mực cụ thể gồm: (1) Quan hệ nghề nghiệp, (2) Quyền riêng tư và bảo mật, (3) Tôn trọng nghề nghiệp, (4) Đánh giá và thẩm định, (5) Giáo dục, đào tạo và giám sát, (6) Nghiên cứu và xuất bản và (7) Xử lý các vấn đề đạo đức.

1.3.2.4. Canada

Quy tắc đạo đức cho nhà tâm lý Canada phiên bản thứ 3 do Hiệp hội Tâm lý Canada (Canadian Psychological Association) ban hành năm 2000 là một văn bản rất đáng để nghiên cứu và tham khảo [3]. Quy tắc này thiết lập cấu trúc gồm 4 nguyên tắc cơ bản, ở mỗi nguyên tắc lại có từng hướng dẫn cụ thể trong từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ những nhà lập quy đã thấu hiểu những khó khăn của nhà tâm lý trong quá trình ra quyết định đạo đức trước những tình huống lưỡng nan. Vì thế, ngay từ những trang đầu, bản quy tắc đã khuyến khích các nhà tâm lý, khi phải đối mặt với những vấn đề đạo đức, thực hiện theo quy trình ra quyết định đạo đức và lựa chọn hướng hành động tuân theo thứ tự ưu tiên đối với mức độ quan trọng của các nguyên tắc. Các nguyên tắc và thứ tự ưu tiên như sau:

Nguyên tắc I: Tôn trọng phẩm giá của người. Đây là nguyên tắc có giá trị ưu tiên hành động cao nhất, ngoại trừ trường hợp có căn cứ cho thấy tồn tại một mối nguy hiểm rõ ràng và đe dọa tới sự an toàn thể chất của bất kỳ người nào.

Nguyên tắc II: Chịu trách nhiệm chăm sóc. Nguyên tắc được coi trọng thứ hai. Trách nhiệm chăm sóc địi hỏi năng lực và phải được thực hiện chỉ trong điều kiện tôn trọng phẩm giá con người.

Nguyên tắc III: Liêm chính/chính trực trong mối quan hệ. Nguyên tắc này được ưu tiên thứ ba, các giá trị như sự cởi mở và thẳng thắn có thể cần phải phụ thuộc vào các giá trị quy định tại nguyên tắc I và II.

Nguyên tắc IV: Trách nhiệm với xã hội. Đây là nguyên tắc có mức độ ưu tiên thấp nhất trong bốn nguyên tắc khi nó mâu thuẫn với một hoặc nhiều nguyên tắc khác. Khi phúc lợi của một người dường như mâu thuẫn với lợi ích cho xã hội, thường vẫn có thể tìm cách để đảm bảo lợi ích của xã hội mà không vi phạm sự tôn trọng và chăm sóc có trách nhiệm đối với cá nhân. Tuy nhiên nếu điều này là không thể, nhân phẩm và hạnh phúc của một người không nên bị hy sinh chỉ vì sự đánh giá tốt hơn của xã hội.

Quy tắc cũng chỉ ra rằng ngay cả khi thiết lập trật tự trên thì các nhà tâm lý vẫn phải đối mặt với tình huống khó xử đạo đức mà khó có thể giải quyết và vốn khơng thể lường trước được. Khi đó, họ được khuyên nên tuân theo quy trình ra

quyết định đạo đức gồm 10 bước hoặc giải pháp có thể phụ thuộc vào lương tâm cá nhân. Nếu các nhà tâm lý chứng minh rằng họ đã nỗ lực hết sức để áp dụng các nguyên tắc nhưng việc giải quyết các cuộc xung đột đã phải phụ thuộc vào lương tâm cá nhân của nhà tâm lý thì họ sẽ được coi là đã tuân thủ quy tắc này.

1.3.2.5. Liên hiệp Khoa học Tâm lý Quốc tế (IUPS)

Nhiều nhà tâm lý nổi tiếng thế giới đã cố gắng xây dựng quy tắc chung áp dụng cho tất cả các nhà tâm lý trên toàn nhưng họ cũng nhận ra rằng mỗi quốc gia có thể chi tiết thêm theo cách phù hợp với văn hóa địa phương [45]. Liên hiệp Khoa học Tâm lý Quốc tế là một tổ chức quốc tế bao gồm các thành viên là các hiệp hội tâm lý đang hoạt động ở 86 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới (không bao gồm Mỹ). Tổ chức này đã ban hành Tuyên bố toàn cầu về các nguyên tắc đạo đức cho các nhà tâm lý [8]. Tuyên bố này quy định 4 nguyên tắc cơ bản gồm: (I) Tôn trọng nhân phẩm của con người; (II) Năng lực chăm sóc cho phúc lợi của con người; (III) Sự chính trực; và (IV) Trách nhiệm đối với xã hội về nghề nghiệp và khoa học [8].

Bàn luận

Có một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng có thể áp dụng các quy tắc đạo đức ở Mỹ, Canada, Châu Âu để đánh giá năng lực đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý Việt Nam; trong khi có một số khác thì lại muốn áp dụng của Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ. Mỗi bên đều đưa ra những lập luận của mình và có vẻ hầu hết đều nghe rất có lý. Liệu việc áp dụng đó có thực sự đúng và có hiệu quả khi phải cân nhắc nó với sự khác biệt về văn hóa và pháp luật? Nghiên cứu quy tắc đạo đức hành nghề của các quốc gia trên thế giới thông qua việc thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá thì nhận thấy mặc dù có những tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung các quốc gia vẫn hướng tới những giá trị chung với một số các nguyên tắc chung cơ bản, hay nói cách khác thì các giá trị đạo đức của con người nói chung ở các quốc gia ít có chênh lệch. Đó là nguyên tắc bảo vệ nhân phẩm và quyền con người, nguyên tắc bảo mật, nguyên tắc có trách nhiệm, nguyên tắc chính trực. Nguyên nhân do loài người mặc dù xuất phát từ nhiều chủng tộc khác nhau nhưng qua thời gian và q trình tồn cầu hóa đã tới gần nhau hơn và cùng chia sẻ một số giá trị chung. Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa nên việc dung hịa các tiêu

chuẩn đạo đức vốn không dễ dàng khi mà quyền cá nhân và gìn giữ bản sắc vốn rất được tơn trọng ở quốc gia này. Người Mỹ đã làm được điều đó và chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một số các quy tắc của họ được tham khảo ở các quốc gia khác như Trung Quốc hay Cộng đồng châu Âu.

Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố mà vẫn có sự khác biệt nằm ở điểm nguyên tắc nào được ưu tiên hay không ưu tiên. Nó cho thấy mức độ quan trong của nguyên tắc đó đối với từng dân tộc khi người dân quốc gia đó coi trọng quy phạm nào hơn để đề nó lên thành nguyên tắc hoặc chuyển nó xuống thành các chuẩn mực cụ thể hoặc là đặt nguyên tắc này ở vị trí ưu tiên hơn nguyên tắc khác. Đây chính là tính khơng gian của ngun tắc. Các nguyên tắc cũng thay đổi theo thời gian khác nhau phụ thuộc vào q trình biến đổi về nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của dân tộc đó và cả những kết quả nghiên cứu. Ví dụ, Australia có thể đặt rất ít các nguyên tắc nhưng lại ghi nhận một quy phạm vốn là các nguyên tắc của các quốc gia khác vào phần các tiêu chuẩn cụ thể. Trong Bộ quy tắc của Mỹ quy định chi tiết và rõ ràng về quan hệ tình dục giữa nhà tâm lý với những đối tượng liên quan thì quy tắc ở Nhật hoặc Trung Quốc, Singapore lại không như vậy.

Hơn nữa, chúng ta sẽ gặp vấn đề trong việc phiên dịch và diễn giải khái niệm. Jean L.Pettifor và Tyson R.Sawchuk (2006) đã chỉ ra rằng các nước khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau đối với một khái niệm [12]. Điều này là do sự khác biệt về mặt văn hóa, kinh tế, chính trị, tơn giáo gây ra. Ví dụ cụ thể về Liên hiệp Khoa học Tâm lý Quốc tế đã ban hành Tuyên bố toàn cầu về các nguyên tắc đạo đức cho các nhà tâm lý[8]. Điều đó có nghĩa các quốc gia thành viên hồn tồn có thể sử dụng tuyên bố này như là quy tắc đạo đức áp dụng trong lãnh thổ của mình. Tuy nhiên thực tế là, mỗi nước thành viên của tổ chức này đều vẫn tồn tại quy tắc riêng của họ và vẫn đang tích cực sửa đổi bổ sung để hồn thiện chúng. Có vẻ xây dựng quy tắc đạo đức ở mỗi quốc gia cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng độc lập, chủ quyền và vấn đề bản sắc đạo đức của dân tộc.

1.3.3. Hướng dẫn thực hành đạo đức trong y tế (y đức)

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp được đặt ra trong xã hội loài người từ rất sớm. Người ta cho rằng, cha đẻ của Y học phương Tây Hypocrate là tác giả đầu tiên của lời thề đạo đức dành cho những người hành nghề thầy thuốc. Lời thề này hiện

không chỉ được ngành y tế sử dụng mà còn được các ngành liên quan như tham vấn, trị liệu tâm lý ứng dụng và phát triển. Đã có hàng chục tổ chức, hiệp hội nghề tâm lý ở nhiều nước trên toàn thế giới đã ban hành các Quy tắc đạo đức cho riêng thành viên của họ, trong đó phổ biến ở các nước phương Tây.

Quy tắc đạo đức ngành y tế cũng có thể coi là một cơng cụ để đánh giá hành vi thực hành của nhà tâm lý. Bởi lẽ thực tế hiện nay cho thấy, một số nhà tâm lý đang hoạt động trong các cơ sở y tế, đặc biệt tương lai ngành tâm lý lâm sàng sẽ gắn chặt với các hoạt động CSSKTT trong khi một số bác sĩ có xu hướng hoạt động song song hai chuyên ngành y tế và tâm lý. Ngành tâm lý và ngành y tế mặc dù là những nghề khác nhau, nhưng trong quá khứ đã từng có những giai đoạn hoạt động thống nhất và cho đến nay vẫn có những điểm chung.

Ở Việt Nam, y đức cũng ra đời cùng với sự phát triển của nền y học cổ truyền. Chu Văn An (1292-1370), trong tập Y học yếu giải tập chú di biên , đã thể hiện tư tưởng làm người phải có “Nhân, Minh, Trí”, trong đó mấu chốt của nghề thuốc là phải có lịng “Nhân”. Đến thời Hải Thượng Lãn Ơng Lê Hữu Trác (1720- 1791) thì những quan điểm về y đức mới được cụ thể, rõ ràng hơn. Trong cuốn Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, ông cho rằng “nghề thuốc là nghề thanh cao, nghề có lịng nhân”, “đạo làm thuốc là một nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng người ta, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người làm phận sự của mình mà khơng cầu lợi kể cơng”. “Làm thầy thuốc mà khơng có lịng thương chung (từ) giúp đỡ người khác (tế) làm hằng tâm, không nghiền ngẫm sâu sắc tìm cách cứu sống người mà chỉ chăm chăm kể lợi tính cơng, lấy của hại người thì cịn khác gì bọn giặc cướp”. Từ đó, ơng dặn dị học trò hàng ngày phải luyện Tám chữ

xây gồm “Nhân, Minh, Đức, Trí, Lượng, Thành, Khiêm, Cần” (nghĩa là biết quan tâm đến người khác, sáng suốt, đức độ, thông minh, rộng lượng, thành thần, khiêm tốn, chăm chỉ-chịu khó); đồng thời cần tránh Tám tội gồm “Lười, Keo, Tham, Dối,

Dốt, Ác, Hẹp hòi và Thất đức” [34]. Đây có thể coi là Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp đầu tiên của Việt Nam.

Hiện tại, quy định về y đức bao gồm 12 điều đã không chỉ giới hạn hiệu lực là bộ quy tắc của Hiệp hội nghề. Y tế là nghề duy nhất ở Việt Nam hiện nay mà quy định đạo đức nghề nghiệp được đề lên thành luật bằng việc được ban hành kèm theo

Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 6/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều đó cho thấy mức độ đánh giá, quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực này. Theo văn bản đó, các nhân viên y tế như Bác sĩ, Y sĩ, Điều dưỡng, Hộ lý, Dược sĩ và cả những Nhà tâm lý đang làm việc trong các cơ sở y tế phải có “tinh thần trách nhiệm cao,

tận tuỵ phục vụ, hết lịng thương u chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn” [17].

1.3.4. Hướng dẫn thực hành đạo đức trong ngành Công tác xã hội

Công tác xã hội là ngành nghề mới chính thức được Thủ tướng Chính Phủ cơng nhận ở Việt Nam từ năm 2010, được xếp ngạch viên chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [32]. Mặc dù ở một số nước phát triển có Hiệp hội nghề cơng tác xã hội và họ ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp để các thành viên thực hành, nhưng ở Việt Nam mới chỉ có các nhóm nhỏ hoạt động phi chính thức và chưa ban hành đạo đức hành nghề. Tuy vậy, trong chương trình đào tạo nghề cơng tác xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá năng lực áp dụng nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong thực hành tâm lý học lâm sàng cho trẻ em và vị thành niên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)