Khái niệm về đômen từ lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1907 bởi Weiss để giải thích các tính chất đặc biệt của các vật liệu sắt từ, và mơ hình được sử dụng để lý giải là mơ hình trường phân tử (Lý thuyết trường phân tử). Sau đó, hình ảnh về các đơmen từ được quan sát và các lý thuyết sau đó đã lý giải chính xác sự tạo thành của đơmen từ. Sự hình thành của các đơmen từ là do tương tác trao đổi dẫn đến việc các mômen từ sắp xếp song song với nhau. Có nghĩa là trong mỗi đômen, các mômen từ sắp xếp theo 1 chiều nhất định tạo nên từ độ tự phát của sắt từ. Lý thuyết về đơmen từ tiếp tục được hồn thiện bởi Van Vleck (năm 1945) và Stoner (năm 1948), Néel (năm 1948)...
Tuy nhiên, không phải sự sắp xếp song song này tồn tại trên toàn vật sắt từ mà mỗi vật tùy theo kích thước, hình dạng mà có thể bị chia thành nhiều đômen khác nhau tạo nên cấu trúc đômen của vật (trong các đômen khác nhau chiều của các mômen từ sẽ khác nhau). Cấu trúc đơmen hình thành chi phối tính chất từ vi mô của vật liệu. Ở trạng thái khử từ, chiều của mômen từ trong các đômen sắp xếp sao cho thỏa mãn các điều kiện: triệt tiêu từ độ và cực tiểu hóa năng lượng tổng cộng
Đơmen từ 44 với từ trường, sự quay mơmen từ trong các đơmen có chiều khác...) dẫn đến sự thay đổi về tính chất từ. Sự biến đổi khác nhau về đômen từ trong quá trình từ hóa tạo nên các cơ chế từ hóa và các tính chất từ khác nhau của mỗi loại vật liệu sắt từ.
Trong các tính tốn về từ học, cấu trúc đơmen được xác định bằng việc cực tiểu hóa năng lượng vi từ, với năm số hạng của năng lượng vi từ:
• Năng lượng trao đổi
• Năng lượng dị hướng
• Năng lượng tĩnh từ
• Năng lượng Zeeman
• Năng lượng từ giảo
Để chính xác hóa việc xác định cấu trúc đơmen, các tính tốn về năng vi từ cịn được kết hợp với việc giải phương trình Landau-Lifshitz-Gilbert.