Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm văn tế nghĩa sĩ cần ruộc của nguyễn đình chiểu (chương trình ngữ văn 11) (Trang 67 - 81)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5 Giáo án thực nghiệm

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11, tập 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Tóm tắt những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu; xác định được đặc trưng thể loại văn tế.

- Phân tích được vẻ đẹp bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ nơng dân Cần Giuộc và thái độ cảm phục xót thương của tác giả, của nhân dân đối với họ.

- Phân tích được giá trị nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng hình tượng bi tráng thấm đẫm chất trữ tình, cao cả.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm, tóm tắt tác phẩm.

- Phân tích hình tượng nghệ thuật trong thể loại văn tế.

3. Thái độ:

- Nêu cao tinh thần xả thân vì chính nghĩa; tơn trọng tinh thần bất khuất của cha ông.

II. Chuẩn bị:

1. GV:

- Giấy A4: 70 tờ.

- Trình chiếu Prezi và powerpoint - Phiếu học tập: 35 phiếu.

- Text đánh giá: 35 HS

2. HS:

Đọc kỹ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong SGK và trước khi lên lớp.

III. Phương pháp, phương tiện dạy học:

1. Phương pháp:

- Phương pháp tổ chức hoạt động học tập: phương pháp đàm thoại, dạy học nhóm, dạy học tích hợp.

- Phương pháp tổ chức hoạt động bổ trợ: Tổ chức đọc sáng tạo, hoạt động trải nghiệm, trò chơi học tập, tổ chức rèn kĩ năng viết cho HS.

2. Phương tiện:

- Máy chiếu Projecter.

- Một số hình ảnh về Nguyễn Đình Chiểu, video.

IV. Tiến trình thực hiện

Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt

Bước 1: Khởi động (7 phút)

- Ổn định, kiểm tra:

- Trò chơi: Truyền mật thư. Cách chơi:

+ Chia lớp thành 4 đội.

+ Có 4 mẩu giấy, mỗi mẩu giấy ghi những câu văn trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

+ Đại diện của 4 đội lên nhận mật thư. Có 30 giây các đội trưởng đọc thông tin trong mật thư đó. Sau đó các đội trưởng sẽ về đội truyền tin cho 2 thành viên đầu biết nội

I- Khởi động

Tạo khơng khí vui vẻ trước khi học bài mới.

+ Yêu cầu của việc truyền tin là khơng được nói lớn, không được để lộ nội dung thư cho các đội khác biết. Nếu đội biết nội dung thư của đội bạn hoặc đội nêu đúng nội dung thư của đội mình sẽ là đội chiến thắng. Đội nào không nêu đúng nội dung thư là đội thua cuộc.

dung thư, rồi 2 thành viên vừa mới nhận tin lại truyền tin cho 2 thành viên tiếp theo, lần lượt cho đến hết thời gian quy định. Thành viên cuối cùng là người sẽ nói lên nội dung thư của đội mình.

Lời vào bài mới: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ, một nhà văn hóa lớn của

dân tộc. Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết:

“Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường. Chúng ta phải chăm chú nhìn, càng nhìn càng thấy sáng". Một minh chứng để thấy rõ điều này chính là

tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, được đánh giá

một bài văn tế hay nhất, bi tráng nhất trong văn học Việt Nam trung đại, được đặt ngang tầm với Đại cáo Bình Ngơ của Nguyễn Trãi.

Bước 2- Bài học mới

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác gia và tác phẩm (10 phút)

(Làm việc cá nhân)

Dựa vào SGK, giới thiệu vắn tắt về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu theo các gợi ý sau:

a) Cuộc đời

II- Bài học mới (45 phút)

1- Tìm hiểu tác gia và tác phẩm

a) Cuộc đời.

- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sau khi bị mù lấy hiệu là Hối Trai. Ông sinh tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Ơng xuất thân trong một gia đình nhà nho.

- Thời đại: Nguyễn Đình Chiểu sống trong thời kì đất nước có nhiều biến động, một thời kì “khổ nhục mà vĩ đại” của dân tộc. Đó là khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào năm 1858. Năm 1884 cả nước rơi vào tay giặc. Triều đình nhà Nguyễn quỳ gối làm tay sai cho giặc. Nhân dân dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước vùng lên chống kẻ xâm lược.

- Cuộc đời riêng: Nguyễn Đình Chiểu là người

gặp nhiều bất hạnh, mất mát trong cuộc đời. Năm 13 tuổi theo cha chạy loạn. Sau khi cha mất phải theo học nhờ một người bạn của cha. Ơng đỗ tú tài năm 1843. Năm 1846, ơng ra Huế

b) Sự nghiệp văn chương

học, chuẩn bị thi tiếp nhưng lúc sắp vào trường thi thì nhận được tin mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang (1849) và bị đau mắt nặng rồi bị mù.

- Sống trong thời kì hỗn loạn, hồn cảnh riêng đầy trắc trở nhưng tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu vẫn ánh lên những vẻ đẹp:

+ Nguyễn Đình Chiểu là người có nghị lực

phi thường, vượt lên số phận giúp ích cho đời. Bị mù nhưng ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân, sáng tác văn thơ. + Người có tấm lịng u nước sâu sắc. Cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm hờn, sơi sục ý chí chiến đấu. Khi thực dân Pháp tìm cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông khảng khái khước từ tất cả, thủy chung son sắt với dân với nước.

- Nguyễn Đình Chiểu mất 3/7/1888 tại Ba Tri,

Bến Tre. Đám tang của ông cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang, rất đơng học trị và đồng bào đến tiễn đưa người con ưu tú của dân tộc về với đất mẹ.

b) Sự nghiệp văn chương. - Tác phẩm chính:

+ Trước khi Pháp xâm lược: hai truyện thơ dài: Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu, đều nhằm mục đích truyền bá đạo lí làm người. + Sau khi Pháp xâm lược: Chạy giặc, Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ

điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư tiều y thuật vấn đáp. => Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, ca

- Nhận xét nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

c)Tìm hiểu hồn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

thái độ kiên trung của những con người thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

- Nghệ thuật thơ văn:

+ Văn chương trữ tình đạo đức.

+ Thơ văn mang vẻ đẹp tiềm ẩn trong tầng sâu của cảm xúc và suy ngẫm.

+ Đậm đà sắc thái Nam Bộ.

c) Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Khi thành Gia Định thất thủ Nguyễn Đình Chiểu về quê vợ tại Thanh Ba, Cần Giuộc. Ở

đây được một năm thì xảy ra cuộc kịch chiến giữa ta và giặc Pháp năm 1861. Tuy có chiến lũy phịng thủ Gia Định, nhưng quân đội triều đình chậm trễ, chần chừ trong việc ngăn cản sự tấn công của thực dân Pháp. Ngày 14.12.1861 chúng đánh úp ba xứ Cần Giuộc, Tân An, Gị Cơng.

- Hai hôm sau nhân đêm rằm, nghĩa quân của ba xứ nổi dậy đột kích quân Pháp đóng ở Cần Giuộc, nghĩa binh phá đồn giặc, giết chết tên quan hai Pháp và một số lính mã tà, nghĩa binh hi sinh khoảng 20 người.

- Cảm kích trước tấm lịng dũng cảm của nghĩa sĩ, tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, bạn của

Nguyễn Đình Chiểu nhờ ơng làm bài văn tế

những người nghĩa binh tử trận. Cuộc điếu tế làm ở Cần Giuộc với bài văn tế có tên Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Nhiệm vụ 2. Đọc diễn cảm. Tìm hiểu thể loại, bố cục (15 phút). (Làm việc cá nhân). a) Đọc diễn cảm (1-3 HS đọc nối tiếp)

b) Dựa vào SGK, hãy cho biết đặc điểm của thể loại văn tế.

điểm ấy đã khích lệ cao độ tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc và chiến đấu bảo vệ dân tộc. Đó là nỗi niềm xúc động cao độ của Nguyễn Đình Chiểu trước sự hi sinh của những người nông dân mộ nghĩa sau trận công đồn.

2-

a) Đọc diễn cảm.

Giọng đọc phù hợp với từng đoạn.

- Đoạn 1: cần đọc với giọng trang trọng khi khẳng định cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ.

- Đoạn 2: giọng đọc hồi tưởng, bồi hồi khi dựng lại chân dung nghĩa sĩ có nguồn gốc nơng dân; cần nhấn mạnh vào các từ: cui cút, phập phồng,

vấp vá, đen sì,..; các động từ mạnh như: ăn gan, cắn cổ; sự đối lập giữa các vế: chưa..chỉ biết,

vốn quen làm...chưa từng ngó,chẳng

phải...chẳng qua. Đoạn miêu tả bức tranh công

đồn cần đọc với giọng nhanh, dồn dập, tự hào. - Đoạn 3: cần đọc với giọng điệu trầm buồn, sâu lắng khi nói về đức hi sinh của những con người muốn được phục vụ lâu dài cho quê hương nhưng cuộc đời lại vô cùng ngắn ngủi.

- Đoạn 4: đọc với giọng thành kính, trang nghiêm khi kết thúc bài văn tế để nói lên mối cảm thương sâu nặng trong lòng tác giả và trong lòng nhân dân đối với các nghĩa sĩ.

b) Đặc điểm thể loại văn tế.

- Văn tế là một loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất.

c) Tìm hiểu bố cục của văn bản.

+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất.

+ Bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.

- Âm hưởng chung của bài văn tế là bi thương nhưng sắc thái biểu cảm ở mỗi bài có thể khác nhau. Giọng điệu văn tế nói chung là lâm li thống thiết, sử dụng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.

- Được viết theo nhiều thể: văn xuôi (Văn tế

Trương Quỳnh Như – Phạm Thái), thơ song thất

lục bát (Văn Chiêu hồn – Nguyễn Du), lục bát (Khóc những người bị hi sinh sau vụ Hà Thành – Khuyết danh), phú đường luật (Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu).

- Bố cục: 4 phần.

+ Mở đầu (Lung khời): luận chung về lẽ sống chết, thường khởi xướng bằng những từ

Thương ôi!, Hỡi ôi!.

+ Đoạn 2 (Thích thực): kể cơng đức, phẩm hạnh, cuộc đời của người đã khuất, thường bắt đầu bằng cụm từ Nhớ linh xưa.

+ Đoạn 3 (Ai vãn): nói lên niềm thương tiếc đối với người đã chết.

+ Đoạn 4 (Kết): bày tỏ lòng tiếc thương và lời cầu nguyện của người đứng tế.

c) Bố cục tác phẩm.

- Lung khởi (2 câu đầu) giới thiệu khái quát về thời cuộc và người nông dân nghĩa sĩ.

- Thích thực (câu 3-15) tái hiện chân thực hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ.

- Ai vãn (câu 16-28) lịng tiếc thương, đau xót, thái độ cảm phục của tác giả và nhân dân đối

Nhiệm vụ 3. Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ

Gợi dẫn:

a) Đọc đoạn Lung khởi và thực hiện nhiệm vụ:

- Giải thích từ khó, điển tích.

- Trải nghiệm tưởng tượng về hoàn cảnh lịch sử của dân tộc để giải mã các cụm từ, câu: “súng gặc đất rền”, “lòng dân trời tỏ”, “một trận nghĩa đánh Tây”,... b) Đọc đoạn Thích thực. - Hãy nói về nguồn gốc xuất thân và trang bị của những nghĩa sĩ trước khi bước vào trận đánh.

- Vì sao người nông dân lại trở thành nghĩa sĩ, sẵn sàng hi sinh quên mình ?

với người nghĩa sĩ.

- Kết (2 câu cuối) ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ.

3. Hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ

a) Đoạn Lung khởi

- Mở đầu “Hỡi ôi!” tiếng than lay động lòng người.

- Nghệ thuật:

+ Đối: Súng giặc đất rền >< lòng dân trời tỏ, mười năm >< một trận, còn >< mất.

+ So sánh: danh nổi như phao.

+ Hình ảnh khơng gian to lớn (đất, trời), các động từ mạnh (rền, tỏ).

=> Phác họa lại một thời đau thương nhưng anh hùng, tái hiện lại bối cảnh và tình thế căng thẳng của thời đại bão táp. Thể hiện rõ nét sự đối lập giữa thế lực ngoại xâm tàn bạo, xâm lược bằng vũ khí tối tân và ý chí kiên cường bất khuất của quân ta, đánh giặc bằng lòng yêu quê hương đất nước. Ý nghĩa khái quát về cái chết bất tử.

b) Phân tích đoạn Thích thực

- Nguồn gốc xuất thân và hoàn cảnh sống của nghĩa sĩ Cần Giuộc: Họ xuất thân từ những người nông dân chân lấm, tay bùn.

+ “Cui cút làm ăn”: làm ăn âm thầm, lặng lẽ. + “Toan lo nghèo khó”: quanh năm làm ăn vất vả mà vẫn đói rách.

- Từ “cui cút” không chỉ thể hiện hoàn cảnh sống cơ đơn, thiếu người nương tựa mà cịn thể hiện thái độ trìu mến, yêu thương của tác giả.

những người nghĩa sĩ giản dị, mộc mạc.

b) - Họ gắn bó với những cơng việc thường nhật: cuốc, bừa, cấy,“chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ” => Đó là người nơng dân ngàn đời trong xã hội phong kiến, quanh năm quanh quẩn bên lũy tre làng với cơng việc cày cấy của mình.

c) - Xa lạ với công việc nhà binh: tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ.

d) => Sự đối lập qua kết cấu câu văn càng nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của họ.

e) => Từ ngữ bình dị, quên thuộc, biện pháp liệt kê, đối lập; tác giả đã nêu bật được nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ. Họ là những người nông dân hiền lành, lam lũ, chưa hề biết đến chiến trận, binh đao.

- Lý do tư tưởng của người nông dân trở thành nghĩa sĩ: tinh thần yêu nước, trượng nghĩa. - Tình cảnh đất nước được cụ thể hóa:

+ “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng”: biết tin kẻ địch đến xâm chiếm nước ta đã lâu.

+ “Mùi tinh chiến vấy vá đã ba năm”: mùi tanh hôi của quân giặc đã lan tỏa khắp vùng đất. + “Bòng bòng che trắng lốp, ống khói đèn sì”: tàu chiến của giặc nghênh ngang trên khắp các con sông của dân tộc.

- Thái độ, lòng căm thù giặc của họ thức dậy, mạnh mẽ và quyết liệt:

+ “Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. + “Muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”.

=> Thái độ đó thể hiện truyền thống văn hóa yêu nước vẫn chảy trong mạch nguồn lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.

- Hãy tưởng tượng hình ảnh những người nghĩa sĩ trong đêm cơng đồn. Vì sao nói đây là “tượng đài nghệ thuật” ?

Gợi ý:

+ Những người nông dân đi đánh giặc trong điều kiện như thế nào?

+ Người nơng dân gặp phải những khó khăn gì?

+ Giữa những khó khăn đó họ ra trận với tinh thần chiến đấu như thế nào? + “Tượng đài nghệ thuật”? + Nhận xét nghệ thuật xây dựng hình tượng (âm điệu, ngôn từ, cảm xúc,..)?

=> Sử dụng cách so sánh giản dị nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ căm thù giặc, không thể khoan nhượng với động từ mạnh “ăn, cắn”. Cách nói này được chắt lọc từ lời ăn tiếng nói hàng ngày khiến hình tượng nghĩa sĩ gần gũi và chân thật. - Sự chuyển biến trong tình cảm và nhận thức của họ là sự trỗi dậy công dân khiến họ thành những người nghĩa sĩ. “Một mối sa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lịa, đâu dung lũ treo dê bán chó”. Họ có nhận thức đẹp đẽ sâu xa. Nhận thức của họ khơng phải do ngẫu hứng mà nó xuất phát từ sự thơi thúc bên trong. Chính tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã truyền cho họ sức mạnh. Họ hành động tự nguyện: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này ra xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hộ”.

- Có sự chuyển biến đó vì người nơng dân ý thức được chủ quyền dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với vận mệnh dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm văn tế nghĩa sĩ cần ruộc của nguyễn đình chiểu (chương trình ngữ văn 11) (Trang 67 - 81)