Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm văn tế nghĩa sĩ cần ruộc của nguyễn đình chiểu (chương trình ngữ văn 11) (Trang 82 - 97)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6 Kết quả thực nghiệm

3.6.2 Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm

Để khẳng định giờ học thực sự tạo được hứng thú cho HS, chúng tôi đã khảo sát HS thông qua 3 câu hỏi. Với câu hỏi thứ nhất khi hỏi về mức độ hứng thú của các em sau giờ học.

0 10 20 30 40 50 60

Điểm giỏi (%) Điểm khá (%) Điểm TB (%) Điểm yếu (%)

Lớp thực nghiệm

Bảng 3.2. Mức độ hứng thú của HS sau giờ thực nghiệm. Mức độ Số HS Rất hứng thú Hứng thú vừa Không hứng thú Không ý kiến 35 29 5 0 1 % 82.9 14.3 0 2.8

Bảng 3.2 đã tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của HS sau giờ thực nghiệm. Nhìn vào kết quả cho thấy, tỉ lệ số HS rất hứng thú với giờ học chiếm 82.9%. Điều đó cho thấy việc áp dụng các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đem lại hiệu quả cao, có

tính khả thi.

Ở 2 câu hỏi tiếp theo hỏi về “Mức độ tham gia các hoạt động trong giờ học của em như thế nào?” và “Các hình thức tổ chức dạy học trong giờ học em cảm thấy như thế nào?” thì hầu hết các em đều lựa chọn phương án tích cực, chủ động (chiếm 80%) và với các hình thức tổ chức dạy học đó các em đều rất thích (chiếm 85.7%). Và hầu hết các em đều nhận xét giờ học thực nghiệm là một giờ học sơi nổi, bổ ích, các em thích thú với những kiến thức mình khám phá và trải nghiệm. Như vậy, giờ học đã thực sự làm các em cảm thấy thích thú, khơng cịn cảm thấy nhàm chán khi học một tác phẩm cổ và đặc biệt đã làm biến chuyển một năng lực quan trọng ở HS, đó là năng lực hứng thú nhận thức.

Tiểu kết chương 3

Toàn bộ chương 3, chúng tôi dùng để soạn giáo án thực nghiệm: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Giáo án đã được thực nghiệm tại trường THPT Hải Đảo (Quảng Ninh) với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để thấy được tính khả thi của đề tài. Q trình thực nghiệm diễn ra nghiêm túc và tin cậy đã phản ánh thực tế; bằng các biện pháp tạo hứng thú, HS khơng chỉ nắm vững kiến thức bài học, tích cực tham gia học tập với tinh thần hào hứng mà cịn hình thành những năng lực cần thiết trong quá trình học tập của các em. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, không phải mọi phương pháp, biện pháp nào là “chìa khóa” vạn năng có thể đáp ứng mọi yêu cầu trong dạy học Ngữ văn cũng như đối với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Mỗi phương pháp, biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là chúng ta biết lựa chọn, kết hợp với nhau như thể nào để có hiệu quả tốt nhất và cũng phụ thuộc vào khả năng sư phạm của mỗi GV.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Để giải quyết những khó khăn trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc như hiện nay là một việc làm không đơn giản. Làm thế nào các

biện pháp đưa ra có thể áp dụng một cách khả thi, kích thích được hứng thú, khơi gợi, lưu giữ những giá trị văn học có trong tác phẩm, ni dưỡng tâm hồn các em; đó là điều cần giải quyết trong suốt quá trình triển khai luận văn. Với những vấn đề này chúng tôi đã đưa ra và giải quyết như sau:

- Nghiên cứu lí thuyết về hứng thú học tập nói chung và hứng thú học mơn Ngữ văn của HS nói riêng với những khái niệm, đặc trưng, các điều kiện tạo hứng thú trong môn Ngữ văn.

- Nghiên cứu tâm lí HS, đặc điểm về hoạt động học tập, đặc điểm về trí tuệ.

- Trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp nhằm tạo hứng thú cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc gồm các hoạt động giúp HS hiểu từ ngữ cổ và phương ngữ Nam Bộ; giúp HS hiểu được hoàn cảnh lịch sử VN nửa cuối TK XIX; giúp HS hiểu được văn hóa và tính cách Nam Bộ khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.

- Thực nghiệm và khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đưa ra.

Như vậy, việc tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là cần thiết. Nó giúp HS say mê học tập, chủ động và

sáng tạo với việc lĩnh hội tri thức, những giá trị văn học, giá trị dân tộc được HS biết đến và trân trọng, giúp cho văn học và cuộc sống, giữa hiện tại và quá khứ trở nên gần gũi hơn. Để HS thực sự hứng thú với tác phẩm, với những biện pháp đưa ra trong luận văn, GV cần phải vận dụng một cách hợp lí, nhuần nhuyễn, phối hợp hài hòa giữa các biện pháp để đem lại những hiệu quả tốt trong việc tạo dựng niềm yêu thích, sự hứng thú của HS với tính lâu

dài không chỉ trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà còn trong suốt

q trình học tập mơn Ngữ văn. GV phải thực sự mềm dẻo linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp dạy học, phương tiện, tâm lí HS để những biện pháp đề xuất thực sự phát huy hết ưu thế của nó bởi khơng một biện pháp nào là tốt nhất nếu không biết phối hợp linh hoạt. Đặc biệt người GV luôn cần học hỏi, trau dồi cho mình những kĩ năng, trình độ chun mơn, ln làm chủ trong mọi tình huống.

Kiến nghị:

Chúng tơi xin được đưa ra những đề xuất sau:

- Cần có những hoạt động bồi dưỡng vốn sống, vốn ngôn ngữ cho HS, để các em có thể tự chủ hơn trong quá trình tiếp nhận văn bản ở phương pháp đọc sáng tạo.

- Sử dụng thêm các câu hỏi nêu vấn đề để phát triển năng lực tư duy ở HS.Tăng cường hệ thống bài tập thực hành và bài tập sáng tạo,

- Hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo cần được trang bị đầy đủ hơn, thuận tiện hơn để đảm bảo cho việc dạy học của GV và HS, đảm bảo cho giờ học diễn ra với khí thế vui vẻ, hào hứng.

Tháng 10 năm 2016 NTT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn

bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Ngữ văn 11, tập 1. Nxb Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ văn 11, tập 1, sách giáo viên. Nxb

Giáo dục.

4. Nguyễn Bá Cường (2003), Một số biện pháp bồi dưỡng, phát triển hứng

thú, nhu cầu, thị hiếu, năng lực đọc tác phẩm văn chương của học sinh lớp 9 miền núi Lai Châu. Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

5. Nguyễn Đình Chú (1991), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. ĐHSP Hà Nội. 6. Nguyễn Viết Chữ (2015), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

trong nhà trường. Nxb Giáo dục.

7. Trần Trọng Dương (2010), “Vấn đề khai thác từ cổ qua hệ thống từ điển

và các văn bản chữ Nôm”, Tạp chí Hán Nơm (1), tr.1-20.

8. Lê Thị Giáo (1981), Bước đầu tìm hiểu hiện trạng hứng thú mơn văn của giáo sinh trường cao đẳng sư phạm Nha Trang. Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP

Hà Nội.

9. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

10. Nguyễn Thiện Giáp (1984), Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Đại học và

trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

11. Trần Văn Giàu (1983), Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam: tư tưởng yêu nước. Nxb Văn nghệ TPHCM.

12. Hoàng Xuân Hãn (1998), Văn Nôm và chữ Nôm thời Trần - Lê. Nxb

Giáo dục.

13. Nguyễn Ái Học (2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn.

Nxb Giáo dục Việt Nam.

14. Phạm Thị Mai Hương (2002), Con đường hướng dẫn học sinh khám

(Nguyễn Đình Chiểu) để nâng cao hiệu quả dạy và học. Luận văn Thạc sĩ,

ĐHSP Hà Nội.

15. Triệu Thanh Hương (2010), Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho

học sinh trong dạy học văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 – Chương trình nâng cao). Luận văn Thạc sĩ, ĐH Giáo dục.

16. Vương Lộc (2001), Từ điển từ cổ. Trung tâm từ điển học và Nxb Đà

Nẵng.

17. Luật giáo dục (2010). Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Ngọc San & Đinh Văn Thiên (2003), Từ điển từ Việt cổ. Nxb

Từ điển bách khoa.

19. Đặng Đức Siêu (2009), Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb ĐHSP. 20. Nguyễn Thị Tuyết (1981), Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập mơn văn

của học sinh lớp 10,11 ở trường THPT. Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

21. Trần Nho Thìn (2007), “Tiếp cận văn hóa đối với các tác phẩm văn học

trung đại trong chương trình SGK Ngữ văn 11 (bộ cơ bản)”, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (9), tr31-33.

22. Ngơ Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam.

Nxb Trẻ, TPHCM.

23. Nguyễn Ngọc Thiện (Tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Phạm Thị Thủy (2012), Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ Đường. Luận văn Thạc sĩ, ĐH Giáo dục.

25. Lại Thị Thương (2010), Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy

học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-tập 1). Luận văn Thạc sĩ, ĐH Giáo dục.

26. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt. Nxb văn hóa

thông tin, Hà Nội.

27. Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học. Nxb

28. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý học. Nxb văn hóa thơng tin,

Hà Nội.

29. A.G.Covaliop (1971), Tâm lí học cá nhân, tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. A.G.Covaliop (1971), Tâm lí học cá nhân, tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. A.P.P.Rimacopxki (1978), Phương pháp đọc sách. Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

32. G.I.Sukina (1973), Vấn đề hứng thú nhận thức trong giáo dục học. Bản

viết tay, Tài liệu dịch của tổ tư liệu ĐHSP Hà Nội.

33. I.F.Khalamop (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT HỨNG THÚ CỦA HS TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẨN GIUỘC

Các em HS thân mến!

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học CT Ngữ văn 11 nói chung và nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng,

chúng tôi muốn xin ý kiến của các em về thực trạng, hứng thú học tập của các em trong khi học tác phẩm này. Với các thông tin thu được, chúng tơi hồn tồn sử dụng vào mục đích nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn các em!

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên (nếu có thể):………………………………… …Giới tính:………… Lớp:……………………………………………………………………………. Trường:…………………………………………………………………………

NỘI DUNG

Em hãy đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của em nhất.

Câu 1. Em có hứng thú khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không?

 Không hứng thú  Hứng thú  Khơng có ý kiến  Rất hứng thú

Câu 2: Em có cảm nhận như thế nào khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

Mức độ Lí do

Khơng Rất ít Nhiều Rất nhiều

Bài học gần gũi, dễ hiểu.

nhàm chán.

Nội dung bài hay, ý nghĩa sâu sắc.

Được thể hiện ý kiến, quan điểm của mình một cách thoải mái, tự nhiên.

Có nhiều tư liệu phong phú.

Ý kiến khác (nếu có)………………… …………………….

Câu 3: Theo em để học tốt tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cần phải làm gì?

 Chỉ cần nghiên cứu văn bản và trả lời câu hỏi SGK kết hợp nghe giảng trên lớp.

 Tự học, tự đọc, sưu tầm các tài liệu liên quan đến bài học và tích cực tham gia các hoạt động học trên lớp.

 Tự học, tự đọc tài liệu mà không cần tham gia hoạt động học trên lớp.

Phụ lục 2

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ

NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA GV HIỆN NAY

Để phục vụ đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, chúng tôi rất mong muốn nhận được sự hợp tác giúp đỡ của các thầy cô bằng cách thực hiện một số câu hỏi dưới đây.

Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô!

THƠNG TIN CÁ NHÂN

Họ tên thầy(cơ):………………………………………………… ……………. Trường:…………………………………………………………………………

NỘI DUNG

Thầy(cô) hãy đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của mình nhất.

Câu 1: Trong quá trình dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thầy(cô) đã sử dụng các phương pháp như thế nào?

Tần suất Phương pháp Không sử dụng Sử dụng ít Sử dụng nhiều

Phương pháp dạy học theo nhóm. Phương pháp thuyết trình.

Phương pháp vấn đáp. Phương pháp nêu vấn đề.

Ý kiến khác (nếu có)………………… ………………………………………..

Câu 2: Sau khi dạy học tác phấm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thầy(cơ) có đánh giá như thế nào về chất lượng HS khi học tác phẩm?

Mức độ Tiêu chí

Tốt Khá Trung bình

Yếu

Hứng thú của HS trong giờ học. Khả năng cảm thụ tác phẩm. Khả năng tự học, tự đọc tài liệu. Kết quả học tập

Ý kiến khác (nếu có)……………………. …………………………………………….

Phụ lục 3

ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM SAU GIỜ THỰC NGHIỆM `(Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng).

Câu 1: Bố cục của một bài văn tế nói chung gồm những phần nào? A: Ai vãn, lung khởi, thích thực, kết.

B: Thích thực, lung khởi, ai vãn, kết. C: Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết. D: Lung khởi, ai vãn, thích thực, kết.

Câu 2: Giọng điệu chung của một bài văn tế là gì? A: Giọng bi tráng.

B: Giọng lâm li, thống thiết. C: Giọng đau thương.

D: Giọng trầm hùng.

Câu 3: Câu nào sau đây là đúng nhất?

A: Theo yêu cầu của các sĩ phu yêu nước, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế.

B: Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế.

C: Theo yêu cầu của triều đình Huế, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế. D: Theo yêu cầu của nhân dân và người thân các nghĩa sĩ, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế.

Câu 4: Câu nào đúng trong các câu sau:

A: Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dịng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, quyết tâm làm quân chiêu mộ.

B: Vốn chẳng phải qn cơ qn vệ, theo dịng nhà lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mong muốn làm quân chiêu mộ.

C: Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dịng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, quyết chí làm quân chiêu mộ.

D: Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dịng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

Câu 5: Cụm từ “trông tin quan như trời hạn trơng mưa” diễn tả ý gì?

A: Những người nông dân Cần Giuộc phẫn nỗ trước sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.

B: Những người nông dân Cần Giuộc hi vọng, tin tưởng vào việc làm của triều đình.

C: Những người nông dân Cần Giuộc mong ngóng trời mưa vì hạn hán. D: Những người nông dân Cần Giuộc mong mỏi tin tức của triều đình đến vơ vọng.

Câu 6: Dịng nào dưới đây diễn tả đúng khơng khí của trận đánh cơng đồn?

A: Khẩn trương, quy củ, sôi động.

B: Quyết liệt, sôi động.

C: Khẩn trương, quyết liệt, sôi động. D: Quyết liệt, mạnh mẽ, khẩn trương.

Câu 7: Điền cụm từ đúng vào chố trống cho nhận xét sau: “Lần đầu trong lịch sử văn học dân tộc có một………sừng sững về người nơng dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngồi đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước”.

A: Nhân vật điển hình. B: Nơng dân điển hình. C: Hình tượng điển hình. D: Tượng đài nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm văn tế nghĩa sĩ cần ruộc của nguyễn đình chiểu (chương trình ngữ văn 11) (Trang 82 - 97)