Bài tập trong dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác trong chương trình Toán lớp 11, Ban cơ bản (Trang 25)

1.2.1. Khái niệm bài tập trong dạy học phân hóa

Theo [14, tr. 17] “Bài tập là một tình huống kích thích địi hỏi một lời giải

đáp khơng có sẵn ở người giải tại thời điểm bài tập được đưa ra.” Như vậy theo định nghĩa trên thì khái niệm bài tập bao hàm:

o Chỉ có bài tập đối với người nào đó hay đối với tình huống nào đó.

o Mỗi bài tập đưa ra phải có lời giải phù hợp với nội dung bài tập đề ra.

o Lời giải gắn liền với tình huống của bài tập như một tình huống đặc trưng của bài tập mà người giải đã quen thuộc.

Việc giải bài tập có nhiều ý nghĩa:

o Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào bài toán cụ thể, thực tiễn.

o Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.

o Giúp học sinh tự kiểm tra mình về năng lực, trình độ kiến thức và khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế.

o Giúp giáo viên kiểm tra trình độ và sự tiếp thu của học sinh. Như vậy thông qua khái niệm bài tập ở trên chúng ta có thể hiểu

Bài tập phân hóa là những bài tập có ý đồ để những học sinh khác nhau có thể tiến hành những hoạt động khác nhau phù hợp với trình độ phát triển khác nhau của họ.

Qua việc thực hành các bài tập phân hóa học sinh sẽ bộc lộ rõ năng lực sở trường, điểm mạnh, điểm yếu về kiến thức, kỹ năng của họ. Có thể phân hóa bằng cách sử dụng các bài tập ở mức độ khó dễ khác nhau hoặc phân hóa về số lượng. Ngồi ra để kiến tạo một kiến thức, rèn luyện một kỹ năng, có thể học sinh này sẽ cần nhiều câu hỏi và bài tập hơn so với học sinh khác. Do đó, cần ra đủ liều lượng bài tập cho từng loại đối tượng.

1.2.2. Chức năng của bài tập trong dạy học

Mỗi câu hỏi hoặc bài tập được đưa ra vào thời điểm nào đó của quá trình dạy học đều ẩn chứa một chức năng khác nhau, tất cả chức năng này đều hướng đến các mục đích dạy học hiệu quả.

Trong dạy học mơn Tốn, bài tập có những chức năng sau:

1.2.2.1. Chức năng dạy học

Bài tập phân hóa nhằm hình thành, củng cố cho học sinh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học, với vai trị là giá mang hoạt động cho học sinh.

1.2.2.2. Chức năng giáo dục

Câu hỏi và bài tập có thể giúp cá thể hóa cách học một cách tối ưu, tạo điều kiện cho học sinh tự học và rèn luyện phương pháp học, phương pháp nghiên cứu khoa học bộ mơn. Do đó câu hỏi và bài tập hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, hứng thú học tập, ý thức vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống.

Câu hỏi và bài tập nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh, góp phần rèn luyện các thao tác trí tuệ, hình thành những phẩm chất tư duy khoa học.

1.2.2.4. Chức năng kiểm tra

Câu hỏi và bài tập nhằm đánh giá năng lực của học sinh, mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học, đánh giá khả năng độc lập học tốn và trình độ phát triển của học sinh.

Trong quá trình dạy học các chức năng trên không bộc lộ một cách rõ ràng riêng biệt và cũng không tách rời nhau. Việc nhấn mạnh chức năng này hay chức năng khác phụ thuộc vào việc khai thác các bài tập, vào năng lực sư phạm và phương pháp dạy học của giáo viên nhằm phục vụ có hiệu quả theo yêu cầu của từng tiết dạy cho từng đối tượng học sinh cụ thể. Ví dụ đối với học sinh đại trà chúng ta nhấn mạnh đến chức năng kiểm tra và chức năng dạy học, đối với học sinh khá giỏi chúng ta nhấn mạnh đến chức năng phát triển để phát huy năng lực của học sinh.

1.3. Thực trạng dạy học phân hóa ở trƣờng phổ thơng

Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất nhiều trong nhiều năm qua. Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học đã được tích cực hóa hoạt động của học sinh dưới sự điều khiển của giáo viên. Học sinh tích cực chủ động, tự giác tích cực, chủ động tìm tịi, phát hiện và giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu được. Nhưng những định hướng này mới chỉ đến được với giáo viên thơng qua tài liệu mang tính lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành, do vậy giáo viên đã có thực hiện nhưng vận dụng trên cơ sở khoa học.

Hiện tượng giáo viên đổi mới phương pháp dạy học chỉ để đáp ứng yêu cầu trước mắt, hình thức dạy học chưa phong phú và sự chuẩn bị bài giảng của giáo

Qua điều tra bằng phiếu và trao đổi trực tiếp với giáo viên chúng tôi thấy việc dạy mơn Tốn ở trường THPT cịn có một số vấn đề sau:

o Giáo viên dạy học chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, chỉ giảng giải, làm mẫu,... Giáo viên tập trung vào việc truyền đạt kiến thức sẵn có trong SGK và lệ thuộc nhiều vào tài liệu đó.

o Học sinh chủ yếu là nghe giảng, việc làm các bài tập chủ yếu dựa vào sự dẫn dắt của giáo viên. Do đó học sinh cịn thụ động chưa chủ động khám phá kiến thức.

o Hiện tượng dạy học đồng loạt, bình quân diễn ra khá phổ biến. Rất nhiều giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện những hoạt động như nhau, cùng thực hiện những bài tập giống nhau. Từ đó tạo ra sự nhàm chán trong học tập của học sinh. Rất ít giáo viên có thể tạo ra mơi trường học tập khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau.

o Trong quá trình soạn giáo án, phần lớn giáo viên chưa chú trọng đến nội dung kiến thức dành riêng cho từng đối tượng học sinh yếu và học sinh khá giỏi. Chưa dự kiến được các tình huống phát sinh và các phản hồi từ học sinh.

o Phần lớn giáo viên chưa soạn được hệ thống câu hỏi và bài tập phân hóa. Hệ thống câu hỏi và bài tâp chưa thực sự tỉ mỉ hoặc nếu có thì số lượng câu hỏi và bài tập để phù hợp với hoạt động trên lớp và hoạt động ở nhà còn nghèo nàn.

o Việc kiểm tra và đánh giá học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu phân hóa, chưa thực sự sát với đối tượng học sinh. Vì vậy thơng tin phản hồi mà giáo viên cần biết được khả năng, mức độ nhận thức của học sinh qua kiểm tra, đánh giá chưa thực sự chính xác.

Qua tìm hiểu, chúng tơi thấy ngun nhân của tình trạng trên là:

o Chưa có sự hướng dẫn cụ thể của ngành về dạy học theo định hướng phân hóa.

o Phân phối chương trình cịn áp đặt, cứng nhắc.

o Giáo viên chưa được bồi dưỡng về kiến thức dạy học phân hóa.

o Số lượng học sinh trong một lớp cịn q đơng, dẫn đến việc tổ chức các hoạt động cịn khó khăn.

1.3.1. Sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học phân hóa

Ngồi các phương tiện như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, ...., mơ hình các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, .... cũng cần được chú ý trong quá trình dạy học, nhất là dạy học phân hóa.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông giúp khả năng thực hiện cao trong quá trình học tập. Chúng ta có thể tạo cho học sinh mơi trường học tập đa phương tiện, giúp từng học sinh hoạt động phù hợp với đặc điểm tư duy của riêng mình, những học sinh khác nhau được tác động sư phạm khác nhau, được giao nhiệm vụ học tập với các mức độ khác nhau, phù hợp với từng cá nhân học sinh. Nếu có các phần mềm dạy học hỗ trợ, giáo viên có thể nắm bắt được các chi tiết diễn biến của hoạt động học tập của mỗi học sinh và xử lý kịp thời, giúp từng học sinh làm việc đúng khả năng, phù hợp với kiến thức, kỹ năng và nhịp độ làm việc của mỗi người. Nhờ sử dụng các phần mềm dạy học, mỗi học sinh trung bình thậm chí học sinh yếu kém cũng có thể hoạt động tốt hơn trong môi trường học tập. Giáo viên có điều kiện giúp được tất cả các đối tượng học sinh khác nhau rèn luyện năng lực sáng tạo, khả năng tự học, phương pháp học tập, do được giải phóng khỏi việc dạy học đồng loạt, thầy có thể đi sâu giúp đỡ học sinh cá biệt trong khoảng thời gian dài hơn. Với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin và truyền thông, các yêu cầu của dạy học phân hóa được thực hiện một cách có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cũng gặp nhiều khó khăn bởi vì thực tế có rất nhiều trường THPT chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học đa phương tiện. Thêm vào đó là cũng có một số lượng giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học có sử dụng cơng nghệ thơng tin.

1.3.2. Phân hóa trong kiểm tra, đánh giá

Trong q trình dạy học nói chung và dạy học phân hóa nói riêng thì kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là vơ cùng quan trọng. Nó đảm bảo mối liên hệ ngược, cung cấp thông tin phản hồi, giúp giáo viên điều chỉnh kịp thời việc dạy, giúp học sinh điều chỉnh cách học, hướng vào mục tiêu đào tạo bộ môn và hướng vào mục tiêu chung của nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá góp phần củng cố, đào sâu hệ thống hóa kiến thức phù hợp với mức độ và hứng thú nhận thức của các đối tượng học sinh khác nhau. Nó có tác dụng giáo dục đối với học sinh: Giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn trong học tập đối với những học sinh yếu kém; có ý thức đào sâu suy nghĩ, tư duy tích cực độc lập, sáng tạo, tính cẩn thận, tỷ mỉ, đối với học sinh khá giỏi.

Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, thông thường nhất là kiểm tra miêng, kiểm tra viết, kiểm tra bài làm của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh thơng qua q trình học tập ở trên lớp, .... Tuy nhiên sử dụng hình thức nào đi nữa thì các đề kiểm tra cũng phải thể hiện được tính phân hóa, ngồi những u cầu chung đối với đề kiểm tra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

o Câu hỏi và bài tập phải phù hợp với yêu cầu của chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sát với trình độ học sinh.

o Bên cạnh những bài tập hướng vào yêu cầu cơ bản cần có những bài tập đào sâu yêu cầu tổng hợp kiến thức một cách tổng quát, khuyến khích suy nghĩ tích cực ở các mức độ khó dễ khác nhau.

o Khai thác, huy động được những kinh nghiệm, vốn sống, hoàn cảnh cá nhân của người học.

1.4. Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này, chúng tôi đã đề cập được một số vấn đề sau:

 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về dạy học phân hóa: khái niệm về dạy học phân hóa, các cấp độ và hình thức dạy học phân hóa, quan điểm về dạy học phân hóa, ưu nhược điểm của dạy học phân hóa.

 Thực trạng vấn đề dạy học phân hóa mơn tốn ở trường THPT hiện nay : ưu, nhược điểm, vấn đề tồn tại của dạy học phân hóa.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÂN HĨA KHI DẠY PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG GIÁC TRONG CHƢƠNG TRÌNH TỐN LỚP 11 BAN CƠ BẢN 2.1. Các biện pháp dạy học phân hóa

2.1.1. Phân loại đối tượng học sinh

Sự hiểu biết của giáo viên về từng học sinh là điều kiện cần thiết để đảm bảo hiệu quả của q trình dạy học phân hóa.

Để tiến hành các hoạt động dạy học phân hóa, giáo viên cần có những biện pháp để tìm hiểu đối tượng học sinh, đặc biệt là về năng lực nhận thức, nhu cầu và hứng thú học tập của từng học sinh. Đối với những giáo viên đã từng dạy học sinh đó thì khơng có khó khăn gì, nhưng đối với những giáo viên mới nhận lớp thì cần có những biện pháp phù hợp để tìm hiểu năng lực nhận thức của học sinh như: lập bảng điều tra hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên đã từng dạy hoặc giáo viên chủ nhiệm,... Ngồi ra chúng ta cũng có thể dựa vào cách sau:

o Dựa vào kết quả học tập của kỳ trước hoặc năm học trước.

o Dựa vào bài kiểm tra chất lượng do chính giáo viên đó ra đề.

o Quan sát học sinh đó thơng qua q trình học tập ở trên lớp. ....

Dựa trên các thông tin thu thập được về từng học sinh, giáo viên có thể phân loại học sinh thành các nhóm đối tượng:

 Học sinh khá giỏi: có khả năng nhận thức nhanh, có kiến thức, kỹ năng tư duy vượt trội hơn hẳn so với những học sinh khác; có khả năng hồn thành mơn học một cách dễ dàng và có khả năng tự học cao.

 Học sinh trung bình: Có khả năng nhận thức được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học, hồn thành nhiệm vụ mơn học; nhưng chưa phát huy

được khả năng sáng tạo, năng lực của bản thân với những yêu cầu cao về kiến thức, kỹ năng; có khả năng tự học.

 Học sinh yếu kém: Có khả năng nhận thức, tư duy chậm; có nhiều “lỗ hổng” về kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn học; khó khăn để hồn thành nhiệm vụ mơn học; năng lực tự học cịn nhiều hạn chế.

Trong quá trình dạy học trên cơ sở đã hiều biết về từng đối tượng học sinh giáo viên có thể chia lớp học thành các nhóm đối tượng để thực hiện các biện pháp phân hóa trong giờ học. Tùy vào mục đích của từng giờ học, lớp học mà giáo viên có sự sắp xếp các nhóm học sinh cho phù hợp. Ví dụ giáo viên có thể chia thành các nhóm học sinh theo hai cách sau:

o Chia nhóm theo năng lực nhận thức, năng lực tư duy: Trong mỗi nhóm có học sinh cùng năng lực nhận thức, năng lực tư duy tương đối giống nhau. Theo cách này, giáo viên chia làm ba nhóm: nhóm học sinh khá giỏi, nhóm học sinh trung bình, nhóm học sinh yếu kém.

o Chia nhóm hỗn hợp: Trong mỗi nhóm có học sinh khá giỏi, trung bình yếu kém để chỉ bảo cho nhau.

2.1.2. Soạn bài tập phân hóa

Bài tập phân hóa được hiểu là những bài tập có ý đồ để những học sinh khác nhau có thể tiến hành những hoạt động khác nhau tùy vào năng lực của mỗi học sinh.

Hiệu quả đạt được của mỗi học sinh sau tiết học phụ thuộc vào rất nhiều vào giáo viên. Việc soạn và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa của giáo viên tốt sẽ đem lại hiệu quả cho từng tiết học và tạo được thách thức về mặt trí tuệ cho học sinh, cũng có thể giúp học sinh đạt được mức độ nhận thức cao hơn trong sự phát triển của các em học sinh. Để soạn được hệ thống bài tập phân hóa tốt nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học cần chú ý một số điểm sau:

o Xây dựng được nhiều bài tập phân hóa càng tốt, càng phân hóa thành nhiều mức độ càng tốt. Sau đó lựa chọn bài tập phù hợp cho từng đối tượng học sinh.

o Tăng số lượng bài tập yêu cầu sự nỗ lực của tư duy, giảm phần bài tập chỉ mang tính chất tái hiện thuần túy.

Ví dụ: Sau khi học xong bài “Phương trình lượng giác cơ bản”, giáo viên cho học

sinh làm bài tập sau Giải phương trình sau:

2

1

) sin 3 ; ) tan tan 0;

2

) 2cos 4 3; ) cot 2 tan 3 . 4 a x c x x b xd x x           

Trong ví dụ này, câu a) dành cho học sinh yếu áp dụng luôn công thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác trong chương trình Toán lớp 11, Ban cơ bản (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)