.1 Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình Sinh học cơ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống chương IV sinh sản, sinh học 11 trung học phổ thông001 (Trang 38 - 71)

Chủ đề Mức độ cần đạt được Ghi chú 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật a. Trao đổi nước ở thực vật + Kiến thức:

- Phân biệt được trao đổi chất giữa cơ thể với mơi trường và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

- Trình bày được vai trị của trao đổi nước ở thực vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào và tham gia vào các q trình sinh lí của cây. Thực vật phân bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước. -Trình bày được cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm ba quá trình liên tiếp: hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước; ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.

- Nêu được cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng.

- Trình bày được trao đổi nước phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

+ Kĩ năng: Biết được cách xác định cường

độ thoát hơi nước.

b. Trao đổi chất khoáng và nitơ ở thực vật

+ Kiến thức:

- Nêu được vai trị của ngun tố khống ở thực vật.

- Phân biệt được các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng. Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi ion khoáng ở thực vật (thụ động và chủ động).

- Nêu được 3 con đường hấp thụ nguyên tố khoáng: qua không bào, qua tế bào chất, qua thành tế bào và gian bào.

- Trình bày sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc đất và điều kiện mơi trường.

- Trình bày vai trò của nitơ, sự đồng hóa nitơ khống và nitơ tự do trong khí quyển. - Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng.

+ Kĩ năng: biết được cách bố trí một số thí

nghiệm về phân bón - Con đường hấp thụ khoáng cũng giống như con đường hấp thụ nước. - Ở rễ cây có nốt sần với vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định nitơ tự do. c. Quá trình quang hợp + Kiến thức:

- Trình bày được vai trị của q trình quang hợp.

lạp mang hệ sắc tố quang hợp.

- Trình bày được quá trình quang hợp ở thực vật C3 (thực vật ôn đới) bao gồm pha sáng và pha tối.

- Trình bày được thực vật C4 sống ở khí haụa nhiệt đới, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch, có hiệu suất cao. Nêu được thực vật CAM mang đặc điểm cây vùng sa mạc, có năng suất thấp.

- Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. - Giải thích được q trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng.

- Phân biệt được năng suất sinh vật và năng suất kinh tế.

- Trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo (ánh sáng của các loại đèn) có thể đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao.

+ Kĩ năng: Biết đặt thí nghiệm phân tích

các sắc tố chính.

d. Q trình hơ hấp ở thực vật

+ Kiến thức:

- Trình bày được ý nghĩa của hơ hấp: giải phóng năng lượng và tạo các sản phẩm trung gian dùng cho mọi quá trình sinh tổng hợp.

- Trình bày được ti thể (chứa các loại enzim) là cơ quan thực hiện quá trình hơ hấp ở thực vật.

- Trình bày được hơ hấp hiếu khí (trường hợp có ơxi xảy ra đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử, sản sinh nhiều ATP) và sự lên men (trường hợp khơng có ơxi tạo ra các sản phẩm lên men) - Trình bày được mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp.

- Nhận biết được hô hấp ánh sáng diễn ra ngoài ánh sáng.

- Q trình hơ hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.

+ Kĩ năng: Thực hành phân biệt được hiện

tượng hô hấp ở thực vật. - Liên hệ với bảo quản nông sản sau thu hoạch. 2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật + Kiến thức:

- Phân biệt trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với mơi trường và chuyển hóa vật chất năng lượng trong tế bào.

- Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và q trình chuyển hóa nội bào.

- Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa và hơ hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. - Nêu những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau, ý nghĩa của cân bằng đối với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH).

- Trình bày vai trị của các cơ quan bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau đối với nội cân bằng và cơ chế đảm bảo nội cân bằng (thông qua mối liên hệ ngược).

+ Kĩ năng: Thực hành các nội dung của

chương. 3. Cảm ứng ở

động vật

+ Kiến thức:

- Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân của môi trường do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ).

- Nêu được các kiểu hướng động.

- Nêu được cảm ứng là sự vận động sinh trưởng hoặc không sinh trưởng do sự biến đổi của điều kiện môi trường.

- Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động khơng sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể.

- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.

+ Kĩ năng: Làm được một số thí nghiệm

về hướng động (đất, ánh sáng, nước, hóa chất).

4. Cảm ứng ở động vật

+ Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật.

- Trình bày được sự tiến hóa trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình

độ tổ chức khác nhau (làm rõ các mức tiến hóa).

- Nêu được khái niệm điện sinh học, phân biệt được khái niệm điện tĩnh và điện động. Mô tả được sự dẫn truyền xung trên sợi trục (có bao mielin và truyền tin qua xinap).

- Nêu được khái niệm tập tính động vật, các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản,..).

Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, một số hình thức học tập ở động vật.

Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống.

+ Kĩ năng: Xây dựng được thí nghiệm tập

tính cho một số vật ni trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi.

5. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

+ Kiến thức:

- Phân biệt sinh trưởng, phát triển và mối liên hệ giữa chúng với nhau.

- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện mơi trường tới sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật, vai trò của các chất điều hòa sinh trưởng, phát triển.

Nồng độ cao sẽ gây hại

- Nhận biết được sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của sự phát triển ở thực vật Hạt kín.

- Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa., phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích chu kì quang có tác động đến sự ra hoa.

+ Kĩ năng: Ứng dụng kiến thức về chu kì

quang vào sản xuất nơng nghiệp.

cho cây, cho người và động vật (chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra ở miền Nam Việt Nam) 6. Sinh trưởng và phát triển ở động vật + Kiến thức:

- Nêu được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái khơng hồn tồn.

- Trình bày được ảnh hưởng của hoocmon đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Nêu được cơ chế điều hòa sinh trưởng và phát triển, nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến, những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.

+ Kĩ năng: Tìm hiểu được một số hiện

tượng sinh lí khơng bình thường ở người.

- Phân biệt các khái niệm cơ bản về sinh trưởng và phát triển ở động vật - Giải thích được một số bệnh xảy ra do hoocmon sinh trưởng khơng được điều hịa một cách bình thường.

7. Sinh sản ở thực vật

+ Kiến thức:

- Nêu được sinh sản vơ tính là sự sinh sản khơng có sự hợp nhất của các giao tử đực và giao tử cái (khơng có sự tái tổ hợp vật chất di truyền), con cái giống nhau và giống bố mẹ.

- Phân biệt được sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính, phân biệt được các hình thức sinh sản vơ tính.

- Trình bày được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.

+ Kĩ năng: Thực hiện được cách giâm,

chiết, ghép cành. 8. Sinh sản ở

động vật

+ Kiến thức:

- Trình bày được các khái niệm, các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.

- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vơ tính (ni mơ sống, cấy mô tách rời vào cơ thể, nhân bản vơ tính ở động vật).

- Nêu được khái niệm, phân biệt được các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật. Nêu được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật.

- Trình bày được cơ chế điều hịa sinh sản, những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và con người.

- Nêu được khái niệm tăng sinh ở động vật.

Phân biệt được sinh sản vơ tính và tái sinh các bộ phận của cơ thể. Nêu được các khái niệm về sinh sản hữu tính. Sự tiến hóa của các hình thức sinh sản ở động vật.

Phân biệt được điều khiển số con và điều khiển giới tính của đàn con ở động vật. - Nêu được vai trò của thụ tinh nhân tạo, nguyên tắc nuôi cấy phôi, khái quát các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống.

+ Kĩ năng: Ứng dụng các thành tựu nuôi

cấy mô trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Nêu các ví dụ trong thực tế về điều khiển số con, điều khiển giới tính. Kể một số thành tựu về nuôi cấy phôi trên thế giới và trong nước. *Nhận xét:

- Mỗi chương trong chương trình Sinh học 11 được chia làm 2 phần: Phần A – Sinh học cơ thể thực vật và Phần B – Sinh học cơ thể động vật. Mặc dù được chia làm 2 phần chung những các q trình sinh lí diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật có những điểm chung và có những điểm khác biệt.

Sự giống nhau trong chức năng sống chứng tỏ thực vật và động vật có nguồn gốc thống nhất. Sự khác biệt trong các chức năng sống nói lên sự đa dạng, sự tiến hóa thích nghi của động vật và thực vật với môi trường sống.

- Nội dung các bài trong chương trình SGK Sinh học 11 phần lớn được sắp xếp theo một cấu trúc chung: khái niệm và chức năng , sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng, cơ chế thực hiện chức năng, ảnh hưởng của môi trường đến thực hiện chức năng, ứng dụng các kiến thức vào đời sống và sản xuất.

SGK có nhiều kênh hình và kênh chữ phong phú, có nhiều câu hỏi và bài tập giúp phát triển năng lực quan sát, so sánh, phân tích , tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.

2.1.3. Phân tích cấu trúc và nội dung chương IV. Sinh sản, Sinh học 11 - THPT THPT

Chương IV giới thiệu về một trong những đặc tính cơ bản của cơ thể sống là sinh sản. Nội dung cơ bản là các khái niệm, quy luật, các giai đoạn và ứng dụng những kiến thức về sinh sản vào đời sống và sản xuất.

Chương IV được chia thành 2 phần: Phần A. Sinh sản ở TV

Phần B. Sinh sản ở ĐV

Tuy nhiên với cách chia phần như trên sẽ khó khăn để GV và HS có thể hệ thống được các đặc tính cơ bản của sinh sản được biểu hiện ở cả ĐV và TV. Vì vậy, khi tổ chức dạy học chúng tôi đã phân chia lại nội dung thành các chủ đề để phù hợp hơn với định hướng tiếp cận hệ thống. Cụ thể, chúng tối chia chương IV thành các chủ đề sau:

Bảng 2.2. Bảng nội dung chương IV. Sinh sản phân chia định hướng TCHT

Chủ đề Nội dung chính

Chủ đề 1: Sinh sản vơ tính - Khái niệm, đặc điểm, cơ sở tế bào học, vai trò của sinh sản, SSVT

- Các hình thức SSVT ở ĐV và TV

- So sánh SS sinh dưỡng nhân tạo và SS sinh dưỡng tự nhiên ở TV

Chủ đề 2: Sinh sản hữu tính - Sự hình thành hạt phấn và túi phơi - Q trình thụ phấn và thụ tinh - Sự tạo quả và kết hạt

- Sự chín của quả và hạt - Sự phân hóa giới tính

- Sự hình thành tinh trùng và trứng - Sự thụ tinh và tạo hợp tử

- Đẻ trứng và đẻ con

- Sự tiến hóa của SSHT ở sinh vật Chủ đề 3: Cơ chế điều hòa

sinh sản

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản ở TV và ĐV

Chủ đề 4: Ứng dụng trong đời sống và sản xuất

- Ứng dụng trong sản xuất như nhân giống, nuôi cấy mô, lai giống, điều khiển giới tính

- Ứng dụng trong đời sống như kế hoạch hóa gia đình, thụ tinh nhân tạo

2.2. Tổ chức bài học sử dụng tiếp cận hệ thống chương IV: Sinh sản

2.2.1 Con đường logic tổ chức dạy học theo định hướng TCHT

Chương trình và sách giáo khoa Sinh học 11 được biên soạn nhằm định hướng nghiên cứu tổ chức sống cấp sơ thể biểu hiện qua 4 đặc tính cơ bản: chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển và sinh sản.

Khi nghiên cứu một đối tượng sinh vật ở cấp độ cơ thể cần làm sáng tỏ mối quan hệ qua lại đảm bảo sự thống nhất trọn vẹn giữa các bộ phận, giữa

tồn thể với mơi trường.. Để đạt được khái niệm sinh sản khi dạy tiếp cận hệ

thống GV cần quy các biểu hiện hoạt động sống về các cơ chế, q trình, quy luật có cùng bản chất sinh học tương ứng của hệ cơ thể kết hợp cùng các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học.

Có 3 con đường logic trong dạy học Sinh học 11:

Con đường thứ nhất: GV dạy theo trình tự nội dung được sắp xếp trong

sách giáo khoa . Cuối cùng GV tổ chức cho HS hệ thống hóa, khái qt hóa, hình thành khái niệm sinh học đại cương về sinh sản.

Con đường thứ hai: GV xác định các tiêu chí biểu thị những hoạt động

sống tương ứng về bản chất sinh học của hệ cơ thể và tổ chức cho HS tìm hiểu, đối chiếu, so sánh nội dung từng tiêu chí đó biểu hiện ở cơ thể động vật và cơ thể thực vật.

Nhận xét: Dạy học theo định hướng tiếp cận hệ thống theo con đường thứ 2 chính là dạy theo từng chủ đề. Trình tự nội dung có thể khơng theo bố cục sách giáo khoa. Con đường này yêu cầu GV phải gia công lại tài liệu, SGK, thay đổi trật tự nội dung đồng thời yêu cầu HS cần có khả năng tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng, tổng hợp thông tin từ một phạm vi rộng hơn.

Con đường thứ ba: Áp dụng phép suy diễn tương tự, GV tổ chức cho HS

nghiên cứu phần A trước sau đó nghiên cứu tương tự cho phần B với những tiêu chí đã được xác định sau khi nghiên cứu phần A.

Để hình thành kiến thức mới, GV có thể sử dụng riêng rẽ 1 trong 3 con đường logic trên hoặc kết hợp cả 3 con đường trong một nội dung.

Tuy nhiên, GV cần kết hợp với các phương pháp tổ chức dạy học để rèn luyện năng lực cho HS, chẳng hạn: Dạy học theo nhóm, dạy học hợp tác, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống chương IV sinh sản, sinh học 11 trung học phổ thông001 (Trang 38 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)