Các thành tố của hệ thống sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống chương IV sinh sản, sinh học 11 trung học phổ thông001 (Trang 27 - 29)

- Thành phần: Theo phương pháp phân tích hệ thống thì thành phần là những bộ phận cấu tạo nên toàn thể, những bộ phận này được xác định bằng con đường phân tích tồn thể thành những bộ phận khác nhau. Khi nghiên cứu cấp độ TCS ta phải xác định đầy đủ các bộ phận cấu thành đồng thời phải chú ý mối liên hệ giữa các bộ phận bên trong của cấp độ TCS và mối liên hệ giữa hệ thống sống với môi trường.

- Cấu trúc: Cấu trúc của hệ chính là tổ chức bên trong bao gồm các bộ phận và cách thức tương tác giữa chúng. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố cấu trúc đã sinh ra động lực tự thân vận động, phát triển của hệ thống. Khi nói đến cấu trúc là nói đến các bộ phận có quan hệ với nhau tạo nên một hệ thống về mặt không gian.

- Cấu tạo: Là nói tới những bộ phận có quan hệ với nhau tạo nên một tồn thể về mặt khơng gian.

- Toàn thể: Các bộ phận của hệ kết hợp và tương tác với nhau làm phát sinh những thuộc tính mới khơng có ở bộ phận thành phần của hệ. Mức độ

Toàn Thể Thành phần Cấu Tạo Bộ Phận Hệ thống Cấu trúc

toàn vẹn của một cấp độ TCS cao bao giờ cũng cao hơn so với mức toàn vẹn của một cấp độ TCS thấp hơn. Sự tồn tại, phát triển của mỗi hệ thống được vận động điều hoà bởi sự phân huỷ và kiến tạo của các hệ cấu thành của cấp độ thấp hơn.

1.2.4. Ý nghĩa của dạy học Sinh học theo định hướng TCHT

Quán triệt quan điểm hệ thống trong nghiên cứu và dạy học Sinh học chính là sử dụng phương pháp tiếp cận cấu trúc - hệ thống.

Tiếp cận (approach) là cách đến gần một đối tượng để nghiên cứu đối tượng theo cách như thế nào, là hệ phương pháp để nghiên cứu một đối tượng. Cấu trúc là những mối liên hệ bền vững bên trong của một sự vật, quy định đặc tính của sự vật đó. Trong khái niệm cấu trúc cái toàn thể nổi lên so với bộ phận.

Tiếp cận cấu trúc - hệ thống là việc nghiên cứu khách thể với tư cách là một hệ thống bằng một hệ thống phương pháp. Hệ thống phương pháp này có bản chất là sự thống nhất giữa hai phương pháp phân tích cấu trúc và tổng hợp hệ thống một cách khoa học, phù hợp với quy luật tự nhiên.

Phương pháp phân tích cấu trúc là thao tác tư duy đi từ cái toàn thể đến cái bộ phận thông qua xác định thành phần và cấu tạo của hệ thống. Cách tiếp cận này giúp ta nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn các thơng số và đặc tính của hệ thống.

Phương pháp tổng hợp hệ thống là thao tác tư duy đi từ cái bộ phận đến cái tồn thể thơng qua việc xác định cấu trúc và hệ thống. Phương pháp này xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ tồn vẹn, thơng qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do sự tương tác hợp quy luật giữa các thành phần trong hệ thống từ đó tìm ra bản chất tồn vẹn của hệ thống.

Phân tích cấu trúc và tổng hợp hệ thống luôn gắn liền với nhau đem lại cách nhận thức biện chứng về mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Điều này có nghĩa là trong một hệ thống các yếu tố luôn được xem xét trong một chỉnh

thể thống nhất, thống nhất giữa các yếu tố trong hệ thống, thống nhất giữa các yếu tố của hệ thống với mơi trường (hình 1.2).[8]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống chương IV sinh sản, sinh học 11 trung học phổ thông001 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)