Xuất phát điểm của việc hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 30 - 38)

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Xuất phát điểm của việc hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong

trong dạy học lịch sử ở trường THCS

1.1.3.1 Mục tiêu dạy học

Luật Giáo dục đã nêu mục tiêu giáo dục chung là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và

trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học đi lên [17, tr. 17- 18]. Mỗi mơn học ở trường phổ thơng lại có mục tiêu cụ thể riêng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung.

Môn lịch sử ở trường THCS nhằm giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Đó là cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, tạo cho HS có năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Cụ thể học xong chương trình lịch sử trung học cơ sở, học sinh cần đạt được những yêu cầu sau đây:

Về kiến thức

HS biết được những nội dung tương đối có hệ thống về kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc từ khi con người xuất hiện đến nay, trải qua các hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp nhau trong sự phát triển xã hội hợp quy luật. Đồng thời, các em cần hiểu rõ những sự kiện quan trọng, những mơ hình xã hội tiêu biểu, lịch sử các khu vực (đặc biệt các nước trong khu vực) có ảnh hưởng, liên quan đến lịch sử nước ta. Bên cạnh đó, các em cịn hiểu biết lịch sử xã hội lồi người về các dân tộc một cách tồn diện trên các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục, tư tưởng.

Qua việc nắm vững kiến thức lịch sử, HS còn được trang bị những kiến thức quan trọng về phương pháp học tập bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình học tập.

Về tình cảm, thái độ, tư tưởng

Việc học tập bộ mơn lịch sử ở cấp THCS có tác dụng bồi dưỡng lịng u nước, tinh thần quốc tế chân chính ở HS. Các em có ý thức trân trọng đối với các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới và bảo vệ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó, hình thành những phẩm chất cần thiết của một thiếu niên, HS, chuẩn bị tư cách của một công dân tương lai (có thái độ tích cực vì

xã hội, vì cộng đồng, yêu lao động, sống nhân ái, ý thức kỉ luật và tuân theo pháp luật…).

Về kĩ năng

Thực hành các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ mơn, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập. Cụ thể: các kỹ năng học tập thực hành bộ môn như ghi chép, đọc sách - tài liệu tham khảo, vẽ bản đồ, sơ đồ, sưu tầm tài liệu …; các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn như liên hệ kiến thức quá khứ với hiện tại, rút ra bài học - kinh nghiệm lịch sử, hay nêu quy luật lịch sử một cách vừa sức; nêu và giải quyết vấn đề; trình bày nói và viết các vấn đề liên quan đến bài học.

Việc hướng dẫn HS làm bài tập thực hành trong dạy học lịch sử ở trường THCS cũng nhằm hướng tới mục tiêu dạy học nói chung và mục tiêu dạy học lịch sử nói riêng. Đó là: phải đảm bảo trang bị đầy đủ về kiến thức lịch sử, cũng như kiến thức về phương pháp học tập hiệu quả bộ môn; đặc biệt chú ý tới việc rèn luyện, phát triển các kỹ năng thực hành cho HS và qua đó giáo dục về tư tưởng, tình cảm cho các em.

1.1.3.2 Đặc trưng của kiến thức lịch sử

Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, không lặp lại, không thể khơi phục lại trong phịng thí nghiệm như nó đã tồn tại. HS chỉ nhận thức một cách gián tiếp thông qua các nguồn sử liệu để lại hoặc trên cơ sở phân tích, suy luận từ những sự kiện, hiện tượng tương tự.

Bên cạnh đó, lịch sử đã qua nhưng khơng hồn tồn biến mất mà cịn để lại “dấu vết” của nó qua kí ức của nhân loại (văn học dân gian, phong tục, lễ hội …) qua những thành tựu văn hóa vật chất (thành quách, nhà cửa, lâu đài, đình, chùa..), qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa, qua tên đất, tên làng, qua tranh ảnh, báo chí đương thời…Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử.

Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là tái tạo lịch sử. Điều đó có nghĩa là: cho HS tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ. Tạo ra ở các em những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện - hiện tượng - nhân vật lịch sử, trong bối cảnh thời gian, không gian và điều kiện lịch sử cụ thể.

Mặt khác, bản thân tri thức lịch sử rất phong phú và phức tạp, đòi hỏi HS khơng chỉ nhận biết bên ngồi mà phải tìm tịi phát hiện ra bản chất, tính quy luật và mối liên hệ bên trong để biết về quá khứ, hiểu sâu sắc hiện tại và nhận định được tương lai.

Do đặc trưng của kiến thức lịch sử như vậy, để HS nhận thức được lịch sử một cách tồn diện, khắc phục những khó khăn do đặc trưng bộ môn quy định, GV cần đưa ra những phương pháp nhằm giúp HS tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức lịch sử. Đồng thời, giúp các em chủ động vận dụng vốn kiến thức, hiểu biết của mình để giải quyết các nhiệm vụ học tập và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Việc yêu cầu HS làm các bài tập thực hành lịch sử và hướng dẫn HS giải quyết các bài tập thực hành là một trong những phương pháp không chỉ giúp các em biết được lịch sử diễn ra sinh động mà còn hiểu sâu sắc về lịch sử, đồng thời phát triển các kỹ năng thực hành bộ môn. Qua việc làm bài tập thực hành mà chính HS tự tạo ra những hình ảnh cụ thể về lịch sử và tự mình khám phá ra bản chất, quy luật, xu hướng vận động của các sự kiện, hiện tượng lịch sử; tự mình đánh giá chúng chứ khơng phải chủ yếu là ghi nhớ những điều nói trên từ sự trình bày của GV, từ SGK. Chỉ có như vậy, HS mới có niềm say mê, hứng thú học tập - một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông.

1.1.3.4 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh THCS

* Đặc điểm tâm lí của học sinh THCS

Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11, 12 đến 14,15 tuổi. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, thời kì chuyển từ thời thơ ấu

sang tuổi trưởng thành. Sự khác biệt cơ bản ở lứa tuổi HS THCS với các em ở lứa tuổi khác chính là “sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về mặt trí tuệ, đạo đức” [8, tr.28]. Hoạt động học tập được xây dựng lại một cách căn bản so với lứa tuổi HS tiểu học.

Các cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng: “ở thời kì đầu của lứa tuổi học sinh THCS chưa có kĩ năng về tổ chức tự học (các em chỉ tự học khi có bài tập hay nhiệm vụ được giao) sau chuyển sang mức độ cao hơn (độc lập nắm vững tài liệu mới, những tri thức mới)” [8, tr. 40].

HS THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Tính chất chủ định của lứa tuổi này được tăng cường, do đó trong q trình giảng dạy cần cho các em tri giác tài liệu, đồ dùng trực quan nhiều hơn HS trung học phổ thơng để kích thích khả năng ghi nhớ lơgic. Bên cạnh đó, sự phát triển chú ý của HS THCS diễn ra rất phức tạp: một mặt chú ý có chủ định bền vững được hình thành, nhưng mặt khác sự phong phú của những ấn tượng, sự rung động tích cực và rung động mạnh mẽ ở lứa tuổi này thường dẫn đến sự chú ý không bền vững. Nắm được những đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này, trong dạy học GV phải gây được hứng thú, sự chú ý bền vững của các em thì bài học mới có hiệu quả.

Hoạt động tư duy của HS THCS cũng có những biến đổi cơ bản. Do nội dung của môn học phong phú, phức tạp, đa dạng … đòi hỏi phải dựa vào tư duy độc lập, khả năng khái qt hố, trừu tượng hóa, so sánh, phán đoán … mới rút ra được kết luận. Vì thế, tư duy của HS THCS đã phát triển ở mức độ cao hơn học sinh bậc tiểu học. Qua mỗi năm học thì tư duy trừu tượng dần phát triển và chiếm ưu thế so với tư duy hình tượng - cụ thể. Do đó, dạy học phải tạo điều kiện để phát triển tư duy trừu tượng cho các em.

Đối với học sinh lớp 7, các em đang ở năm học thứ hai của cấp THCS, khả năng ghi nhớ lơgic, sự chú ý có chủ định và tư duy trừu tượng đã phát triển một bước so với lớp 6 - lớp đầu tiên của cấp học. Ở năm học này, đặc điểm tâm

lí của các em lứa tuổi thiếu niên đang hình thành nhưng chưa hồn thiện. Tuy nhiên điều này lại có ý nghĩa quan trọng cho các năm học sau và làm cơ sở, nền tảng cho việc học tập ở cấp THPT.

Như vậy, HS THCS nói chung và HS lớp 7 nói riêng có trình độ nhận thức và tư duy đã phát triển từ hình tượng, cụ thể sang trừu tượng nhưng đó là sự phát triển chưa bền vững. Vì thế để tư duy trừu tượng trở thành một thuộc tính mang tính bền vững thì khơng thể thiếu vai trò định hướng, điều khiển và hướng dẫn của GV. Việc hướng dẫn HS làm bài tập thực hành trong dạy học lịch sử chính là một biện pháp quan trọng, có ưu thế, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, kích thích tư duy học tập tích cực của HS và góp phần đạt được mục đích dạy học.

* Đặc điểm nhận thức lịch sử của học sinh

Nhận thức của con người là sự phản ánh hiện thực khách quan mà Lênin đã khái quát: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn. Như vậy nhận thức của con người bao giờ cũng đi từ trực quan sinh động, tức là sự phản ánh thực tiễn vào đầu óc mình (nhận thức cảm tính) đến q trình nhận thức suy lý - hiểu rõ bản chất, khái niệm của hiện thực (nhận thức lý tính).

Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức của HS cũng tuân thủ theo quy luật nhận thức đó. Nhưng do đặc trưng của bộ môn, nên nhận thức của HS có những nét khác biệt. HS khơng phải trực tiếp khám phá thế giới khách quan, mà các em chỉ nhận thức lại hiện thực khách quan đã được con người nhận thức - đó là các tri thức khoa học của nhân loại. HS nắm bắt các sự kiện, hiện tượng lịch sử chủ yếu thơng qua các tài liệu. Q trình nhận thức lịch sử của HS bắt đầu từ tri giác tài liệu, sự kiện lịch sử, hình thành mối liên hệ tạm thời trong não. HS vận dụng những thao tác như nghe, quan sát, tri giác tài liệu sự kiện, hiện tượng lịch sử để từ đó hình dung, tưởng tượng lại những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Nhưng đây mới chỉ là giai đoạn nhận thức cảm tính, các

em chưa nhận thức sâu sắc, chưa hiểu được mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, chưa thấy được bản chất của chúng. Muốn vậy, HS phải chuyển sang giai đoạn nhận thức lý tính với các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái qt hóa…

Nhìn chung, việc hình thành kiến thức lịch sử là quá trình vận động nhận thức của HS đi từ chưa biết đến biết, từ biết đến hiểu biết bản chất, nắm vững những quy luật phát triển của lịch sử và vận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống. Song q trình này khơng diễn ra một cách tự nhiên mà phải có sự chỉ bảo và hướng dẫn của GV.

Trong dạy học, vai trò hướng dẫn, chỉ đạo của GV và vai trị tích cực, chủ động của chủ thể HS thể hiện sự thống nhất biện chứng của quá trình giảng dạy và học tập. HS là đối tượng của quá trình dạy học, việc học tập của HS là quá trình nhận thức dưới sự điều khiển, hướng dẫn, tổ chức của GV và việc giảng dạy của GV hỗ trợ, tạo điều kiện cho HS học tập tốt. HS chỉ thể hiện vai trò chủ thể của mình khi GV coi trọng việc dạy cho HS cách học và tự khám phá tri thức mới hơn là truyền đạt kiến thức. Chính sự định hướng, hướng dẫn một cách khoa học của GV cho HS khi tiến hành giải quyết các bài tập thực hành sẽ giúp các em phát huy được những năng lực tư duy độc lập, tự lực chiếm lĩnh tri thức và làm biến đổi bản thân một cách tích cực.

Xét về mặt lý luận dạy học thì việc hướng dẫn HS làm bài tập thực hành là bản thân quá trình dạy học, nó là một khâu khơng thể thiếu trong q trình vận động kiến thức làm cho giai đoạn nhận thức lý tính của HS tốt hơn. Hiệu quả của quá trình dạy học được phản ánh tập trung ở kết quả của quá trình nhận thức của người học. Vì vậy nghiên cứu các đặc điểm quá trình nhận thức của HS trong học tập nói chung và học tập Lịch sử nói riêng là cơ sở xác định những yêu cầu và quy trình thực hiện các khâu trong dạy học - đặc biệt là khâu hướng dẫn HS làm bài tập thực hành nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.

Vấn đề đổi mới và hoàn thiện PPDH trên thế giới đã được đặt ra từ lâu. Hiện nay, do q trình tồn cầu hóa, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học kĩ thuật thì việc đổi mới giáo dục nói chung, PPDH nói riêng càng trở nên cấp thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới; đặc biệt là một quốc gia đang trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như Việt Nam.

Trong Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2010 đã ghi rõ ở điều 28.2: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [17, tr. 2].

Mục tiêu này địi hỏi hoạt động giáo dục (trong đó có giáo dục lịch sử) phải thực hiện theo ngun lí “học đi đơi với hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn. Đồng thời nó cũng quy định phương pháp giáo dục ở nhà trường phổ thơng phải có khả năng “phát huy tính

tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [17, tr. 22].

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã nêu rõ về đổi mới PPDH như sau :

“Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn lực là nhân tố quyết định

sự phát triển đất nước trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy và học, phát triển tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 30 - 38)