Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 96)

2.6 Thực nghiệm sư phạm

2.6.3 Nội dung thực nghiệm

- Để kiểm tra tác dụng của các phương pháp hướng dẫn HS làm bài tập thực hành đối với việc nhớ, hiểu kiến thức và rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn của HS, chúng tôi đã quyết định chọn bài 17 “Ôn tập chương II và chương III” làm nội dung thực nghiệm.

2.6.4 Phương pháp tiến hành thực nghiệm

Sau khi thăm dò ý kiến của HS và trao đổi thống nhất với các GV trong tổ bộ môn, chúng tôi đã quyết định chọn lớp 7 V1 là lớp thực nghiệm, lớp 7 V2 là lớp đối chứng. Đây là các lớp được lựa chọn theo nguyên tắc chất lượng, trình độ nhận thức, môi trường học tập, lứa tuổi, số lượng… không có sự khác biệt nhiều. Lớp thực nghiệm dạy theo giáo án mà tác giả luận văn soạn, còn lớp đối chứng dạy theo giáo án bình thường - GV không hướng dẫn cụ thể các bước làm bài tập thực hành cho HS.

Qua giờ thực nghiệm chúng tơi có một số nhận xét như sau: HS chú ý, tích cực xây dựng bài; tìm hiểu, trả lời các câu hỏi, bài tập GV đưa ra một cách nghiêm túc, có chất lượng và khơng khí lớp học rất hào hứng, sơi nổi, thân thiện.

tôi tiến hành kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức và kĩ năng làm bài tập thực hành của HS với nội dung và phương pháp như nhau (câu hỏi kiểm tra - xem phần phụ lục). Thực hiện chấm bài ở cả hai lớp, tổng kết số liệu thì chúng tơi có kết quả sau đây:

2.6.5 Kết quả thực nghiệm

* Về mặt định tính: Thơng qua quan sát để đưa ra những đánh giá đối

với HS khi làm đề kiểm tra về tinh thần, thái độ, hứng thú kiểm tra, năng lực tư duy, tính độc lập trong học tập, khả năng sáng tạo, ý thức làm bài…

* Về mặt định lượng: Đề kiểm tra được đánh giá dựa theo hệ thống các

mục tiêu về giáo dưỡng, giáo dục và kỹ năng. Cụ thể:

- Đề kiểm tra đạt được mục tiêu quan trọng nhất là củng cố, nắm vững kiến thức cơ bản của các nội dung đã học.

- Thông qua việc làm các bài tập mà HS được rèn luyện kỹ năng làm bài, kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liên hệ thực tiễn và đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng thực hành bộ mơn.

* Thu thập và phân tích kết quả thực nghiệm:

Sau khi tiến hành cho HS làm đề kiểm tra theo đúng quy trình, chấm bài theo thang điểm đã quy định, xếp loại HS ở các mức là giỏi (9 10 điểm), khá

(7  8 điểm), trung bình (5  6 điểm) và yếu - kém ( 0  4 điểm). Các đề

kiểm tra đối chứng của GV vẫn được thực hiện bình thường, chúng tơi tiến hành phân tích và thấy được sự phân hóa kết quả của HS ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là khá chênh lệch:

Bảng thống kê số điểm bài kiểm tra thực nghiệm học sinh

Loại nhóm Lớp Số HS

Kết quả thực nghiệm

Khá giỏi Trung Bình Yếu Số HS % Số HS % Số HS %

Đối chứng 7V2 38 20 52,6 15 39,5 3 7,9 + Ở lớp thực nghiệm (7V1): kết quả nhìn chung cao hơn ở lớp đối chứng. Cụ

thể tiến hành thực nghiệm với tổng số 40 HS: điểm khá - giỏi có 32 HS tương ứng với 80 %, điểm trung bình có 7 HS tương ứng với 17,5% và điểm yếu là 1 HS tương ứng với 2,5 %.

+ Ở lớp đối chứng (7V2): Ở các lớp đối chứng kết quả thấp hơn thực

nghiệm. Cụ thể trong tổng số 38 HS, điểm khá - giỏi có 20 em tương ứng 52,6%, điểm trung bình có 15 em tương ứng với 39,5 % và điểm yếu kém có 3 tương ứng với 7,9 %. Về sự phân bố tỷ lệ thuận với kết quả ở các lớp thực nghiệm.

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, thể hiện như sau:

- Tỉ lệ % HS yếu, kém của các lớp thực nghiệm luôn thấp hơn so với lớp đối chứng.

- Tỉ lệ % HS đạt trung bình, khá giỏi của lớp thực nghiệm ln cao hơn lớp đối chứng.

Nhận xét chung:

- Theo kết quả của thực nghiệm giúp chúng tơi bước đầu có thể kết luận rằng HS ở lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn ở lớp đối chứng sau khi sử dụng phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất.

- Ở lớp thực nghiệm số HS phát biểu xây dựng bài nhiều hơn hẳn so với lớp đối chứng. Hoạt động độc lập của HS có hiệu quả cao, kĩ năng thực hành: lập bảng thống kê, vẽ sơ đồ, sử dụng lược đồ, quan sát, phân tích, phán đốn, so sánh và các kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh ở lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng.

- Khơng khí lớp học, các em thường tranh luận về cách giải quyết các bài tập một cách tích cực. Chứng tỏ khi sử dụng các bài tập thực hành thí

nghiệm kết hợp với các kĩ thuật dạy học hiện đại đã kích thích tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho các em trở thành người chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

Qua kết quả thực nghiệm trên cho thấy HS ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn khi trả lời câu hỏi kiểm tra, chứng tỏ rằng các em nắm vững kiến thức và mức độ hiểu bài sâu hơn. Như vậy việc thiết kế bài học trên lớp theo hướng tích cực hóa, phát tính độc lập nhận thức của HS kết hợp với các bài tập lịch sử hợp lý góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn lịch sử.

* * *

Trong chương này, chúng tơi đã trình bày nội dung và phương pháp triển khai quá trình thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và khẳng định tính khả thi của đề tài. Chúng tôi đã:

1. Tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp thuộc khối 7 của trường THCS Việt Úc Hà Nội trong học kỳ I năm học 2012 – 2013.

2. Xử lí kết quả 1 bài kiểm tra theo phương pháp thống kê toán học làm cơ sở để khẳng định tính hiệu quả và khả năng áp dụng bài tập lịch sử trong dạy học phần lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trung học cơ sở.

3. Khẳng định chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Các kết quả thực nghiệm thu được đã xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong q trình thực hiện mục đích nghiên cứu, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

- Chúng tôi đã hệ thống các phương pháp đổi mới PPDH nói chung và dạy học lịch sử nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS; trong đó tập trung nghiên cứu và sử dụng bài tập vào dạy học Lịch sử ở trường THCS.

- Điều tra thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS, kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng các bài tập lịch sử vẫn còn hạn chế. Việc rèn luyện các kỹ năng thực hành cho HS thông qua việc làm các bài tập chưa thực sự được chú trọng và thường bị tách rời khỏi phương pháp truyền thụ kiến thức.

- Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung chương trình lịch sử lớp 7 phần lịch sử Việt Nam, chúng tôi xác định được nội dung kiến thức có thể sử dụng bài tập lịch sử vào giảng dạy, từ đó định hướng để biên soạn hệ thống bài tập thực hành lịch sử.

- Thông qua phiếu điều tra tham khảo ý kiến của GV và HS đồng thời kết hợp với kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu đã chứng tỏ tính hiệu quả và khả thi của đề tài, khẳng định được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu.

- Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành lịch sử là một biểu hiện của việc đổi mới các PPDH theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Nó vừa có tác dụng tích cực hóa nhận thức và rèn luyện các năng lực thực hành bộ môn cho HS. Tuy nhiên việc hướng dẫn HS làm bài tập thực hành có hiệu quả khi nó được GV biên soạn và sử dụng theo đúng nguyên tắc quy trình chặt chẽ. Yếu tố quan trọng là bài tập lịch sử phải đảm bảo tính vừa sức của HS. GV là người biên soạn và trực tiếp quyết định chất lượng bài tập, nó địi hỏi mỗi giáo viên phải

có sự tâm huyết với nghề, nâng cao năng lực chuyên môn, thiết kế nhiều dạng bài tập sinh động, hấp dẫn; kết hợp sử dụng khéo léo, linh hoạt các PPDH.

2. Khuyến nghị

Trên thực tế nghiên cứu và các kết quả thực nghiệm liên quan đến quá trình hướng dẫn HS làm bài tập thực hành, tác dụng của bài tập thực hành trong dạy học lịch sử lớp 7 chúng tôi nêu lên một số kiến nghị sau:

- Phân phối chương trình lịch sử lớp 7 hiện nay cịn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, số tiết làm bài tập, ơn tập cịn rất ít. Vì vậy nên bố trí một số tiết thích hợp để tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập và chữa bài kiểm tra thực hành.

- Hiện nay sách tham khảo, sách bài bài tập cho GV và HS của bộ môn lịch sử cấp THCS đã có nhưng cịn ít. Vì vậy nên có những sách bài tập chú trọng tới rèn luyện các kỹ năng thực hành cho HS trong quá trình học tập mơn Lịch sử.

- Phương hướng đổi mới của tồn ngành giáo dục hiện nay là dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của HS trong học tập. Vì vậy khi biên soạn và sử dụng các loại bài tập GV nên hướng theo phương hướng đó nhằm bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng, kiến thức cho HS hiệu quả nhất. Thường xuyên kết hợp sử dụng bài tập trong dạy kiến thức mới trên lớp việc này có ý nghĩa lớn trong việc cho HS tự tìm tịi, tự chiếm lĩnh tri thức, ngoài ra GV giao các bài tập thực hành về nhà có chất lượng, thường xuyên kiểm tra, đánh giá bài tập của HS. Nếu GV thực hiện được cả việc giảng dạy trên lớp tốt, biên soạn, sử dụng, kiểm tra bài tập của HS thường xuyên thì sẽ là yếu tố nâng cao hiệu quả dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông.

- Đối với mỗi GV cần chú trọng thực hiện vai trị biên soạn các bài tập có chất lượng, tổ chức, hướng dẫn, Có kiến thức chun mơn vững vàng, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, thường xuyên cập nhật xu hướng mới trong giáo dục.

- Chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 7 thuộc 1 trường THCS, mỗi lớp 1 tiết học nên việc đánh giá kết quả đề tài chưa mang tính khái quát cao. Đề tài cần được nghiên cứu tiếp trên diện rộng để có cơ sở đánh giá chất lượng của các bài tập lịch sử, từ đó có biện pháp để điều chỉnh cho phù hợp với trình độ HS và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của GV và HS.

Trong điều kiện thời gian nghiên cứu và thử nghiệm còn hạn chế nên bản luận văn này chắc chắn cịn nhiều khiếm khuyết. Chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cơ giáo, các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp để luận văn này ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Thị Côi - Phạm Thị Kim Anh (1994), “Hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (6), tr.13-14.

2. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh (2009), Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Côi - Chủ biên (2010), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở (Phần LSVN). Nhà xuất bản Giáo dục

Việt Nam.

5. Nguyễn Thị Cơi (Chủ biên) - Trịnh Đình Tùng - Trần Viết Thụ (2011),

Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử. Nhà xuất bản Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

6. N.G Đairi (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. Nhà xuất bản Giáo

dục, Matxcơva.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Phạm Văn Đồng (1990), Về vấn đề giáo dục và đào tạo. Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Lê Văn Hồng - Chủ biên (2009), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Đặng Thành Hưng (2001), Lý luận dạy học hiện đại. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. I.F Khalamơp (1979), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào.

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

13. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng - Chủ biên (1999), Phát huy tính tích

cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Sách bồi dưỡng thường

xuyên chu kỳ 1997 – 2000, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

14. Phan Ngọc Liên, Trần văn Trị (1992), Phương pháp dạy học lịch sử.

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

15. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) - Nguyễn Thị Côi - Trịnh Đình Tùng (2010), Phương pháp dạy học lịch sử (tập 1). Nhà xuất bản Đại học sư phạm,

Hà Nội.

16. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) - Nguyễn Thị Cơi - Trịnh Đình Tùng (2010), Phương pháp dạy học lịch sử (tập 2). Nhà xuất bản Đại học sư phạm,

Hà Nội.

17. Luật giáo dục (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

18. Trần Đức Minh, Đặng Công Lộng (1994), “Thực hành trong môn lịch

sử”, Nghiên cứu Giáo dục (6).

19. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học (tập 1). Nhà xuất bản

giáo dục, Hà Nội.

20. Hoàng Phê - Chủ biên (1992), Từ điển tiếng Việt. Viện khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận học đại cương (tập 1). Trường cán

bộ quản lý giáo dục và đào tạo Trung ương I, Hà Nội.

22. N.V.Savin (1983), Giáo dục học, Tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 23. Trần Quốc Tuấn (2002), Bài tập trong dạy học lịch sử phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

24. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học hiện đại. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

25. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới.

26. Vũ Ánh Tuyết (2009), “Phát triển năng lực thực hành cho học sinh trung

học phổ thông trong dạy học lịch sử”, Tạp chí Giáo dục (216).

27. Từ điển Tiếng Việt (1997), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Linh Thị Vinh (2000), Sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử Việt Nam,

lớp 8 trung học cơ sở. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp

dạy học lịch sử. Trường đại học Sư phạm Hà Nội.

29. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,

Hà Nội.

30. Nguyễn Như Ý - Chủ biên (2008), Đại từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản

PHỤ LỤC 1

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Bài 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ (1009 – 1400).

- Biết được những thành tựu chủ yếu về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt ở thời Lý, Trần, Hồ.

2. Về tư tưởng

- Củng cố và nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, lòng biết ơn đối với tổ tiên, anh hùng đã hy sinh vì đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trường trung học cơ sở (Trang 96)