Tượng người nữ

Một phần của tài liệu Giáo trình Hình hoạ (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 62)

5 .Vẽ tai

3. Tượng người nữ

3.1. Đặc điểm hình dáng cơ thể nữ:

Vẽ 2 hàng, mỗi hàng có 8 ơ theo chiều thẳng đứng, mỗi ô vuông là 1 đơn vị đẩu. Chọn đường giữa làm tâm đới xứng. Tính từ trên xuống đơn vị thứ nhất là vị trí đầu, đơn vị thứ 2 là cổ và ngực, đơn vị 3 là từ ngực tới eo, đơn vị 4 từ eo đến xương chậu, đơn vị 5 từ xương chậu tới giữa đùi, đơn vị 6 từ giữa đùi đến gối, đơn vị 7 từ gối đến giữa bắp chân và đơn vị thứ 8 tính từ giữa bắp chân đến gót chân.

Phương pháp này áp dụng vẽ cho cả nam và nữ, quan trọng là xác định chiều cao của 1 đơn vị đầu của mỗi đối tượng cần vẽ.

3.2. Thực hành vẽ tượng nữ: Các bước thực hiện giống như vẽ tương nam.

Yêu cầu: Dựa vào phương pháp phác họa cơ thể người và tượng người nữ có sẳn, tiến hành vẽ tượng sao cho đúng với tỷ lệ đã học. Đầu tiên ta xác định các điểm sau đó nối các điểm lại với nhau ta có khung hình vững và cân đối tiếp theo là tạo đường nét mềm mại cho hình được sống động.

59 Yêu cầu: Dựa vào phương pháp phác họa cơ thể người và hình người mẫu có sẳn, tiến hành vẽ sao cho đúng với tỷ lệ cơ thể người mẫu và theo tư thế thực tế của người mẫu. Đầu tiên ta xác định và vẽ trục hướng theo tư thế nghỉ, xác định các điểm sau đó nối các điểm lại với nhau ta có khung hình vững và cân đối tiếp theo thêm vào phần bóng cạnh bên của cơ thể và tạo đường nét mềm mại cho hình được sống động, đều chỉnh hình cho phù hợp cân đối với mắt nhìn.

3.3. Sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:

Tỷ lệ của các bộ phận trên tượng, chú ý cách vận động của các khớp xương, bạn sẽ nhìn thấy được cách mà xương và cơ di chuyển. Điều này khơng chỉ áp dụng cho con người mà cịn với bất cứ một con vật hay sinh vật có cấu tạo xương.

Bố cục khơng đều, khi có sẵn tất cả những yếu tố và ghép chúng lại với nhau. Bố cục chung của một tác phẩm là rất quan trọng.

Việc chọn lựa bố cục bị ảnh hưởng bởi kích thước, góc độ, phối cảnh và nền trước hoặc sau. Kỹ năng cơ bản này sẽ ngày càng được vận dụng nhiều khi đi sâu vào quá trình sáng tạo.

Bóng xuất hiện bị lệch khi thiếu đi ánh sáng, vì thế ln có một bên của vật thể được chiếu sáng nhiều hơn những phần khác. Theo lý thuyết thì đúng nhưng khi áp dụng vào thực tế thì sẽ hơi khác một tí.

Câu hỏi cuối bài:

1/ Trình bày đặc điểm hình dáng cơ thể nam, nữ để dựng hình?

2/ Vận dụng kiến thức đã học thực hành dựng hình tượng nam tồn thân? 3/ Vận dụng kiến thức đã học thực hành dựng hình tượng nam tồn thân?

60

BÀI 4: HỌA DÁNG NGƯỜI KHOÁC TRANG PHỤC Mã Bài: MĐ11-04

Giới thiệu:

Họa dáng người khoát trang phục là nội dung quan trọng trong mơn hình họa. Để hồn thành được tốt một bản vẽ trong thiết kế thời trang khơng phải là khó, nhưng đối với các học sinh sinh viên lần đầu tiếp xúc với bộ môn họa hình vẽ người mẫu khốt trang phục thì tương đối khó và ít có ai hồn thành được tốt, vì phải quan sát khơng chỉ tỷ lệ cơ thể người mà còn trang phục, độ nhăn của vải, độ gấp của vải dựa vào thư thế của người vần vẽ. Nên những bài học đầu tiên yêu cầu người học phải tiếp cận tượng thạch cao, nhằm giúp cho các em dễ dàng tiếp cận và có cái nhìn bao qt hơn.

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được kỹ thuật phác họa và kỹ thuật tả chất dáng người khoác trang phục;

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn bố cục bài vẽ đúng tỷ lệ, hình dáng, cấu trúc;

+ Vẽ đúng tỷ lệ hình dáng, đặc điểm cấu tạo dáng người khoác trang phục; + Vẽ hồn chỉnh dáng người khốc trang phục.

- Năng lực tự chủ và trách niệm:

+ Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa; có trách nhiệm thực hiện an tồn cho dụng cụ, thực hiện an tồn vệ sinh cơng nghiệp;

+ Xác định được nguyên nhân và phương pháp khắc phục của một số sai hỏng thường gặp khi họa dáng người khốc trang phục;

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung chính: 1. Kỹ thuật phác họa:

Đây là một qui tắc hữu ích tạo được dáng vẻ thoải mái trong tư thế đứng. Đường cân của sức nặng chống trên một bàn chân và cẳng chân. Phần chịu lực nặng của cơ thể làm nghiêng phần xương chậu.

Phần đầu, cổ, tay và phía chân khơng chịu trọng lượng cơ thể dành cho việc sáng tạo một loạt tư thế đứng thoải mái khác nhau.

61 Vẽ phần chân chịu trọng lượng, kế tiếp vẽ phần lồng ngực hơi nghiêng về phái chân trọng lượng.

2. Kỹ thuật tả chất:

Khi nói tới nghệ thuật tạo hình chúng thường nghĩ ngay tới yếu tố đầu tiên là đường nét, màu sắc, hình khối nhưng ít khi đề cập tới một yếu tố khác không kém phần quan trọng đó là Chất. Dù là hội họa, đồ họa hay điêu khắc thì tất cả các loại hình này đều cần phải có sự rung cảm về chất, sau đó các yếu tố tạo hình mới làm tơn cái chất đó lên. Chất vừa là một khái niệm cụ thể, vừa là một khái niệm trừu tượng. Cụ thể khi ta hiểu Chất là chất liệu, là cái hữu tình, cái có thể sờ được, thấy được và trừu tượng khi chất là cảm giác về chất, là chất cảm của sự vật.

Trong nghệ thuật đồ họa Chất là một đặc trưng của ngơn ngữ tạo hình và là yếu tố chủ đạo trong cảm hứng sáng tác. Khi sáng tác đôi khi chú trọng yếu tố này, lúc thì thiên về yếu tố kia để biểu lộ tư tưởng, tình cảm của mình. Điều đó dẫn đến sự khác nhau đặc trưng về cách nhìn nhận và cảm giác trước sự vật và hiện tượng, làm nảy sinh những tư tưởng và phong cách riêng trong quá trình sáng tác, đem lại sự phong phú cho mỗi sản phẩm. Những yếu tố này tổ chức lại theo một kết cấu nào đó tạo nên sản phẩm biểu hiện thơng qua ba hiệu quả: tả chất, diễn chất và tạo chất.

3. Phương pháp ký họa dáng người: 3.1. Đặc điểm vẽ ký họa: 3.1. Đặc điểm vẽ ký họa:

- Ký họa là hình thức vẽ nhanh, nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất. Đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật, con người.

- Ký họa cũng là để tập quan sát, nhận xét hình dáng, kích thước, đậm, nhạt của cảnh vật. Cảm thụ vẻ đẹp của mọi vật xung quanh, giúp cho bài học vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài được tốt hơn

3.2. Các bước vẽ ký họa:

a. Bước khái quát đầu tiên:

Ở bước này thì bạn nên vẽ thật là nhẹ tay. Vì chúng ta cịn phải thực hiện bước thứ hai chồng lên bước đầu tiên. Bạn nên cầm bút chì nghiêng với mặt giấy, lực ở cổ tay và khớp vai phải thả lỏng. Bạn cũng không nên cầm bút chì quá chặt. Với các nét vẽ sai và vẽ thừa bạn có thể để lại. Bởi trong rất nhiều

62 trường hợp thì những nét vẽ sai bên dưới lại tạo hiệu quả rung của hình thể làm cho bài vẽ của bạn trở nên mềm mại hơn.

b. Bước phân tích hình khối:

Đây là bước thứ hai trong cách ký họa dáng người dành cho người mới bắt đầu. Ở bước này bạn tập phân tích hình khối. Có thể bài vẽ của bạn sẽ thô cứng, nhưng khơng sao cả. Thà thơ cứng cịn hơn là vẽ hời hợt.

Bạn cần tạo khối trong bức tranh ký họa dáng người của mình.

Bạn cứ trình bày hết các ý tưởng của mình ra mặt giấy. Và bạn cần nắm một nguyên tắc là phác dày và xốp với những nét phía bên tối. Cịn bên sáng thì phác những nét thưa và mỏng thôi nhé. Và bạn cũng cần dựng kỹ đường giáp ranh giữa sáng và tối.

c. Bước thứ 3:

Ở bước này bạn thực hiện các nét vẽ đậm nhạt. Và bạn không nên lên bóng của từng chi tiết nhỏ. Mà nên lên bóng những diện tích lớn trước. Bạn nên nối liền tồn bộ vùng tối thành một tuyến đường lớn. Để bức tranh ký họa được tách làm hai phần sáng và phần tối.

Ban đầu thì bạn nên vẽ tranh với hai sắc độ. Khi tranh đã rõ về các hình thể thì bạn mới thêm các nét đậm nhạt để tạo nên hồn cho bức tranh. Bức tranh có khối nghiêng như thế nào thì nghiêng theo những hướng đó.

63 Hình 4.1

Trong khi vẽ cần thường xuyên nheo mắt để nhìn tương quan của bức tranh. Trong lúc vẽ bạn luôn phải nheo mắt hoặc vẽ xong một phần rồi để ra xa để nhìn thấy tương quan. Điều này khá quan trọng vì nó giúp bạn đánh giá bài vẽ một cách khách quan. Ở bước này bạn cứ vẽ thô và hạn chế dùng tẩy nhé. Bạn chỉ dùng tẩy khi có phần nào đó sai q. Bởi vì khi có cục tẩy bên canh, bạn không thể mạnh dạn vẽ được.

64 Ở bước cuối cùng này bạn cần phải tập luyện thật nhiều về sắc độ. Bạn cần quan sát thật kỹ và tinh tế để có được một bàn tay khéo léo. Bức tranh ký họa của bạn sẽ trở nên có hồn hơn.

4. Vẽ dáng người trong lớp:

4.1. Đặc điểm hình dáng cơ thể người:

- Tư thế xoay người: Khi xoay dáng các đường then chốt cần được thể hiện. Nếu xoay q gắt thì có thể thể hiện cả hai mặt trước và sau.

Sau khi vẽ trục hướng theo tư thế nghỉ. Do tư thế quay hướng nhìn, phần lồng ngực và phần khung chậu sẽ hẹp hơn phần ở tư thế nhìn thẳng. Thêm vào phần bong cạnh bên của lồng ngực và xương chậu, Các phần bong mờ này cho thấy mặt phía trứơc trong tư thế một bên. Vẽ dáng tay và nghiêng eo song song với khung chậu theo hướng vẽ. Sau đó vẽ phần chân và bàn chân chịu lực. Sau khi có khung hình vững và cân đối, ta tạo đường nét mềm mại và sống động.

- Tư thế khom người: Đây là tư thế phá vỡ nguyên tắc. Vai giữ nguyên trong khi xương chậu lại nghiêng. Các biến cách của tư thế này từng được xem là hình ảnh tạo mẫu chính. Vẽ và đánh dấu đường cân theo tỷ lệ cơ thể, vẽ đầu hơi nghiêng về một phía của đường cân. Vẽ chân và bàn chân chịu lực, chú ý phần khuỵu gối. Đặt tay và chân ở vị trí mà ta muốn. Sau khi có khung hình vững và cân đối, ta tạo đường nét mềm mại và sống động.

- Tư thế cạnh bên: Đây là tư thế ít chi tiết nhất, ta không thể dựa vào đường cân của bộ xương nữa mà phải dung đường cạnh bên làm chức năng tương tự. Phần lồng ngực giờ đây thể hiện bằng một đường xuyên so với đường cân. Phát triển phần lồng ngực bằng phần nách. Sau đó vẽ dạng khung chậu và phần ngang eo. Vẽ chân chịu lực và bàn chân cũng như hình bàn tay chống lên hơng. Điều chỉnh hình cho phù hợp cân đối với mắt nhìn.

4.2. Thực hành vẽ dáng người: Vẽ dáng chuyển động

Bước 1: Để học vẽ nhân vật chuyển động, bước đầu tiên là vẽ trục chuyển động rồi phác thảo hình người que (stick figure) giống như khi bạn vẽ nhân vật trong tư thế đứng/ngồi yên. Như thường lệ, bạn cần kiên trì thực hành. Quan sát trong cuộc sống đời thường bằng cách tham dự các trận thi đấu thể thao hoặc đến cơng viên, nơi có nhiều người tụ tập ở đó. Xem phim võ thuật và chiếu chậm cảnh phim nếu cần. Bạn sẽ sớm nắm vững những chuyển động tinh tế của con người, chẳng hạn như họ đặt tay chân ở đâu, xoay vặn thân người như thế nào,…

65 Hình 4.2

Bước đầu tiên để có cảm giác về chuyển động. Đó là đơn giản hóa hình ảnh thành một vài hình phác cấu trúc bên trong dạng đơn giản. Như hình người que, là bước tương tự như khi bạn vẽ người dáng tĩnh. Như thường lệ, hãy tiếp tục luyện tập, luyện tập, và luyện tập nhiều hơn nữa.

Bước 2: Hãy xem một số tài liệu vẽ. Nhận ra cái nào là hình vẽ tốt, rồi quay trở lại quan sát đời sống thực xung quanh. Hãy đến sân xem một trận bóng đá, hay đến cơng viên quan sát người ta tập thể dục. Bạn sẽ sớm nhận ra được cách cử động của người cũng như những phần cơ thể chuyển động nhanh như bàn tay, bàn chân, cách người ta lắc hông…

Khi quan sát và luyện tập nhiều sẽ rèn luyện cho bạn trí nhớ về dáng người. Cùng với sự hỗ trợ của những hình ảnh nghiên cứu, từ những hình phác tạo hình đơn giản phía trên, bạn có thể phác thảo chuyển động giống với tỷ lệ cơ thể người mà mình muốn tạo.

66 Hình 4.3

Bước 3: Bí quyết để tránh làm hình vẽ bị cứng, đó là hình dung ra một đường trục dáng (line of action) chạy xuyên qua cơ thể người. Đường trục dáng này xuất phát từ đỉnh đầu, đi ngang qua cổ, xuống đến cột sống, rồi chạy ra ngồi (dĩ nhiên, khơng cần q rập khuôn khi dựng những đường này). Thông thường, các tư thế chuyển động đều có dạng đường cong chữ C hoặc chữ S khi nhân vật cúi, xoay, vặn hoặc nghiêng người. Các góc nghiêng sẽ càng lớn hơn khi nhân vật chạy nhảy hoặc té ngã.

Nhờ sử dụng đường trục dáng, bạn tạo vẻ tự nhiên, sinh động hơn cho nhân vật chuyển động. Sử dụng kết hợp đường trục dáng với người que (stick figure) để phác thảo khung xương, rồi sau đó “đắp” thịt và cơ bắp cho nhân vật. Khiến cho nhân vật như đang bước ra khỏi trang giấy hay màn hình.

67 Hình 4.4

Dựa vào phương pháp ký họa cơ thể người, tiến hành vẽ hình của người thật, có thể ký họa hình dáng bạn học cùng lớp theo đúng với tỷ lệ và theo tư thế thực tế của người mẫu. Đầu tiên ta xác định và vẽ trục hướng theo tư thế nghỉ, xác định các điểm sau đó nối các điểm lại với nhau ta có khung hình vững và cân đối tiếp theo thêm vào phần bóng cạnh bên của cơ thể và tạo đường nét mềm mại cho hình được sống động, đều chỉnh hình cho phù hợp cân đối với mắt nhìn.

4.3. Sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:

- Xác định sai chất liệu thể hiện. Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định trên bề mặt bạn dùng, ví dụ giấy hoặc vải, ranh giới của đối tượng bạn mong muốn. Lý do là vì rất dễ dàng khi bạn bắt đầu với đơi chân ở dưới khung hình và sau đó phát hiện ra rằng bạn chỉ có thể hồn thành phần đầu của bức hình khi bạn nới rộng thêm khung.

- Không xác định khung trước khi vẽ, chú ý đến cách đo để vẽ. Hãy thử và đặt hình của bạn vào một khung hình chữ nhật/hình vng và nhẹ nhàng phác thảo nó trên bề mặt để bạn có thể dễ dàng sửa đổi hoặc xóa nét vẽ sau này. Sử dụng các kỹ thuật đo lường để đảm bảo chúng là chính xác nhất có thể.

- Bạn cần lãng quên tất cả những nếp nghĩ bạn đã định hình từ trước về hình dạng con người nên được trơng như thế nào. Hãy quan sát và vẽ lại những gì bạn nhìn thấy, khơng phải những gì bạn nghĩ rằng bạn nên thấy. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là sai lầm số một của hầu hết họa sĩ vẽ phối cảnh khi mới bắt đầu.

68 - Khi vẽ hồn thành phác thảo các thành phần chính thì đây là lúc bạn bắt đầu gắn kết mọi thứ lại với nhau. Đây cũng là thời điểm hết sức quan trọng khi bạn cần suy nghĩ và thử nghiệm cách thức khắc họa các chiều không gian.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hình hoạ (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)